Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Năm Đức Tin Là Cơ Hội Để Thực Thi Đức Ái - tháng 11 năm 2013

  1. Lời Chủ Chăn - Thư Mục Vụ Của Cha Giám Quản
  2. Tự Sắc Porta Fidei
  3. Diễn Giải
  4. Lời Nguyện Chung
  5. Áp Dụng Thực Hành
  6. Học Kinh Thánh
  7. Tìm Hiểu Giáo Luật
  8. Trang Linh Mục
  9. Trang Tu Sĩ
  10. Trang Sống Ơn Gọi
  11. Trang Thiếu Nhi
  12. Trang Giới Trẻ
  13. Trang Gia Đình
  14. Trang Giáo Lý Viên
  15. Trang Qưới Chức
  16. Sống Đẹp
  17. Chuyện Thường Ngày
  18. Hỏi Đáp Mục Vụ
  19. Một Chút Tâm Tình

LỜI CHỦ CHĂN

Vĩnh Long,  ngày 25.10.2013

Kính gửi:         Quý Cha
                        Quý Tu Sĩ nam nữ
                        Và tất cả anh chị em Gp. Vĩnh Long

 

V/v Tăng Cường Việc Thực Thi Bác Ái

Sống năm đức tin là cơ hội tốt để tăng cường sống, thực thi bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hiện nay, Đức Tin – Cậy – Mến cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là Đức Mến” (1Cor 13,13). Thánh Giacôbê còn thúc giục mạnh hơn nữa: “Có Đức Tin mà không hành động theo Đức Tin thì nào có ít lợi gì?... Đức Tin mà không có việc làm (bác ái) thì quả là Đức Tin chết… Qua việc làm (bác ái) tôi cho bạn thấy Đức Tin của tôi (Gc2,14-18). Đức Tin không có Đức Mến sẽ chẵng mang lại kết quả, Đức Tin và Đức Mến cần có nhau đến mức nhân đức này giúp cho nhân đức kia thể hiên chính mình.

Thực tế, có nhiều Kitô Hữu hy sinh phục vụ những người cô thế, bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ, coi họ là những người chủ yếu cần được giúp đỡ, nhận ra nơi họ giống mặt của Chúa Kitô, “Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho chính Ta” (Mt.25,40).  Chính Đức Tin đã giúp ta nhận ra Chúa Kitô và chính Tình Yêu của Chúa thôi thúc ta chạy đến cứu giúp Chúa nơi người thân cận của ta… Được Đức Tin nâng đỡ, chúng ta được Đức Ái thúc đẩy dấn thân vào thế giới, trong khi “Chờ đợi Trời mới, Đất mới, nơi công lý ngự trị” (x Kh21,1).

Phêrô Dương Văn Thạnh       
       Giám Quản Gp. Vĩnh Long

TỰ SẮC PORTA FIDEI

CHỦ ĐỀ: NĂM ĐỨC TIN LÀ CƠ HỘI ĐỂ THỰC THI ĐỨC ÁI

Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội tốt để tăng cường làm chứng bằng thực thi bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hiện nay đức Tin, đức Cậy, đức Mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức Mến” (1 Cr 13,13). Với những lời còn mạnh hơn nữa nhằm thúc giục các Kitô hữu, Thánh Tông đồ Giacôbê khẳng định: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức Tin mà không hành động theo đức Tin, thì nào có ích lợi gì? Đức Tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: ‘Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no’, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức Tin không có việc làm thì quả là đức Tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: ‘Bạn, bạn có đức Tin; còn tôi, tôi có việc làm. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không có việc làm, còn tôi, qua việc làm tôi cho bạn thấy đức Tin của tôi’” (Gc 2,14-18).

Đức Tin không có đức Mến sẽ chẳng mang lại kết quả, còn đức Mến không có đức Tin, sẽ là một tình cảm luôn phó mặc cho ngờ vực. Đức Tin và đức Mến cần có nhau đến mức nhân đức này giúp cho nhân đức kia thể hiện chính mình. Thực tế có nhiều Kitô hữu hiến đời mình để yêu thương những người cô thế, bị gạt ra ngoài lề, bị loại trừ, coi họ là những người đầu tiên cần phải đến gặp và là những người chủ yếu phải được nâng đỡ, vì nơi họ phản chiếu gương mặt của chính Chúa Kitô.

Nhờ đức Tin, chúng ta có thể nhận ra gương mặt Chúa phục sinh nơi những người đang mong được chúng ta yêu thương: “Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho chính Thầy” (Mt 25, 40): những điều Chúa nói chính là lời cảnh báo không được phép quên, và là một lời mời gọi không ngừng đáp lại tình yêu Chúa đã chăm sóc chúng ta. Chính đức Tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu của Chúa thôi thúc chạy đến cứu giúp Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống. Được đức Tin nâng đỡ, với niềm hy vọng chúng ta hãy nhìn đến công cuộc dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi “trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị” (2 Pr 3, 13; x. Kh 21, 1). (Porta fidei số 14)

DIỄN GIẢI

“Ơn công chính” – theo Thánh Phaolô – là ơn Thiên Chúa ban cho qua việc kết hợp với Con của Ngài là Đức Kitô và chúng ta có được ơn nầy nhờ Đức tin. Chính vì thế, không phải bởi việc làm của chúng ta, nhưng chính nhờ Đức tin mà chúng ta nên “công chính”. Tuy nhiên, một Đức tin chân chính phải được diễn tả bằng tình yêu, bằng Đức Ái. “Một Đức Tin không có tình yêu, không có hoa trái, không thể là Đức Tin thật. Đó là một Đức Tin chết.”  (x. Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Thứ Tư 26/11/2008).

Người Kitô hữu thực thi Đức Bác Ái cần phải có Đức Tin, vì “cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô đánh thức tình yêu của họ và mở tâm trí của họ ra cho tha nhân, để tình yêu của họ dành cho những người lân cận không còn là một mệnh lệnh bị áp đặt, có thể nói rằng, từ bên ngoài, như một kết quả phát sinh từ đức tin của họ, một đức tin trở nên tích cực qua Đức Ái” (Deus Cariats est,  n. 31a).  Đức Tin và Đức Ái cả hai đều phát xuất từ một nguồn là Chúa Thánh Thần (x. 1 Cr 13).

Trứơc hết cần phải có Đức Tin, để nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương, nhưng chính Đức Ái – biết cách yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận bằng chính tình yêu của Thiên Chúa –  làm cho Đức Tin được trọn vẹn. Vì Đức Ái sẽ còn tồn tại mãi mãi (x. 1 Cr 13,13), và yêu thương (như Chúa yêu) là chu toàn các nhân đức. (x. Sứ điệp Mùa Chay 2013 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, 15-10-2012).

Vậy người Kitô hữu phải sống Đức Ái như thế nào?

Cảm hứng từ một câu trong thư Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau,  để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” (Dt 10,24), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta sống bác ái và làm việc lành bằng cách  “quan tâm đến nhau”, “hỗ tương lẫn nhau” và “khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành”: tức là cùng nhau nên thánh.

