Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Tìm thấy Thiên Chúa nơi vực thẳm: Khi nhà tù trở thành nơi hoán cải

000wb5mse1636166602883
 STEPHANE DE SAKUTIN / AFP


Với sự trợ giúp từ các
Cha tuyên úy tận tụy, Ánh Sáng tìm được lối vào, và Chúa Thánh Thần xoay chuyển tâm hồn.

Cha Éric Venot-Eiffel biết cách quan tâm đến những người đang thiếu thốn nhất về mặt thiêng liêng. Vị linh mục này đã biến ý tưởng của Chân phước Pierre Claverie thành của riêng mình: “Chúng ta trở thành những Kitô hữu hơn bao giờ hết khi chúng ta đặt cuộc đời của mình vào lằn ranh nơi mà nhân loại đang bị tổn thương.”

Cùng với nhiều đóng góp khác nhau, Cha Venot-Eiffelvốn một tình nguyện viên của tổ chức Little Brothers of the Poor vào thời sinh viên, tuyên úy tại một cơ sở chăm sóc giảm nhẹ từ năm 2001 đến 2005, và tuyên úy của một nhà tù ở miền Tây nước Pháp (2012-2020). Đặc biệt là Cha đã viết về sứ vụ gần đây nhất của mình, một sứ vụ vừa khó khăn vừa sáng chói, trong cuốn sách thứ hai của mình, Derrière les hauts murs (“Phía sau những bức tường cao”).

Cái nhìn vượt xa những hành động

Với một cụm từ trong Tân Ước là phương châm duy nhất của mình -Nếu lòng bạn kết tội bạn, hãy biết rằng Thiên Chúa còn vĩ đại hơn lòng bạn” (x. 1Ga 3,20) - vị mục tử này đã dành tám năm gặp gỡ các tù nhân để mang lại cho họ niềm an ủi,nơi họ, vị mục tử này cũng khám phá ra rằng: phía sau những hành vi đáng xấu hổ đó là vết tích về phẩm giá của họ trong tư cách là con cái Thiên Chúa.

Đó thường là một nhiệm vụ gian khổ hay có vẻ vô ích, nhưng hoa trái mà nó mang lại đôi khi được biểu lộ một cách mạnh mẽ, như trong bức thư dưới đây mà Cha đã trích lại từ một tù nhân mà Cha đã gọi cách mộc mạc là “R”:

“Chúng tôi chẳng còn nhuệ khí, bị tước đoạt mọi thứ, cô độc nơi phòng giam của mình. (…) Vào các buổi sáng Chúa Nhật, khi Thánh lễ đến, đó là sự giải thoát, giây phút chia sẻ, hiệp thông, niềm vui khi được ở bên nhau (…) Nhờ vị linh mục, tôi đã học được cách tha thứ. Với tôi, việc mong muốn một ai đó tha thứ cho chúng ta mà chúng ta không tha thứ cho chính mình là điều vô nghĩa. Tôi mang ơn Cha, mang ơn các Kitô hữu và mang ơn Tin Mừng về sự biến đổi này.

Từ cái “vũ trụ của đau khổ và đêm tối” này, Cha Eric, người tự coi mình là người “chuyển thông ân sủng”, chia sẻ một số chứng từ cảm động nhằm minh chứng việc có thể giải thoát ai đó ra khỏi quá khứ của họ để “được tái sinh từ trên cao” (x. Ga 3,3).

Từ bóng tối đến sự sống

Ví dụ, “P” nhớ lại lần đầu tiên Cha Eric đến phòng giam của anh ấy:

“Cuối cùng, Cha đã nói với tôi rằngNhân danh Thiên Chúa, tôi tha thứ cho anh về mọi điều dữ mà anh đã làm.Và tôi đã khóc. Vị linh mục đã chữa lành trái tim và linh hồn của tôi (…) Tôi cảm thấy mình đang ở trong một thế giới mới. Thiên Chúa, với tất cả lòng thương xót của Người (…) đã chào đón tôi với vòng tay rộng mở.”

Cha Eric cũng trích dẫn những lời của “B,” 45 tuổi, một người có vấn đề về tâm thần nghiêm trọng đã dẫn đến việc anh ta sát hại người mẹ của hai đứa con của mình:

“Tôi đã tiếp cận Cha tuyên úy nhà tù Công giáo (…). Chúng tôi biết rằng mình đang được đồng hành nhờ vào những con người được thúc đẩy bởi một quyền lực bí nhiệm đầy lòng nhân từ: là Thiên Chúa. (…) Tôi vẫn không biết mình là ai, ngoại trừ việc tôi còn hơn cả tội lỗi của mình. (…) Tôi biết rằng Thiên Chúa có thể dìu dắt tôi.”

Đây là một lời tri ân tuyệt đẹp dành cho tất cả những Kitô hữu, những người được thúc đẩy bởi đức tin không lay chuyển vào Thiên Chúa và vào nhân loại, để đến với những ai dường như không còn khuôn mặt con người nữa, nhưng lại được Thiên Chúa thăm viếng và nâng đỡ.

Tác giả: Raphaëlle Coquebert - Nguồn: aleteia.org (21/11/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

420    22-11-2021