Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Trở lại đời sống kitô hữu bình thường, ca ngợi và tạ ơn

Trở lại đời sống kitô hữu bình thường, ca ngợi và tạ ơn

Ở các nước giàu có trên thế giới, vi rút đang rút lui trước khi có vắc xin.

Tạ ơn Chúa!

Tại một số nơi, đời sống giáo xứ và các thánh lễ đang trở lại bình thường. Nhiều người công giáo, đặc biệt ở các nhà xứ, họ hài lòng: điều quen thuộc đang trở lại.

Nhưng trước khi trở về với những cách quen thuộc mình, chúng ta nên xem lại. Một hình thức bình thường mới có thể phù hợp với phúc âm nhiều hơn so với điều bình thường và quen thuộc.

Thiêng liêng và phàm trần

Xuyên suốt vũ trụ, hầu hết các tôn giáo đều có sự phân biệt rạch ròi giữa thánh thiêng và điều đơn sơ, giữa thiêng liêng và phàm trần, giữa tôn giáo và thời thượng, bình thường.

Một là tuyệt vời, cái kia “chỉ ở đó”, chuyện hàng ngày chỉ là “vứt đó”.

Tôn giáo có đặc điểm là lâu dài và trang trọng, thế giới bao quanh chúng ta vẫn khô héo dù đó là nơi chúng ta sống, chúng ta làm việc.

Sự phân biệt này không giống với thuyết nhị nguyên luân lý, một thế giới thiện và ác đang chiến tranh, như, lúc này lúc khác trong lịch sử, người Manikêô lưỡng nguyên đã sống với nó, đã thấm nhập vào kitô giáo.

Nó cũng giống như khi chúng ta dùng áo quần: có những bộ để làm việc hàng ngày, tiện lợi và thực tiễn, có những bộ dành cho những dịp lễ lạc trọng đại, bộ vía đẹp nhất để mặc trong những dịp đặc biệt.

Các tôn giáo cổ đại của Hy Lạp và La Mã – tập trung vào thành phố – có lẽ là những cách tốt nhất nói lên sự khác biệt này.

Với họ, đền đài tượng trưng cho cái gì linh thiêng và bên trong đền thờ được đánh dấu khác với nơi bình thường. Với họ, đó là nơi các tư tế hành sự: tư tế làm việc bên trong khu vực thánh, nhân danh “người vĩ đại chưa được tẩy uế”.

Phải xoa dịu các vị thần, phải tìm kiếm sự giúp đỡ và bảo vệ của họ: nụ cười nhân hậu của họ là cần thiết cho hạnh phúc của thành phố. Lợi ích thiêng liêng này đòi hỏi con người phục vụ trong tinh thần hy sinh.

Một bàn thờ Hy Lạp cổ đại được tìm thấy trong lần khai quật tại Banias [Caesarea Philippi] – từ một gia đình giàu có và có một cái chậu đựng rượu được dâng lên các vị thần.

Đó là “thỏa thuận” giữa thành phố và các vị thần; với các vị tư tế khác nhau làm trung gian.

Mối quan hệ này được tóm gọn trong ba từ: do ut des (“Tôi cho bạn để bạn cho tôi”) và các tư tế (có nhiều từ khác nhau để nói về tư tế trong tiếng la-tinh) hoạt động như “người trung gian”.

Trong thế giới đến từ kitô giáo này có một cái nhìn rất khác – một cái nhìn tận căn hơn, đa số các người trở lại kitô giáo vào thời điểm đó dường như đã thực hiện được.

Vị thần của tất cả

Đối với người theo Thiên Chúa Giáo, toàn bộ vũ trụ – mọi thứ nhỏ nhất từ viên đá dưới chân cho đến mặt trời, mặt trăng và các vì sao – đều là công trình của Chúa.

Thiên Chúa đã tạo dựng ra chúng trong tự do và Thiên Chúa còn hơn cả sự sáng tạo vô hạn.

Cú sốc của điều này đã được Hermes ghi lại vào thế kỷ thứ hai trong một câu rất hay khiến mọi người ngoại giáo phải choáng váng: các tín hữu kitô tin rằng “Chúa tạo dựng mọi chuyện từ hư vô” (creatio ex nihilo).

Tất cả đều tùy thuộc vào ý muốn và tình yêu của Chúa. Tất cả đều bình thường so với Chúa. Chỉ có Chúa là Thánh.

Nói một cách khác, toàn bộ công trình sáng tạo là một không gian thiêng liêng bởi vì nó là tác phẩm của Chúa.

… và biến đổi khí hậu?

Đó là lý do vì sao, ví dụ khi Giáo hoàng Phanxicô nói về cuộc khủng hoảng sinh thái, ngài đề cập đến chủ đề tôn giáo.

Điều này có thể gây khó chịu lớn cho những người phản đối biến đổi khí hậu, họ không xem đây là công việc của họ.

Nhưng đó là công việc họ, công việc của tất cả mọi người (người do thái giáo, kitô giáo, hồi giáo), những người tuyên bố Thượng đế không phải là một sinh vật có thêm trong vũ trụ, mà là nguyên nhân không thể lường hết của mọi con người.

… và phụng vụ?

Điều này cũng có nghĩa là dù tôi ở đâu, tôi cũng có thể gần gũi với Chúa như bất kỳ nơi nào khác. Tạo dựng là ngôi đền của chúng ta.

Vì thế, Thánh Gioan đã nói:

Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem… Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Ngài như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật (Ga 4, 21-24).

Bất cứ con người ở đâu, ở đó Thượng đế hiện diện và ở đó con người có thể hiện diện với Thượng đế.