- “Quan tâm đến nhau” tức là “có trách nhiệm đối với anh em của mình” không chỉ là không dửng dưng, vô tình trước nhu cầu của người khác mà còn quan tâm đến con người và hoàn cảnh sống của họ, giúp họ được trở nên tốt hơn, trong đó có việc “sửa lỗi anh em mình” nhằm mục đích phần rỗi đời đời của họ. “Trách nhiệm đối với tha nhân có nghĩa là muốn và làm điều thiện cho họ, mong ước họ cũng được cởi mở đối với tiêu chuẩn điều thiện; quan tâm đến anh em có nghĩa là mở rộng đôi mắt trước những thiếu thốn của họ. Kinh Thánh cảnh giác về nguy cơ con tim chai đá, không còn nhạy cảm về tinh thần, làm cho ta mù quáng trước những đau khổ của tha nhân.  Lý do là vì tất cả mỗi người chúng ta đều là Con Thiên Chúa, nên là anh em với nhau, phải có trách nhiệm trước số phận của nhau, nất là phần rỗi đời đời của nhau.  Thật vậy, Thế giới ngày nay đau khổ không phải chỉ vì thiếu ăn,  nhưng nhất là thiếu tình huynh đệ: “Thế giới bệnh hoạn. Bệnh của thế giới này không phải do sự phung phí tài nguyên hoặc vì một số người vơ vét của cải, nhưng là do sự thiếu tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc với nhau.“ (ĐTC Phalô VI, Thông điệp Phát triển các dân tộc, 26/3/1967).

- “Hỗ tương lẫn nhau” bởi vì, trong tình hiệp thông, cuộc sống của mỗi người chúng ta đều có liên hệ đến những người khác, trong điều thiện cũng như trong điều ác: tội lỗi cũng như việc lành của mỗi người đều ảnh hưởng đến cả cộng đoàn và  phần rỗi của mỗi người chúng ta đều tùy thuộc lẫn nhau.  Các môn đệ của Chúa, kết hiệp với Chúa Kitô qua Thánh Thể, sống trong một sự hiệp thông liên kết họ với nhau như chi thể của cùng một thân mình. Điều này có nghĩa là tha nhân thuộc về tôi, cuộc sống, phần rỗi của họ liên hệ tới cuộc sống và phần rỗi của tôi.  Đồng thời “quan tâm đến tha nhân trong tinh thần hỗ tương cũng là nhìn nhận điều thiện hảo mà Chúa làm nơi họ và cùng với họ cảm tạ vì những kỳ công ân phúc mà Thiên Chúa nhân lành và toàn năng tiếp tục thực hiện nơi các con cái của Ngài.

- Để khích lệ lẫn nhau trong đức bác ái và trong việc lành có nghĩa là cùng nhau nên thánh. “Thời gian được ban cho chúng ta trong cuộc sống thật là quí giá để khám phá và chu toàn việc lành, trong tình yêu Thiên Chúa.  ĐTC còn nhắn nhủ: “Đáng tiếc là vẫn luôn có cám dỗ sống trong nguội lạnh, bóp nghẹt Thánh Linh, từ khước không làm sinh lợi những nén bạc đã được ban cho chúng ta để mưu ích cho bản thân và tha nhân (Xc Mt 25,25tt). Tất cả chúng ta đã nhận lãnh những phong phú tinh thần hoặc thể chất hữu ích để chu toàn kế hoạch của Chúa, để mưu ích cho Giáo Hội và phần rỗi bản thân (Xc Lc 12,21b; 1 Tm 6,18).” (x. Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, 3/11/2011).

Việc bác ái cần thiết cho đời sống đức tin, vì tin Thiên Chúa mà không yêu thương anh chị em mình, biểu lộ một đức tin còn thiếu. Đức tin dẫn khởi cho đức ái, nhưng chính đức ái lại trở nên nguồn mạch nuôi dưỡng làm cho đức tin lớn lên và kết sinh hoa trái.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,

Có tin trong lòng, người ta mới tuyên xưng đức tin đó bằng miệng; để sống đức tin đó bằng cách thực thi đức ái nhờ việc làm. Chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho mọi người gia tăng việc bác ái, trong những ngày cuối Năm Đức Tin:

1. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có việc làm thì quả là đức tin chết”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi thành phần Hội Thánh, luôn chứng tỏ đức tin mình bằng các việc lành, việc bác ái, và việc tông đồ.

2. Thánh Giacôbê nói: “Ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có lợi gì”. Chúng ta cầu nguyện cho các Kitô-hữu nhờ việc cử hành Năm Đức Tin, mà luôn tổ chức mọi hành động theo đức tin Công Giáo.

3. Thánh Giacôbê nói: “Còn tôi, qua việc làm, tôi cho bạn thấy đức tin của tôi”. Chúng ta cầu nguyện cho các kitô-hữu luôn thực thi bác ái Kitô-giáo, để làm chứng cho đức tin mình, và mời gọi nhiều người tin vào Thiên Chúa.

4. Chúa phán: “Nếu con có đức tin bằng hạt cải, con có thể chuyển cây dâu này xuống mọc dưới biển”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta, luôn bày tỏ đức tin mình bằng việc sống đạo, tham dự thánh lễ, đọc kinh, và bác ái.

Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa muốn mọi người tin vào Con Chúa mà được sống. Xin cho chúng con cùng giúp nhau giữ vững lòng tin, giúp nhau can đảm thực thi bác ái, và giúp nhau chắc chắn hưởng ơn cứu rỗi đời đời. Chúng con cầu xin ...Amen.

ÁP DỤNG THỰC HÀNH

SỐNG ĐỨC ÁI TRONG NĂM ĐỨC TIN

Trong Tự sắc “Cửa Đức Tin” của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói về việc thực thi bác ái như sau: “Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là đức tin, đức cậy và đức ái. Nhưng lớn hơn cả là đức ái” (1 Cr 13,13).

Thánh Giacôbê Tông Đồ, dùng những lời mạnh mẽ hơn để thúc đẩy các tín hữu thực thi đức ái và quả quyết rằng: “Hỡi anh chị em, nếu một người nói mình có đức tin mà lại không có việc làm thì ích gì? Đức tin ấy có thể cứu họ được không? Nếu một người anh em, chị em, không có y phục và lương thực hằng ngày và một người trong anh chị em nói: “Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no’ nhưng lại không cho họ những gì cần thiết cho thân thể họ, thì hỏi có ích gì ? Đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm đi kèm, thì tự nó là đức tin chết. Trái lại một người có thể nói : “Anh có đức tin và tôi có việc làm ; hãy tỏ cho tôi đức tin không có việc làm của anh, và tôi, qua việc làm tôi chứng tỏ cho anh đức tin của tôi” (Gc 2,14-18).        

Đức tin không có đức ái thì không mang lại thành quả và Đức ái không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và Đức ái cần có nhau, nhân đức này giúp nhân đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô.

 Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang cần đến tình thương của chúng ta. “Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy”(Mt 25,40). Những lời này là một lời nhắc nhở, và là một lời mời gọi thường xuyên hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi “trời mới đất mới, trong đó có công lý ngự trị”(2 Pr 3,13 ; x. Kh 21,1)”. (Cửa Đức Tin, số 14).

Đức Thánh Cha nói là “Năm Đức Tin sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái.”. Năm Đức Tin mà lại tại sao nói tới bác ái và câu hỏi tự nhiên người ta phải đặt ra là tại sao phải tăng cường chứng tá bác ái trong Năm Đức Tin?        

