Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Tu sĩ Guido xứ Arezzo và ảnh hưởng sâu rộng trong âm nhạc thế giới

Không ai biết chính xác năm sinh và ngày mất của tu sĩ Guido d’Arezzo, chỉ biết rằng thầy sinh năm 991 hoặc 992 và mất sau năm 1033. Thầy được xem là cha đẻ của phương pháp ghi ký âm hiện đại (dựa trên 5 dòng) thay cho cách ký âm bằng neuma. Chuyên luận về âm nhạc của vị tu sĩ, tức Micrologus, là chuyên luận được truyền bá rộng rãi chỉ sau tác giả - triết gia Ý Boethius vào thời Trung Cổ.

1123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899100101102103104105106107108109110111112113

 

Ðược hai vị Ðức Giáo Hoàng tiếp kiến

Hầu như chẳng có nhiều thông tin về thời thơ ấu của thầy Guido d’Arezzo, cũng như vì lý do gì và từ bao giờ thầy gia nhập dòng Biển Ðức. Tuy nhiên, theo trang catholicsaints.info, thầy được theo học với các tu sĩ dòng Biển Ðức ở Paris và chính thức trở thành một thành viên của dòng này tại thủ đô Pháp. Trong thời gian ở đây, thầy Guido đã biết chuyên luận âm nhạc của cố viện phụ Odo xứ Saint-Maur-des-Fossés (vùng ngoại ô Paris). Sau khi chuyển đến tu viện Pomposa nổi tiếng ở thành phố Codigoro thuộc miền bắc Ý, vị tu sĩ đã dựa trên chuyên luận của bậc tiền bối để phát triển nguyên lý ký âm trên khuôn nhạc gồm các dòng.

Người đời sau nhớ ơn thầy Guido về sáng kiến đóng vai trò nền tảng để âm nhạc có thể phát triển vào thời bình minh của môn nghệ thuật này từ thế kỷ XI cho đến nay. Thế nhưng, vào thời điểm đó, sáng kiến của vị tu sĩ vấp phải sự phản đối của dư luận đương thời. Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô VIII (1012-1024) vào năm 1022 đã triệu thầy Guido về Rome nhằm yêu cầu giải thích về cách thức giảng dạy mới liên quan đến biện pháp ký âm trên các dòng nhạc. Sau đó, thầy nhận được lời mời của Ðức Giáo Hoàng Gioan XIX (1024-1032) dạy nhạc cho các linh mục ở Vatican, nhưng cuối cùng ý định này không thành. Vì nhiều lý do, vị tu sĩ phải rời tu viện Pomposa khoảng năm 1025.

2123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990919293949596979899100101102103104
 Hệ thống ký hiệu âm nhạc, công trình để đời của thầy Guido


Một trong những nguyên nhân cho sự ra đi của thầy Guido là được Ðức Giám mục Theobald xứ Arezzo bổ nhiệm làm giáo viên cho trường học thuộc Vương Cung Thánh Ðường ở thành phố này, đồng thời được giao nhiệm vụ nghiên cứu và viết về âm nhạc. Sự tin tưởng của bề trên đã giúp thầy viết nên chuyên luận âm nhạc nổi tiếng xuyên suốt nhiều thế kỷ vào năm 1026, đó là Micrologus de disciplina artis musicae. Thông qua chuyên luận này, vị tu sĩ trình bày cách xướng âm và thực hành giảng dạy thánh ca Gregory, cũng như tích cực thảo luận về cấu tạo của nhiều lớp giai điệu. Một lần nữa, Ðức Giám mục Theobald xứ Arezzo tiếp tục sắp xếp để thầy Guido vào khoảng năm 1028 trình bày cho Ðức Giáo Hoàng Gioan XIX nội dung những sách mà thầy đã soạn thảo trong thời gian ở tu viện Pomposa.


31234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253545556575859606162636465666768697071727374757677787980818283848586878889909192
 Bàn tày Guido


Bắt đầu nổi tiếng

Thầy Guido dường như đã chuyển đến tu viện Camaldolese ở thành phố Avellana của Ý vào năm 1029. Tại đây, danh tiếng của vị tu sĩ bắt đầu nổi lên. Nhiều bản thảo âm nhạc được ghi chú bằng lối ký âm mới trong thế kỷ 11 đã xuất phát từ tu viện này. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp do tu sĩ Guido phát minh chính là dựa trên khuôn nhạc 4 dòng, và sử dụng các khóa (clef). Các nghệ sĩ thời đó đã ghi ký hiệu âm nhạc trên dòng đỏ dành cho nốt Fa và dòng vàng của nốt đô, nhưng tu sĩ Guido đã bổ sung thêm dòng đen giữa hai nốt này, và thêm một dòng khác bên trên nốt đô. Giờ đây, các ký hiệu đã được treo trên từng dòng và mối quan hệ giữa độ cao - thấp chính thức được thiết lập. Theo biện pháp này, không cần phải nhớ các giai điệu bằng cách học nằm lòng, và thầy tuyên bố hệ thống ký âm mới của mình giúp rút ngắn thời gian học để trở thành ca viên trong các ca đoàn nhà thờ từ 10 năm xuống còn một năm.

4123456789101112131415161718192021222324252627282930313233343536373839404142434445464748495051525354555657585960616263646566676869707172737475767778798081828384858687888990

 

Vị tu sĩ tài năng cũng phát triển kỹ thuật liên quan đến solmization, chỉ hệ thống phân bổ âm tiết  để xướng âm, và mô tả chi tiết kỹ thuật này trong Epistola de ignoto cantu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ “bàn tay Guido”, phương tiện hỗ trợ các ca sĩ học hát, có liên quan đến tu sĩ Guido d’Arezzo hay không. Tuy nhiên, điều chắc chắn là thầy đã soạn nhạc cho bài thánh ca vinh danh thánh Gioan Tẩy Giả, Ut queant laxis, trong đó âm tiết đầu tiên của mỗi dòng rơi vào một giai điệu khác nhau của hợp âm sáu. Những âm tiết này, lần lượt là ut, re, mi, fa, sol, và la, được các quốc gia nói tiếng Latinh dùng để đặt tên cho các nốt nhạc từ đồ đến la (và sau đó ut dần dần được thay thế bằng do). Sáng kiến của thầy đã giúp các thế hệ sau này dạy và học nhạc nhanh hơn, nhớ lâu hơn và diễn giải giai điệu dễ dàng hơn.

Ðến nay, không chắc chắn vị tu sĩ mất vào năm nào, nhưng chỉ biết thầy qua đời khá trẻ, vào thời điểm tài năng và sự nổi tiếng đang nở rộ nhất. 

 

Theo HỒNG HOANG - Báo Công Giáo và Dân Tộc
Nguồn: cgvdt.vn (27/8/2021)

509    28-08-2021