Tình yêu Thiên Chúa mở rộng ra cho mỗi người, nên mỗi người có thể, và có phẩm giá, đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa và dâng lời thờ phượng.

Do đó, chúng ta đứng khi, nhờ Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cầu bàu cho thế giới trong lời cầu nguyện giáo dân.

Tất cả chúng ta, không phải chỉ một vài người được chọn đặc biệt, được bước vào trong sự hiện diện thiêng liêng. Và điều này có nghĩa “chúng ta là dân thánh”.

Đó cũng là lý do vì sao các tín hữu kitô đầu tiên không bao giờ gọi người lãnh đạo của họ là thầy tế lễ (sacerdote) nhưng là bậc cao niên (presbuteroi).

Vào thời điểm các tín hữu kitô bắt đầu dùng chữ thầy tế lễ, sacerdote, để gọi những người chủ trì Bí tích Thánh Thể, họ đã nghĩ theo cách ngoại giáo về một “người được chọn” hành sự thay mặt họ “nơi thiêng liêng”.

Người tín hữu kitô lúc đó đã quên tiếng khóc của Thánh Irênê: “Tín hữu kitô, hãy ý thức về phẩm giá của mình” và chỉ có một người được chọn, một linh mục duy nhất trong Luật Mới: Chúa Giêsu.

Ngài là “vị tư tế cao trọng đứng đầu nhà Thiên Chúa” (Dt 10: 21), và chúng ta tất cả “là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa”, (1Pr 2: 9) là những người cầu nguyện qua Ngài.

Trong một sắp xếp trang trọng theo truyền thống, bàn của cộng đoàn có một cái gì đó, nhưng không có nghĩa là nó lý tưởng.

Và nếu mọi tạo vật đều đến từ Chúa và tất cả phụ thuộc vào Ngài, thì việc buôn bán với Chúa là phạm thượng, và thái độ yêu thương vì tình yêu là thái độ biết ơn.

Chúng ta phải là một dân tộc biết ơn. Chúng ta phải nhớ những gì Chúa đã làm cho chúng ta trong tạo dựng và trong Chúa Kitô, tạ ơn qua Đấng Thượng phẩm của chúng ta. Vì thế tên của đại hội chúng ta là “tạ ơn”, là Thánh Thể.

Việc chúng ta vô cớ đặt cho nó một tên khác, “thánh lễ” là lời cảnh báo về việc chúng ta đã dễ dàng biến nó thành một hành động phục vụ theo mô hình ngoại giáo.

Đáng buồn thay, nhiều người còn không hiểu (khi cha xứ dùng nó trên bảng thông báo), một triệu chứng của chứng hay quên đến như thế nào!

“Vườn thiêng cũng không, bàn thờ cũng không

Vào cuối thế kỷ thứ hai, Menucius Felix, nhà biện giáo của kitô giáo, người đã quá hiểu về sự khác biệt giữa tầm nhìn của người ngoại giáo và kitô giáo, đã làm cho điều này trở thành tiếng khóc lớn của ông.

Hành động cao cả của ca ngợi và tạ ơn đã diễn ra tại một bàn tiệc: đó là bữa ăn chung được chia sẻ của cộng đoàn khi Chúa Kitô ở giữa chúng ta.

Chúng ta không cần phải đến một nơi đặc biệt; hành động tạ ơn của chúng ta diễn ra trong thế giới bình thường của bàn ghế hàng ngày trong đời sống chúng ta. Chính trong mỗi bữa ăn mà chúng ta được mời gọi để thực hiện Bí tích Thánh Thể.

Chỉ khi tạ ơn một mình hay trong gia đình, chúng ta mới có thể đánh giá cao sự tụ họp trong một gia đình rộng lớn, nơi anh chị em trong Chúa, dâng bữa ăn với tấm lòng biết ơn.

Ngay cả chiếc bàn đơn giản nhất, tiện dụng nhất cũng có thể trở thành nơi chốn thiêng liêng cho người tín hữu, nếu những người đã chịu phép rửa tội quây quần chung quanh bàn, kết hiệp với Chúa Kitô, dâng lên Cha trên trời của chúng ta.

Chúng ta vừa trải qua mười lăm tháng kỳ lạ: không có một buổi tụ họp thực sự nào để đứng quanh bàn của Chúa và chia sẻ bánh và chén của Ngài cùng với các anh chị em của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta không làm thánh thể ngay tại bàn ăn của mình và không xem việc tạ ơn như một đặc điểm cơ bản trong cuộc sống chúng ta – biết ơn về cuộc sống, về sức khỏe, về người thân yêu, về người láng giềng, về tất cả những người chăm sóc người bệnh, về những ai làm cho cuộc sống có thể sống được – thì chúng ta có thể bỏ lỡ cái nhìn căn bản của đời sống kitô.

Chúa ở đây, Đấng đã sống lại ở giữa chúng ta trong cuộc đời của chúng ta. Và chính trong đời sống bình thường của chúng ta mà nhờ Chúa Giêsu, qua Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu mà chúng ta phải hành động theo thánh thể.

“Điều bình thường mới” trong tinh thần kitô là chúng ta có thái độ biết ơn với Chúa, một diễn tả căn bản của lòng biết ơn tại bàn ăn chung của chúng ta.

Linh mục Thomas O’Loughlin thuộc giáo phận công giáo Arundel và Brighton, giáo sư thần học lịch sử tại Đại học Nottingham (Anh). Quyển sách mới nhất của linh mục: Cùng ăn với nhau, trở nên một: đáp ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô với các nhà thần học (Manger ensemble, devenir un: répondre à l’appel du pape François aux théologiens. Nxb. Presse liturgique, 2019).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

453    22-06-2021