Câu trả lời tùy thuộc vào sự hiểu biết về tương quan giữa Đức Tin và Đức ái. Đức Thánh Cha kết luận: “Đức tin không có Đức ái thì không mang lại hoa trái và Đức ái không có đức tin thì sẽ là một thứ tình cảm không thuyết phục. Đức tin và Đức ái cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình.”        

Ta cũng có thể nói: Đức Tin là Đức ái trong gốc rễ, còn Đức ái là Đức Tin mang hoa trái. Vì thế, Đức Tin khi được canh tân thì cũng làm cho Đức ái được tăng triển và ngược lại, khi Đức ái được nồng cháy thì Đức Tin cũng được củng cố. Vì thế, Đức Thánh Cha nói: “Năm Đức Tin sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái.”      

Có thể nói thêm là trong Năm Đức Tin, nếu muốn cho Đức Tin của Dân Chúa được canh tân, chúng ta cần phải khích lệ mọi thành phần Dân Chúa gia tăng sức lực thực hiện công việc bác ái nhiều hơn nữa. Và khi Đức Tin được canh tân, Dân Chúa cũng sẽ có thêm sinh khí để gia tăng chứng tá bác ái. Đức Tin đem ánh sáng, Đức ái đem hơi ấm. Đức Tin được canh tân, Đức ái được tăng cường thì Năm Đức Tin không những chỉ là năm đầy ánh sáng, mà còn là năm sưởi ấm lòng người thời đại đang lạnh giá vì sự ích kỷ con người.        

Như vậy thì nguồn gốc của Đức ái chính là Đức Tin và lý do của chứng tá bác ái chính là tình yêu của Chúa. Chứng tá bác ái vượt cao lên hẳn tình cảm xót thương bình thường nhân loại và tình yêu đối với người anh em gặp khó khăn mang theo chất thần linh của tình thương yêu phát xuất từ chính Thiên Chúa và vươn lên tới Thiên Chúa. 
Nhiệm vụ của mỗi người chúng ta, của các Kitô hữu trong Năm Đức Tin là khích lệ các tín hữu, cá nhân cũng như cộng đoàn, gia tăng chứng tá bác ái trong cuộc sống Đức Tin của mình. Bất cứ ở đâu, dù là thôn quê hay thị thành, dù là nơi giầu hay nghèo cũng có nhiều anh chị em cần đến chứng tá bác ái của Giáo Hội. 

Để thực hiện nhiệm vụ này, chỉ nhắc nhở, gây ý thức thôi thì chưa đủ. Còn cần phải đốt lên trong lòng mỗi tín hữu ngọn lửa tình yêu của Chúa Kitô và khơi lên bầu nhiệt huyết, hạnh phúc được trao tặng tình yêu của chính Thiên Chúa cho mọi người.

HỌC KINH THÁNH

BÀI 34.  THƯ CỦA THÁNH GIUĐA (Gđ)

1/ Ai là tác giả của thư này?    

Như phần giới thiệu ở đầu thư “Giuđa, nô lệ của Đức Giêsu Kitô, anh em với Giacôbê” (c.1).

2/ Thư được viết cho ai?   

Thư được viết cho “những người đã được ơn kêu gọi, được Thiên Chúa là Cha yêu dấu và được giữ gìn cho Đức Giêsu Kitô (c.1), nên lá thư viết cách chung chung cho các tín hữu.

3/ Thư được viết nhằm mục đích gì?   

Thư được viết ra để cảnh tỉnh các tín hữu đề phòng những tư tưởng lạc đạo đang len lõi vào Hội thánh. Những tư tưởng phát xuất từ nhóm ngộ thuyết, trào lưu trụy lạc phóng túng. Tác giả nhắc lại những hình phạt đã giáng xuống trên những kẻ ngỗ nghịch và cảnh cáo những hình phạt tương tự đang đón chờ những kẻ phá Hội thánh Chúa.       

Lời Chúa : Hãy canh giữ lấy mình trong lòng mến của Thiên Chúa, ngóng đợi ơn thương xót của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, cho đến sự sống đời đời” (c. 21)

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong cuộc sống trần gian, Chúa luôn theo sự hướng dẫn của Thần Khí. Xin cho chúng con cũng biết noi theo gương Chúa, bớt dần cuộc sống tính xác thịt, để bắt đầu sống theo Thần Khí. Amen.

TÌM HIỂU GIÁO LUẬT

VIỆC TÔN KÍNH CÁC THÁNH ẢNH TƯỢNG VÀ HÀI CỐT

Việc tôn kính các thánh, ảnh tượng, và hài cốt của các thánh được Bộ Giáo Luật đề cập ở điều 1186. Điều luật nầy nhằm giải thích ý nghĩa và tóm tắt giáo huấn của Công đồng Vatican II ở các số 49-69 trong Hiến chế về Giáo hội. Điều 1186 nói như sau:

Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Hội Thánh khuyến khích mọi tín hữu lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của cả loài người. Cũng vậy Hội Thánh cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thật đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài.

1. Đôi dòng lịch sử về danh gọi “thánh” và việc tôn kính

Trong Tân ước, ngoài Thiên Chúa, Đấng được tuyên xưng ba lần thánh, thánh Phaolô cũng gọi các tín hữu là các thánh nữa (Rm 1,7; 15,25), vì họ đã được thánh hoá nhờ ơn sủng. Tuy nhiên, dần dần, tước hiệu “thánh” được cho một số người đã sống sung mãn việc gắn bó với Đức Kitô, tức là các vị tử đạo. Họ được tưởng niệm hằng năm nhân ngày họ qua đời, được gọi là “sinh nhật trên trời (dies natalis) của họ. Cộng đoàn tụ họp lại nơi mồ các ngài để đọc hạnh tích của các ngài, đồng thời nhờ các ngài bầu cử trước toà Chúa. Dần dần, bên cạnh các thánh tử đạo, cồng đoàn còn tôn kính các chứng nhân khác, tuy không đổ máu đào ra vì Chúa, nhưng cũng đã làm chứng cho tình yêu cách phi thường qua việc thực hành các nhân đức của Bác Phúc, các thánh không tử đạo.

Những hình thức tỏ lòng tôn kính các thánh thay đổi với không gian và thời gian. những thế kỷ đầu ở Rôma, các người Kitô đã những thánh hoá tập tục mà dân ngoại địa phương dành để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gồm có việc tụ họp nhau bên mộ người quá cố, và dâng lễ vật cho hương hồn của họ, tiếp theo là một bàn cỗ. Các tín hữu Rôma dĩ nhiên không họp nhau dâng lễ vật cúng tế những người đã khuất, nhưng họ họp nhau bên mồ các vị tử đạo để cầu nguyện, đọc lại hạnh tích của các vị, và đặc biệt là dâng thánh lễ. Sang thế kỷ thứ tư, ngoài việc tôn kính các thánh tử đạo, Hội thánh cũng tổ chức các lễ nghi tương tự dành cho các vị giám mục, các tu sĩ, và các trinh nữ. Việc tôn kính Đức Maria được phát triển cách đặc biệt từ khi Công đồng Êphêsô (431) tuyên dương Người là Mẹ Thiên Chúa.

