Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Tròn một năm Covid-19: Phản tỉnh từ nhãn quan Thần học Luân lý Y Sinh học Công giáo (tt và hết)

“Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai”

Bà Francesca Di Maolo, Chủ tịch của Học viện Serafico ở Assisi dành cho trẻ em khuyết tật đã nhấn mạnh với các tham dự viên trẻ: “ĐTC Phanxicô đã trao cho các bạn trách nhiệm và sự tin tưởng để chăm sóc cho anh chị em và ngôi nhà chung của chúng ta.” Bà lưu ý rằng đối phó với các hiệu ứng dây chuyền về kinh tế của đại dịch, nền kinh tế Phanxicô với một phương trình mới có thể giúp phát triển kinh tế trong tầm nhìn về tình liên đới đại đồng : “Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai”. [29]

Covid-19 và môi trường

Ngay từ đầu, các nhà khoa học cũng dồn sức vào nghiên cứu về loài virus Crona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19. Các giả thuyết ban đầu cho rằng virus bắt nguồn từ loài dơi dẫn đến những câu hỏi quan trọng về cách mà loài virus này lây sang con người. Tại sao virus mới lại lây lan cho cả thế giới loài người từ một loài động vật vốn dĩ không gần gũi với con người?

Các nhà khoa học tin rằng cách đối xử của con người với môi trường sống tự nhiên, cùng việc số lượng lớn người di chuyển nhanh trên Trái đất đã cho phép những virus tiềm tàng trong tự nhiên “nhảy loài” (“nhảy loài” là từ để chỉ virus từ loài này lan sang một loài khác, ví dụ từ lợn sang người, từ chuột sang người, hoặc từ dơi sang người...) và lây lan nhanh chóng.

Theo giáo sư Andrew Cickyham và Kate Jones, có hai bài học thực tiễn cho nhân loại. Đó là, dơi không phải là “tội phạm” khi bệnh dịch xảy ra và con người phải nhìn lại cách chúng ta đối xử với môi trường. COVID-19 là bằng chứng rõ ràng, rằng thiệt hại môi trường cũng có thể giết chết con người nhanh chóng. Và những dịch bệnh như COVID-19 có thể xuất hiện nhiều hơn, tồn tại và tiến hóa cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Chúng có thể nguy hại và ngày càng khó kiểm soát hơn nếu con người không thay đổi hành vi của mình.[30]

Con người đang gánh hậu quả khi biến một khu rừng thành trang trại nông nghiệp, các trạm thủy điện mà không cần hiểu tác động của khí hậu, tăng lượng khí carbon, nguy cơ lũ lụt, sạt lở, phát sinh dịch bệnh. Còn đó bài học xương máu các vụ lũ lụt lịch sử và sạt lở núi đồi vùi lấp hàng mấy chục người tại một số tỉnh Miền Trung Việt Nam cách nay chỉ chưa đầy một tháng. Việc thay đổi cách đối xử với môi trường sẽ đơn giản và rẻ hơn so với việc đổ hàng tỷ USD để tìm ra loại vaccine cho mỗi loại virus mới.[31]

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh vaccine sẽ không giải quyết được tận gốc các lỗ hổng nghèo đói, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu, những điều cần phải giải quyết ngay khi đại dịch kết thúc. Tedros nhắc nhở chúng ta không thể và không được phép quay lại mô hình sản xuất và tiêu dùng tận diệt như trước, không được phép coi thường trái đất đã duy trì sự sống này, không được phép quay lại vòng xoáy hoảng loạn, những nền chính trị gây chia rẽ đã thúc đẩy đại dịch này. [32]

VI. Kết luận

Bài này được viết trong Mùa Vọng 2020, thật thích hợp kết thúc với các ý nguyện mà Tòa Thánh phát động chiến dịch cầu nguyện trong Mùa Vọng theo tinh thần bảy mục tiêu của Laudato si'. Các tín hữu được mời gọi cùng nhau cầu nguyện để thắp lên một Mùa Vọng hy vọng.

Mong mỗi người, và đặc biệt là các nhà lãnh đạo, có thể nghe thấy tiếng kêu của Trái Đất và hỗ trợ năng lượng sạch, bảo đảm không khí và nước sạch cho mọi người và tái khám phá ơn gọi ban đầu của nhân loại, cộng tác với Thiên Chúa tạo nên một Trái đất, vũ trụ lành mạnh.

Mong cho mọi gia đình trở nên nơi mà sự sống, hồng ân của Thiên Chúa được đón nhận và bảo vệ một cách xứng đáng. Các Kitô hữu làm việc đem lại sự sống sung mãn cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo bị gạt ra bên lề xã hội, những người không có tiếng nói.

Mong cho nhân loại tập hợp những kiến thức khác nhau trên mọi lĩnh vực để có một tầm nhìn toàn vẹn hơn, và tạo ra một mô hình kinh tế mới thúc đẩy những kiểu mẫu mới phát triển toàn diện, để thăng tiến con người đích thực.