Lúc đầu, việc tôn kính các thánh chỉ có tính cách địa phương, nghĩa là giới hạn trong vùng mà vị thánh đã sống. Khi Hội Thánh được hưởng tự do sau những thế kỷ bị bách hại, việc tôn kính các thánh được lan rộng, một phần nhờ việc cải táng hài cốt của các thánh tử đạo về nhà thờ được xây cất riêng, nhằm dành cho các vị một nơi an nghỉ xứng đáng hơn. Cũng nhân dịp nầy, tên tuổi và phép lạ của các vị được đồn qua các vùng khác, vì thế mà người ta xin một phần hài cốt của các vị để tôn kính trong cộng đoàn của họ. Không bao lâu sau, nảy sinh các “Tử đạo thư” (Martyrologium), nghĩa là một quyển lịch ghi lại danh tánh của các vị thánh được kính nhớ đó đây, dựa theo ngày qua đời của các vị. Cùng quyển lịch ấy, người ta thu lượm hạnh tích của các ngài, với một văn thể không những chỉ giới hạn vào những chi tiết lịch sử, nhưng còn thêm thắt những sự tích (kể cả phép lạ) nhằm xây dựng đời sống đạo đức.

Theo dòng lịch sử, để tránh những lạm dụng, Hội thánh can thiệp vào việc phẩm định và tôn kính các thánh với việc kiểm chứng danh tánh của các thánh đó, từ việc can thiệp lẻ tẻ trong các thế kỷ đầu cho đến cuối thế kỷ X. Vào năm 1234 Đức Giáo hoàng Gêrôriô IX dành thẩm quyền phong thánh cho Toà thánh.

Thủ tục phong thánh bao gồm xét xử việc thực hành các nhân đức ở mức độ anh hùng, xét xử các bút tích và tác phẩm, cũng như phép lạ do lời cầu bầu của vị đó. Thủ tục ấy cũng bao hàm việc xác nhận hài cốt hay những di tích của tôi tớ Chúa. Chỉ sau khi tuyên bố chân phước hay hiển thánh, mới có thể bắt đầu việc tôn kính chính thức. Kỷ luật nầy hiện nay được nhắc lại ở điều 1187 của Bộ Giáo luật hiện hành.

Có nhiều hình thức tôn kính công khai được dành cho các thánh:

- qua ngày lễ phụng vụ, gồm việc tưởng nhớ trong thánh Lễ, Phụng vụ Giờ kinh, thường là với những lời nguyện riêng;

- qua việc trưng bày hình ảnh của các vị thánh trên bàn thờ;

- qua việc tôn kính hài cốt, lăng tẩm của các vị thánh;

- qua việc nhận các vị thánh làm bổn mạng riêng cho cá nhân, hoặc cho một cộng đoàn, một cơ sở. Tuy nhiên Bộ Phụng tự chỉ chấp nhận cho các vị hiển thánh được đặt làm tước hiệu cho các nhà thờ.

2. Thần học và kỷ luật

TRANG LINH MỤC

NHỮNG HÀNG RÀO TỐT TẠO NHỮNG HÀNG XÓM TỐT

Robert Frost đã từng nói, “những hàng rào tốt tạo những hàng xóm tốt.” Điều này dường như thể  tránh cho người khác không xâm phạm vào không gian cá nhân của ta, nhưng đồng thời hàng rào cũng thông tri cho biết những ai và cách thức ta muốn cho họ bước vào.

Các lọai hàng rào mà chúng ta xây dựng thường phụ thuộc vào những hàng rào mà người khác đã xây dựng gần bên ta, đặc biệt là những người mà họ đã xây dựng không tốt. Chúng ta cần phải nhận ra và tôn trọng hàng rào của họ, nếu chúng ta mong đợi họ cũng ý thức và tôn trọng hàng rào của chúng ta. Cũng đúng như thế đối với những ranh giới (boundaries). Những  ranh giới cá nhân lành mạnh tạo nên những tương quan lành mạnh.

Ranh giới cá nhân là gì?

Một ranh giới cá nhân có thể được mô tả như là khỏang không gian quanh ta (thể lý và cảm xúc) đánh dấu nơi cá nhân ta kết thúc và người khác bắt đầu. Những ranh giới nhằm hướng dẫn chúng ta cách thức để ta tác động trên người khác và cách thức để người khác tác động trên cá nhân ta. Thí dụ: ranh giới cảm xúc là mức độ mà căn cứ vào đó chúng ta cho phép những trạng thái cảm xúc của ngừơi khác ảnh hưởng trên chính bản thân ta.

Những ranh giới thường rơi vào một trong ba mức độ lỏng lẻo, cân bằng, hay cứng nhắc. Những cá nhân với những ranh giới lỏng lẻo có khuynh hướng quá gần gũi và lệ thuộc vào ngừơi khác. Họ thường cậy dựa nhiều vào những ý kiến của ngừơi khác, thỏa hiệp giá trị của chính họ để tránh xung đột, mau chóng chia sẻ thông tin riêng tư, và thật khó để trả lời “không”.

Những cá nhân với những ranh giới cứng nhắc có khuynh hướng giữ mọi ngừơi trong tầm tay.  Họ hiếm khi chia sẻ những thông tin riêng tư, bày tỏ những cảm nghĩ hoặc ngỏ lời xin giúp đỡ. Những ngừơi có ranh giới hoặc là lỏng lẻo, hoặc là cứng nhắc thường phải vật lộn để đạt được nhu cầu của họ trong những cách thức trực tiếp hay lành mạnh.

Những ranh giới của chúng ta sẽ phải cân bằng và linh động để chúng ta có thể thích ứng với những mối tương quan và điều chỉnh chúng khi những mối tương quan thay đổi. Lọai và độ sâu đậm của mối tương quan, và mức độ của sự tin tưởng ảnh hưởng đến mức độ của thái độ cởi mở. Những ranh giới cũng thay đổi  tùy theo vai trò giữa các cá nhân với nhau. Ranh giới sẽ khác biệt giữa những ngừơi bạn, giữa những thành viên trong gia đình, và giữa những ngừơi đồng nghiệp. Chúng ta thường có những ranh giới khác nhau nhằm đến cho chính bản thân ta và trong mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

Những trách nhiệm và những rủi ro

Giám sát và duy trì những ranh giới lành mạnh là việc quan trọng cụ thể cho các linh mục và tu sỹ. Vai trò chuyên nghiệp của họ tạo cho họ cả về đặc quyền cũng như trách nhiệm trong họat động với giáo dân và những ngừơi khác qua những cách thức cá biệt. Tính năng động độc đáo này có thể gây nên sự mất quân bình về quyền lực và gây tổn thương cho giáo dân, vì lẽ đó nó đòi hỏi các giáo sỹ một trách nhiệm đạo đức rất cao để bảo vệ những ranh giới lành mạnh. Ơn gọi cũng đặt họ trong những mối tương quan mà thường xuyên lẫn lộn giữa vai trò cá nhân và vai trò của nhà chuyên nghiệp. Những vai trò chồng chéo, phức tạp làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho sự vi phạm những ranh giới - cho dẫu cố ý hay không.

Ơn gọi của họ được giả định một sự cam kết mạnh mẽ để xả thân và sống một cuộc sống phục vụ mọi người bằng thời gian, sức khỏe, tri thức, tình cảm, niềm tin… Điều này có thể dẫn đến một khuynh hướng thái quá đến độ quên cả những nhu cầu thiết yếu của chính bản thân mình, gia tăng nguy cơ cạn kiệt cả về thể lý lẫn cảm xúc.

Những dấu chỉ nguy hiểm tinh tế

Như các công việc khác, chúng ta có quy tắc ứng xử cho các giáo sỹ và các nhân viên làm việc trong các giáo xứ nhằm giúp họ xác định và ngăn chận những xâm phạm ranh giới nghiêm trọng. Tuy nhiên, những “xé rào” nghiêm trọng thường có nguồn gốc từ những lần “xé rào” hết sức tinh tế đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Những lần xâm phạm ranh giới tinh tế có thể gây ra những hậu quả không rõ ràng, thậm chí những xâm phạm này cũng chẳng vượt lằn ranh của những chuẩn mực về đạo đức và pháp lý. Để ngăn chận những xâm phạm ranh giới đòi hỏi chúng ta phải trung thực và không ngừng phải phản tỉnh về chính bản thân mình. Marilyn Peterson đã xác định bốn dấu chỉ nguy hiểm tiềm tàng tiến triển hành vi xâm phạm ranh giới. Chúng bao gồm những tình huống trong đó: (1) vai trò bị đảo ngược (thí dụ: thay vì Cha Sở chăm sóc cho giáo dân, giáo dân lại quá săn sóc Cha Sở); (2) một sự ràng buộc đôi bên xuất hiện (thí dụ: “bánh ít đi, bánh quy lại”); (3) liên quan đến một bí mật nào đó (thí dụ: Trưởng ban giáo lý của giáo xứ biết đuợc một bí mật gì đó, hệ quả là anh ta có thế thượng phong bất cân đối); (4) và lạm dụng những đặc quyền trong chức vụ, nghề nghiệp (thí dụ: cha sở dùng quyền để đạt được một nhu cầu cá nhân) (cf. At Personal Risk: Boundary Violations in Professional-Client Relationships).

Thiết lập một ranh giới lành mạnh

Cần xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh. Quan tâm đến việc tự chăm sóc những nhu cầu thiết yếu: nghỉ ngơi đầy dủ, dinh dưỡng, và tập thể dục. Duy trì những mối tương quan bạn hữu bên ngòai những công việc mục vụ.

- Giữ tầm nhìn của một nhà chuyên môn. Luôn phản tỉnh về những ranh giới thích hợp dành cho những mối tương quan trong mục vụ.

- Tìm kiếm sự nâng đỡ. Hãy tìm đến với một đồng nghiệp trưởng thành hay nhóm giám sát thường xuyên. Tạo giá trị của bản thân mà người khác có thể nhận ra được, và sẵn sàng thảo luận những vấn đề tiềm ẩn. Thực hiện việc linh hướng và tính đến cả những buổi thảo luận về những mối tương quan phức tạp với giáo dân.

- Nhận định về những giới hạn và điểm yếu của bản thân cả về mặt thể lý, cảm xúc, và tâm linh. Dựa trên quá khứ lịch sử cuộc đời của chính bạn, xác định những lọai ranh giới đặc biệt dễ gây thách đố cho bạn để có sự cảnh giác và xử lý.

- Quan tâm nhiều đến những cảm xúc. Đó có thể là những dấu hiệu chỉ cho thấy những ranh giới phải lưu ý. Thí dụ người ta cảm thấy phẫn uất khi cố gắng để đạt được những kỳ vọng thiếu thực tế, hoặc cảm thấy khó chịu khi một ai đó “vượt rào” để rồi quá gần gũi về mặt thể lý hay tình cảm.

Duy trì những ranh giới lành mạnh sẽ giúp cho chúng ta và cả người khác cảm thấy an tòan, đẩy mạnh thế cân bằng trong cuộc sống, và phân định rõ giữa công việc với cuộc sống riêng của mỗi chúng ta. Điều này đòi hỏi một cam kết chân thật liên tục trong việc tự phản tỉnh chính mình, có trách nhiệm và những biện pháp đề phòng.

Joseph DNH (dịch từ bài viết của bác sỹ Sam Stodghill, Psy.D.)
Nguồn: ubmvgiadinh.org

TRANG TU SĨ

HỘI THÁNH THÔNG CÔNG

Có một câu chuyện kể tôi được nghe mà còn in vào trong tôi cảm xúc khó tả, đặc biệt là mỗi khi niên lịch phụng vụ trở lại tháng 11, tháng mà mọi tín hữu Công Giáo dành riêng để nhớ đến những người đã ly trần. Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh và tình yêu hiệp thông trong tín điều các thánh thông công, thì việc tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất là một việc tốt lành thánh thiện, đồng thời qua đó thể hiện niềm tin và tình yêu thương bác ái của chúng ta, nhất là khi năm Đức Tin.

Câu chuyện bắt đầu từ cơn gió lạnh lùa qua mặt đất giữa những âm thanh rít lên trong màn đêm hoang vu của nghĩa trang cô quạnh. Nó – một linh hồn được ghé lại trần thế một lần trong cái lạnh lùng và u uất của màn đêm, chơi vơi giữa chốn tĩnh mịch vô hồn của những thân xác đang lặng thinh bên dưới những ngôi nhà bé nhỏ, Nó nhìn và biết có những con người đã đến đây từ rất lâu nhưng không thấy khói hương cũng chẳng có người thăm viếng, xương trắng phết phơi bày tất cả những nhọc nhằn xưa cũ và có lẽ chỉ nơi này là nơi duy nhất còn lại chút bóng hình của họ trên dương thế, có kẻ đến được ngót gần chục năm hay vài năm trở lại, có những thân xác đang ngày một chịu phần mục rửa và cũng có những người mới đến hôm qua…tất cả đều rất lặng thinh và rất im lìm.

Màn đêm chuyển dần vết thê lương sang màu của một ngày mới. Nó đi về phía con đường dẫn ra nhà mồ, Nó nhìn bảng tên mình trên tấm bia khá cũ, một cái tên và vài thứ chi tiết ngày giờ ra đi của Nó, vẫn còn đó một vài bông hoa vải không biết người ta để đó từ bao giờ, bụi phủ bạc màu và ướt sương đêm nên trông tàn khô quá, Nó chợt cười cuộc đời chóng úa chóng phai. Đang nghĩ vẩn vơ thì nó nghe tiếng nói mỗi lúc một gần, một lúc sau thì có nhiều người đến nữa. Sáng nay sao người ta đến nghĩa trang làm gì mà nhiều quá. Nó mon men đến gần một nhóm, họ mang theo hoa, hương đèn..àh, phải rồi, còn mấy ngày nữa là đến lễ các Đẳng họ hàng người thân đến dọn mộ cho những người thân đã khuất, tháng này họ còn xin lễ, đọc kinh cho người thân của mình và các linh hồn nữa. Giờ nó mới để ý là nghĩa trang có phần sáng sủa hơn, có nhiều ngôi mộ được sơn phết lại. Nhưng sao ngôi mộ của Nó thì vẫn im lìm tiêu điều vậy cà? Nó cố nhớ là Nó có còn người thân nào chăng? Còn chứ, Nó còn người bà, Nó tìm hướng về nhà ngày xưa - chắc bà vẫn mạnh khỏe chứ? – Nó tự nhủ, rồi đột nhiên nó đụng phải một nhóm người trẻ đi vào, Nó nhìn theo: Ủa sao họ lại vào mộ của Nó? Lại còn dọn dẹp cho Nó lại gần và nghe họ nói chuyện với nhau:

- Đúng rồi nè! Cháu nuôi của bà Hai là cái mộ này nè!