Con đường chống đại dịch Covid-19 còn dài phía trước. Mong cho bệnh viện và cơ sở y tế có thể phát triển khả năng điều trị và chăm sóc. Ước mong mỗi người có thể hiểu và đánh giá cao những cử chỉ đơn giản và lối sống giản dị.

Mong cho con người lớn lên trong tình liên đới, trách nhiệm và chăm sóc dựa trên lòng nhân ái. Các cơ sở giáo dục có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng của mỗi người với chính họ, tình liên đới với tha nhân, một lối sống hòa hợp với mọi sinh vật và một chiều kích thiêng liêng với Chúa.

Mong cho phát triển một linh đạo liên đới toàn cầu tuôn chảy từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn yêu thương được liên kết với nhau. Và chính linh đạo này nuôi dưỡng niềm đam mê chăm sóc thế giới thụ tạo này.

Mong cho xã hội trở thành một cộng đoàn có sự tham gia của các hành động và sự huy động vì Trái đất và vì người nghèo. Xây dựng các mạng lưới đối thoại cởi mở, tôn trọng và sử dụng tất cả các phương tiện giao tiếp vì thiện ích toàn vẹn của tất cả mọi người[33].

Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 122 (Tháng 1 & 2 năm 2021)

 



[1] Thanh Hà, “Tròn 1 năm kể từ ca COVID-19 đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc”, <https://laodong.vn/the-gioi/tron-1-nam-ke-tu-ca-covid-19-dau-tien-xay-ra-o- trung-quoc-855310.ldo>.

[2] Theo TTXVN, “Diễn biến COVID-19 tới ngày 27/11: Thế giới vượt 61 triệu ca bệnh; Nga lại lập kỷ lục về ca mắc và tử vong”, <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-11-27/dien-bien-covid-19-toi-ngay-27-11-the-gioi- vuot-61-trieu-ca-benh-nga-lai-lap-ky-luc-ve-ca-mac-va-tu-vong-95891.aspx>, (27/11/2020); Phương Vũ (Theo AFP/Reuters), “Hơn 66 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO khuyên các nước không chủ quan”, <https://vnexpress.net/hon-66-trieu-ca-covid-19-toan-cau-who-khuyen-cac-nuoc-khong-chu-quan-4201766. html>, (5/12/2020).

[4] Ngân Hà, “Đại diện WHO chỉ ra 3 nguyên nhân giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả dịch COVID-19”, <https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/dai-dien-who-chi- ra-3-nguyen-nhan-giup-viet-nam-ung-pho-hieu-qua-dich-covid-19/446237. html>, (14/5/2020).

[5] Minh Trang (Theo Causeur), “Cựu đại sứ Pháp: Phương Tây nên học Việt Nam chống dịch”, <https://vnexpress.net/cuu-dai-su-phap-phuong-tay-nen-hoc-viet-nam-chong-dich-4086119.html> (17/4/2020).

[6] “Phòng, chống COVID-19: Đặc biệt cảnh giác khi mùa đông sắp đến”, <https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/phong-chong-covid-19-ac-biet-canh-giac-khi-mua-ong-sap-en>

[7] Lan Anh, “Nam giáo viên tiếng Anh ở TP.HCM lây COVID-19 từ người cách ly, Bộ Y tế họp khẩn”, <https://tuoitre.vn/nam-giao-vien-tieng-anh-o-tp-hcm-lay-covid-19-tu-nguoi-cach-ly-bo-y-te-hop-khan-20201130185349147.htm  >  (30//11/2020). 

[8] Hữu Công - Đinh Văn, 5 căn nhà và một tầng chung cư ở Sài Gòn bị phong tỏa”, <https://vnexpress.net/5-can-nha-va-mot-tang-chung-cu-o-sai-gon-bi- phong-toa-4201499.html(4/12/2020); Lê Nga, “Ông Trần Đắc Phu: <Dịch ở TP HCM là đốm lửa nhỏ>” <https://vnexpress.net/ong-tran-dac-phu-dich-o-tp-hcm-la-dom-lua-nho-4200867.html> (3/12/2020).

[9] Mạnh Tùng, “Hàng loạt trường ở Sài Gòn ‘đóng cửa' để chống Covid-19”, <https://vnexpress.net/hang-loat-truong-o-sai-gon-dong-cua-de-chong-covid-19-4200240.html> (2/12/2020).

[10] “Binh thường mới và Cảnh giác”, <https://tgpsaigon.net/bai-viet/binh-thuong-moi-va-canh-giac-61734>, (2/12/2020).

[11] Chi Lê (Theo Business Insider), “Vaccine Pfizer ra đời như thế nào?” <https://vnexpress.net/vaccine-pfizer-ra-doi-nhu-the-nao-4196046.html> (24/11/2020)

[12] “Người đứng sau Chiến dịch Thần tốc vaccine Covid-19”.