- Tội nghiệp bà quá, không chồng con, tần tảo nuôi thằng cháu lượm cuối cùng cũng mất, rồi giờ bệnh liệt không người thân.

- Thế nên Cha sở mới kêu tụi mình đến giúp bà mà…

Nghe mấy lời đó Nó đau xót trong lòng vì đã không làm tròn bổn phận của một đứa cháu, ngay lúc bà cần Nó nhất thì Nó đã ra đi vĩnh viễn không trở lại. Giờ đây Nó muốn hiếu thảo với bà như một người còn sống nhưng cũng không thể được, điều duy nhất giờ đây Nó có thể làm cho bà đó là lời cầu nguyện.

Ước mong câu chuyện này để lại cho bạn một chút lắng đọng thật sự trong mùa các Đẳng này, để ý thức nhìn về viễn cảnh ngày chung cuộc của mỗi người, về niềm Tin mà tôi và bạn đang sở hữu, về cách chúng ta sống Đức Tin, về cách chúng ta thực thi Đức Mến, để sự lặng im và tàn rửa của những người nằm trong lòng đất lạnh nói cho tôi và bạn biết những điều chúng ta hay bỏ quên trong cuộc đời mỏng manh này. Đặc biệt trong những ngày sắp kết thúc Năm Đức Tin nhằm vào dịp tháng các Đẳng nhắc nhở chúng ta gia tăng chứng tá bác ái trong cuộc sống Đức Tin của mình.

MTG Cái Nhum

SỐNG ĐỨC TIN BẰNG ĐỨC ÁI

Năm Thánh Đức Tin sẽ được bế mạc vào ngày 24 tháng 11 tới đây.  Với biến cố kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II (1962 – 2012) và 20 năm ban hành sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (1992 – 2012), Mẹ Hội Thánh đã dành hơn một năm cho con cái mình có thời gian nhìn lại đời sống đức tin, để tạ ơn và tạ lỗi với Chúa, đồng thời có quyết tâm thay đổi cuộc sống theo những chỉ dẫn của Hội Thánh.  Vậy là chỉ còn không đầy một tháng nữa chúng ta sẽ kết thúc Năm Hồng Ân – Năm Đức Tin, chúng ta hãy cùng nhìn lại xem mình đã sống như thế nào thời gian ân sủng vừa qua.

Trở về với những giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta đọc thấy: “Năm Đức Tin sẽ là cơ hội tốt để tăng cường làm chứng bằng thực thi bác ái.” Đó là lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói trong Tông thư “Cánh Cửa Đức Tin”, số 14.  Và Ngài còn giải thích thêm: “Đức Tin không có đức Mến sẽ chẳng mang lại kết quả, còn đức Mến không có đức Tin, sẽ là một tình cảm luôn phó mặc cho ngờ vực.  Đức Tin và đức Mến cần có nhau đến mức nhân đức này giúp cho nhân đức kia thể hiện chính mình.”  Khi khẳng định như thế, chắc chắn Đức Giáo Hoàng Danh Dự đã dựa trên nền tảng là câu nói bất hủ của thánh Giacôbê tông đồ: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17).  “Việc làm” ở đây chính là thực hành đức bác ái.  Điều này cũng đồng nghĩa với việc một kitô hữu phải là một người luôn thể hiện tình mến trong cuộc sống mình.  Như thế, khi chúng ta biết thể hiện tình yêu mến đối với người khác, đó là lúc chúng ta đang nói cho người ta biết rằng chúng ta tin vào Thiên Chúa.

Vậy trong năm qua, chúng ta đã làm gì để gọi là “thực hành bác ái”, là “làm chứng” cho đời sống đức tin của mình?  Chúng ta đã cố gắng ra sao để sống triệt để lời mời gọi của Chúa: “Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các con đã làm cho chi#nh Thầy.” (Mt 25,40)?  Đã mấy lần chúng ta bỏ ra một chút tiền của, bớt đi một ít chi phí sang trọng để giúp đỡ người anh chị em đang đói khổ bên cạnh chúng ta?  Đã mấy lần chúng ta sẵn sàng hy sinh chút thời gian, để chìa tay cứu giúp người hàng xóm đang vất vả lao nhọc đổi lấy miếng cơm manh áo hàng ngày?  Đã mấy lần chúng ta cố gắng bớt đi một chút cái tôi to lớn để làm hòa với người đang làm mất lòng mình?  Và có mấy lần chúng ta biết nhường nhịn chút tư lợi cá nhân để đổi lấy lợi ích chung cho cộng đoàn, họ đạo mình đang sống?... 

Còn rất nhiều câu hỏi xung quanh cuộc sống đạo của chúng ta, những điều chúng ta phải làm để chứng thực rằng chúng ta đang nỗ lực để trở nên người môn đệ đích thật của Chúa Kitô, nên người kitô hữu sống niềm tin bằng chính tình yêu thương của mình dành cho người chung quanh. Thiên Chúa không đòi buộc chúng ta phải làm điều gì vượt quá sức mình, Người muốn chúng ta thể hiện tình yêu bằng hết khả năng hiện có của chúng ta. Vì vậy, không ai có thể nói rằng mình không có gì để cho đi, kể cả người yếu đau, bệnh tật đáng nhận sự giúp đỡ từ người khác.  Câu chuyện sau đây sẽ cho thấy điều đó.

Một hôm, sau giờ làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ sang Nhà Hưu Dưỡng của Hội Dòng để thăm các Bà. Khi vừa đặt chân đến khu vực Nhà Hưu, một hình ảnh cảm động hiện ra trước mắt tôi: Bà Sáu, người nữ tu đã ngoài 80 tuổi đang đẩy giúp một dì nhỏ tuổi hơn nhưng bị bệnh phải ngồi xe lăn vào nhà nguyện. Người nữ tu bệnh này được tiếng là nóng nảy và khó tính. Trong khi Bà Sáu với tuổi già, sức yếu, đang khó nhọc từng bước để điều khiển chiếc xe lăn nặng nề, thì “chủ nhân” ngồi trên xe cứ lẩm bẩm, cằn nhằn người nữ tu già yếu kia. Thấy vậy, tôi đến gần định giúp một tay cũng bị “vạ lây”.  Còn Bà Sáu thì vẫn vui vẻ như không có gì xảy ra và tiếp tục công việc của mình một cách cẩn thận. Sau đó, gặp Bà Sáu, tôi hỏi: “Khi nãy Bà Sáu có buồn Dì ấy không?” Bà trả lời: “Bà không buồn chút nào vì bà tin rằng Dì ấy chính là Chúa Giêsu đang đau khổ vì bệnh tật. Bà giúp Dì cũng là làm cho Chúa Giêsu vậy. Bà phải thương Dì ấy nhiều hơn nữa mới phải đó con!”

Đó là câu chuyện vẫn xảy ra hàng ngày nơi Hội Dòng chúng tôi.  Đó cũng chính là câu chuyện  đã, đang, sẽ và phải được diễn ra hàng ngày nơi gia đình và cộng đoàn họ đạo chúng ta!  Và đó chính là cách “thực hành bác ái” đơn giản nhưng sống động trong đời sống đức tin của những kitô hữu đích thực.

Ước gì đức ái kitô giáo luôn là động lực giúp mọi người trong Giáo Phận chúng ta sống đức tin cách toàn diện trong mọi nơi và mọi hoàn cảnh.  Ước gì trong suốt đời sống, chúng ta luôn là những chứng tá đức tin, đem Chúa đến cho mọi người và đem nhiều người về với Chúa, đặc biệt trong thời gian quý báu còn lại của Năm Đức Tin này.

MTG Cái Mơn

TRANG SỐNG ƠN GỌI

ĐÔI BẠN TRẺ ĐÍNH HÔN TRỞ THÀNH NỮ TU VÀ LINH MỤC

Sống Thanh Thản Tự Do
Sẽ Hướng Lên Cao Và Có Ước Muốn Trọng Đại

Sau đây là con đường ơn gọi tận hiến đặc thù của cặp đính hôn người Ý. Câu chuyện do chính vị hôn phu - hiện nay là Linh Mục Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm - kể lại.

Phúc Âm theo thánh Matthêu (19,16-22) thuật lời Đức Chúa Giêsu kêu gọi người thanh niên giàu có: Hãy đến và theo Thầy. Nhưng người thanh niên buồn rầu bỏ đi vì chàng có quá nhiều của cải. Đức Chúa Giêsu cũng từng gọi tôi như thế, nhưng tôi giả điếc làm ngơ. Thế gian có quá nhiều quyến rũ đối với tôi. Ý tưởng tận hiến cho Chúa đối với tôi thật xa vời. Tôi chỉ nghĩ đến chuyện giật cho được mãnh bằng tiến sĩ kinh tế và thương mại. Rồi sau đó tôi hành nghề tự do.

Phải thành thật thú nhận tôi là tín hữu Công Giáo hữu danh vô thực. Tôi không cầu nguyện, không lãnh các bí tích cũng không tuân giữ các giới răn của Chúa. Phải nhờ đến một cái tát nẩy lửa của mẹ tôi mới khiến tôi trở lại nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Nghĩa là, mẹ tôi thành công trong việc thuyết phục tôi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Kể từ ngày ấy, không một Chúa Nhật nào trôi qua mà tôi không tham dự Thánh Lễ. Đây là bước đầu đưa tôi trở về với việc sống đạo đàng hoàng.

Lý do thứ hai lay động cuộc sống khi tôi tình cờ đọc một tác phẩm tôn giáo luận về Ngày Phán Xét Chung. Phản ứng sơ khởi là nỗi sợ hãi. Từ từ tôi tỉnh ngộ và chuyển từ sợ hãi sang ý thức rằng:

Phải luôn luôn hành xử đúng đắn - không vì sợ luận phạt - nhưng để chứng tỏ lòng tôi yêu mến Thiên Chúa!

Từ đây tôi tiến bước trong hành trình Đức Tin và dấn thân trong vài công tác tông đồ ở giáo xứ. Nhưng tuyệt nhiên tôi không hề nghĩ đến chuyện đi tu hay làm Linh Mục. Trong đầu tôi lúc ấy chỉ có ý tưởng tìm đính hôn với một thiếu nữ đoan trang và đi đến hôn nhân đúng theo phép đạo Công Giáo!

Thiên Chúa Quan Phòng cho tôi gặp một bạn gái đức hạnh. Chúng tôi đính hôn trong vòng hai năm. Chúng tôi tiếp tục sống Đức Tin dưới sự dẫn dắt của Cha Linh Hướng, một vị Linh Mục thánh thiện. Hôn nhân, gia đình, con cái đông đúc là lý tưởng chính yếu của 2 chúng tôi trong thời gian này. Chúng tôi chỉ chờ đợi ngày mãn đại học, tìm việc làm rồi cử hành hôn lễ.

Thế rồi Thiên Chúa bắt đầu tỏ lộ cho cả 2 chúng tôi những dấu chỉ của một ơn gọi đặc thù, một lời mời vào một sứ mệnh cao cả hơn. Nhưng chúng tôi chưa nhận ra, bởi lẽ con tim chúng tôi còn bị thắt chặt bởi những ràng buộc, những ước muốn hoàn toàn thế trần. Chỉ có một điều lạ là không hiểu tại sao - chỉ sau này khi đã vào dòng rồi chúng tôi mới hiểu - đó là việc chúng tôi từ từ tách rời nhau, tách rời mọi sự và mọi việc. Cùng với thời gian, không còn gì có thể lôi cuốn sự ham thích của chúng tôi nữa. Bằng cách thức này, Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng tôi làm một bước nhảy vọt tiến vào đời sống tu trì.

Quả thật - với sự trợ giúp của Cha Linh Hướng - sau 2 năm đính hôn, chúng tôi không còn nhìn hôn nhân và gia đình như là đích điểm cuộc đời và sứ mệnh của chúng tôi nữa. Chúng tôi bắt đầu nhận ra ơn gọi tu dòng nơi mỗi người. Chúng tôi nghiêm chỉnh nghĩ đến việc bẻ gãy mối giây đính ước. Quyết định này không thể không làm cho cả hai con tim chúng tôi đều rướm máu. Tuy nhiên, chúng tôi ý thức thâm sâu rằng niềm hạnh phúc đích thật đến từ việc chúng tôi luôn luôn sẵn sàng thi hành thánh ý Thiên Chúa.

Chúng tôi can đảm chia tay nhau. Mỗi người đi vào một dòng tu. Nàng trở thành nữ tu còn tôi trở thành tu sĩ và sau đó được thụ phong Linh Mục. Thật là ân huệ trọng đại. Ngày hôm nay khi viết lại chứng từ này tôi muốn mời gọi các bạn trẻ đừng để mình bị quyến dũ và vây bọc bởi trăm ngàn ràng buộc cùng ước muốn thế trần. Nhưng hãy sống trong thanh thản và tự do. Tự do trong sự thật và trong tinh thần. Như thế, con tim người trẻ sẽ dễ dàng hướng lên cao và có những ước muốn trọng đại. Mong thay.

“Hỡi những người con trung hiếu, hãy lắng nghe lời ta. Hãy nên như cây hồng lớn lên bên dòng nước, như cây hương tỏa mùi thơm ngào ngạt, như cây huệ trổ bông, hãy đồng thanh cất tiếng hát lên một bài ca. Hãy ngợi khen Thiên Chúa vì mọi việc Người làm. Hãy tán dương danh Chúa, ngợi khen chúc tụng Người, hãy đàn ca mà dâng lời cảm tạ. Mọi việc Thiên Chúa làm đều hoàn toàn tốt đẹp, mỗi mệnh lệnh Người ban sẽ được thi hành đúng thời đúng lúc” (Sách Huấn Ca 39,13-16).