[13]  Huyền Lê (Theo AFP), “Anh phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer”, <https://vnexpress.net/anh-phe-duyet-vaccine-covid-19-cua-pfizer-4200382.html> (2/12/2020).

[14]  Thục Linh (Theo Reuters), “Moderna xin phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19”, https://vnexpress.net/moderna-xin- phe-duyet-khan-cap-vaccine-covid-19-4199517.html> (1/12/2020).

[15] Lê Nga, “Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người”, <https://vnexpress.net/viet-nam-bat-dau-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-nguoi-4202048.html>, (5/12/2020).

[16] “Hơn 66 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO khuyên các nước không chủ quan”.

[17] Hồng Hạnh (Theo Nen York Times), “Bill Gates, Covid-19 và ‘giấc mộng' tiêm phòng cho cả thế giới”, <https://vnexpress.net/bill-gates-covid-19-va-giac-mong-tiem-phong-cho-ca-the-gioi-4195963.html>, (28/11/2020).

[18] Chi Lê (Theo Washington Post, Reuters, Inside, BBC), “Vaccine Covid-19 xa tầm tay nước nghèo”, <https://vnexpress.net/vaccine-covid-19-xa-tam-tay-nuoc-ngheo-4200927.html> (4/12/2020).

[19] “Bill Gates, Covid-19 và ‘giấc mộng' tiêm phòng cho cả thế giới”.

[20] “Diễn biến COVID-19 tới ngày 27/11: Thế giới vượt 61 triệu ca bệnh; Nga lại lập kỷ lục về ca mắc và tử vong”, <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2020-11-27/dien-bien-covid-19-toi-ngay-27-11-the-gioi-vuot-61-trieu-ca- benh-nga-lai-lap-ky-luc-ve-ca-mac-va-tu-vong-95891.aspx> (27/11/2020)

[21] “Diễn biến COVID-19 tới ngày 27/11”.

[22] Tú Anh (Theo CNN), “Cấm sử dụng phần mềm Zoom để học trực tuyến”, <https://vnexpress.net/giao-duc/cam-su-dung-phan-mem-zoom-de-hoc-truc-tuyen-4079930.html> (5/4/2020).

[23]  Viễn cảnh đại dịch chấm dứt và thế giới hậu khủng hoảng do Covid-19. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/vien-canh-dai-dich-cham-dut-va- the-gioi-hau- hung-hoang-do-covid19-321260.html>.

[24]  Thục Linh (Theo Telegraph), “Bill Gates dự đoán thế giới hậu Covid-19”, <https://vnexpress.net/bill-gates-du-doan-the-gioi-hau-covid-19-4162302. html>, (16/9/2020).

[25] Hoài Thu, “Thế giới chi gần 20.000 tỷ USD để “cứu” nền kinh tế trong đại dịch”, <https://vneconomy.vn/the-gioi-chi-gan-20000-ty-usd-de-cuu-nen- kinh-te-trong-dai-dich-20201118220542145.htm>, (19/11/2020.

[26]  Theo Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp), “Thế giới tiếp tục giải quyết hậu quả đại dịch Covid-19”, <https://www.sggp.org.vn/the-gioi-tiep-tuc-giai-quyet-hau-qua-dai-dich-covid19-690355.html> (10/10/2020).

[27] Hồng Thủy “Khai mạc “Nền kinh tế Phanxicô”: “Kinh tế + Tinh huynh đệ x Phát triển = Tương lai”, <https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-11/nen-kinh-te-phanxico-khai-mac-turkson-assisi.html>

[28] Hồng Thủy, “Nền kinh tế Phanxicô” được tiến hành online từ 19-21/11/2020 https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-11/nen-kinh-te- phanxico.html

[29]  “Khai mạc “Nền kinh tế Phanxicô”: “Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển =Tương lai””, <https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-11/nen-kinh-te-phanxico-khai-mac-turkson-assisi.html>

[30] Ka Ka (theo CNN), “COVID-19 làm đảo lộn thế giới: lỗi của loài dơi hay loài người?”, <https://tuoitre.vn/covid-19-lam-dao-lon-the-gioi-loi-cua-loai-doi-hay-loai-nguoi-20200321091423695.htm> .

[31] Ka Ka “COVID-19 làm đảo lộn thế giới: lỗi của loài dơi hay loài người?”.

[32]  Hồng Hạnh (Theo AP), “Tổng giám đốc WHƠ: Thế giới có thể bắt đầu mơ đại dịch kết thúc”, <https://vnexpress.net/tong-giam-doc-who-the-gioi-co-the-bat-dau-mo-dai-dich-ket-thuc-4201784.html> , (5/12/2020).

[33] Ngọc Yến, “Tòa Thánh phát động chiến dịch cầu nguyện trong Mùa Vọng theo tinh thần Laudato si'”, <https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-12/toa-thanh-chien-dich-cau-nguyen-mua-vong-laudato-si.html>, (2/12/2020).

548    09-05-2021