(“Immacolata Mia”, n.9+10, Novembre+Dicembre/2004, trg 14-15)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

TRANG THIẾU NHI

Sáu Gợi Ý Tuyệt Vời Dạy Con Biết Chia Sẻ Và Yêu Thương

Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ, yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để con của bạn trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.Sai lầm khi không dạy con từ béBí quyết dạy con đơn giản mà sâu sắc của một cô giáo trẻ  giá trị đạo đức quan trọng cha mẹ phải dạy con, gợi ý nuôi dạy con dưới đây sẽ giúp cha mẹ uốn nắn con mình thành những người tốt.

1. Khen ngợi

Khen ngợi và ghi nhận khi con thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đối với mọi người xung quanh.

Bạn hãy cho trẻ biết mình vui sướng như thế nào khi thấy con biết an ủi một ai đó, biết chia sẻ đồ chơi với bạn, với anh, em trong nhà.

Hoặc bạn cũng có thể thưởng cho con một buổi chiều đi mua sách mà con yêu thích khi con biết giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

2. Cho bé nuôi vật cưng

Cho trẻ nuôi một con vật cưng nào đó nếu điều kiện gia đình cho phép. Thông qua một số công việc nhỏ để chăm sóc vật cưng bạn có thể giúp trẻ hiểu được rằng chăm sóc người khác quan trọng như thế nào.

Bạn cũng có thể hỗ trợ con, bày cách cho con để trẻ có thể chăm sóc thú yêu chú đáo đồng thời vẫn sắp xếp tốt công việc và học tập hàng ngày.

3. Bài học ý nghĩa

Cho trẻ hiểu rằng mọi hành vi trẻ làm đều có thể gây ra một kết quả nào đó. Ví dụ khi trẻ không chú ý bạn có thể nhắc nhở con rằng: “Con không chơi với em thì em sẽ buồn lắm đấy!”.

Hoặc nếu con học hành chăm chỉ, bạn có thể nói với con rằng: “Chắc chắn con của mẹ sẽ có thành tích tốt và được cô giáo khen vì đã rất chăm chỉ”.

Khi trẻ hiểu rõ được hậu quả hay kết quả phụ thuộc vào hành động của mình thì trẻ sẽ suy xét kỹ hơn trước khi hành động.

4. Tạo cơ hội cho bé

Tạo cơ hội để trẻ giúp bạn làm những việc có ích. Bạn cón thể giao cho trẻ một số công việc đòi hỏi trách nhiệm như phụ mẹ dọn bàn ăn, trông em,... Những công việc đó sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng biết quan tâm đến người khác, đặc biệt là các thành viên trong gia đình.

5. Can thiệp kịp thời

Can thiệp ngay khi trẻ có hành vi không quan tâm đến người  khác và có thái độ không đúng đắn. Khi thấy con có những hành vi không đúng đắn bạn phải nói ngay và giải thích cho con hiểu vì sao hành vi đó không đúng.

Hãy luôn dạy con cách chia sẻ với mọi người và dạy cho con ý nghĩa tốt đẹp của việc làm này. Bạn có thể nói với con rằng: “Con thấy không, khi con cùng chơi với em bé, em bé sẽ rất vui và mẹ chắc rằng con cũng cảm thấy vui”.

6. Giúp con trải nghiệm

Giúp trẻ tiên đoán về cảm xúc của người khác trước cách ứng xử của mình. Bạn nên chỉ cho trẻ thấy bạn hay mọi người trong gia đình sẽ cảm thấy buồn như thế nào khi trẻ cư xử không tốt.

Khi trẻ hiểu được tâm trạng của “nạn nhân”, trẻ sẽ suy nghĩ chín chắn hơn về hành động của mình.

Nhiều cha mẹ không biết phải làm sao khi giục con nói lời xin lỗi những lúc bé mắc phải sai lầm nhưng con lại cứ trơ trơ, mẹ càng giục thì bé càng tỏ ra bướng bỉnh.

Thu Minh
Nguồn: Tri Thức Trẻ

TRANG GIỚI TRẺ

Bài Giáo Lý XIII của ĐTC Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin Học để Thấy Thánh Nhan Thiên Chúa

 

Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ mười ba của ĐTC Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Sảnh Đường Phaolô VI hôm thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013. 

Anh chị em thân mến,

Công đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế về Mặc Khải của Thiên Chúa, Dei Verbum, quả quyết rằng chân lý thâm sâu của mặc khải của Thiên Chúa soi sáng cho chúng ta “trong Đức Kitô, Đấng vừa là trung gian vừa là sự viên mãn của tất cả mặc khải”(số 2).  Cựu Ước kể cho chúng ta biết làm sao mà Thiên Chúa, sau cuộc tạo dựng, bất chấp tội tổ tông và tính kiêu căng của con người muốn đặt mình vào địa vị của Đấng Tạo Hóa, lại một lần nữa ban cho họ khả năng làm bạn hữu của Ngài, đặc biệt là qua giao ước với ông Abraham và cuộc hành trình của một dân tộc bé nhỏ, dân Israel, mà Ngài chọn không với tiêu chuẩn quyền lực trần thế, nhưng chỉ đơn thuần vì yêu thương.  Đó là một sự lựa chọn vẫn còn là một mầu nhiệm và cho thấy cách hoạt động của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi một số người không phải để loại trừ những người khác, nhưng để họ hành động như cây cầu dẫn những người khác đến với Ngài: việc lựa chọn luôn luôn là một lựa chọn cho người khác.  Trong lịch sử dân Israel, chúng ta có thể vẽ lại những chặng đường của một cuộc hành trình dài trong đó Thiên Chúa cho họ biết Ngài, mặc khải chính mình, đi vào lịch sử bằng lời nói và hành động.  Đối với việc này, Ngài dùng các trung gian, chẳng hạn như ông Môsê, các ngôn sứ, các Thủ Lãnh (Thẩm Phán), là những người truyền đạt Thánh ý của Ngài cho dân, họ nhắc nhở dân chúng về việc cần phải trung thành với giao ước và giữ cho sống mãi lòng mong chờ ngày mà các lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện đầy đủ và dứt khoát.

Và chính việc thực hiện những lời hứa này là điều mà chúng ta đã suy niệm trong Lễ Giáng Sinh: Sự Mặc Khải của Thiên Chúa đạt đến cao điểm, đạt đến viên mãn.  Trong Chúa Giêsu thành Nagiareth, Thiên Chúa thực sự thăm viếng dân Ngài, Ngài thăm viếng nhân loại bằng một cách vượt xa mọi mong đợi: Ngài đã sai Con Một Ngài.  Chính Thiên Chúa đã làm người. Chúa Giêsu không nói với chúng ta một điều gì đó về Thiên Chúa, không chỉ đơn thuần nói về Chúa Cha, nhưng Người là sự Mặc Khải của Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa, và như thế Người mặc khải cho chúng ta thấy Thánh Nhan của Thiên Chúa.  Trong Lời Mở Đầu Tin Mừng của mình, Thánh Gioan viết: “Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ.  Con Một, là Thiên Chúa, và là Ðấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết Ngài.” (Galatians 1:18).

Tôi muốn tập trung vào việc này “việc mặc khải Thánh Nhan Thiên Chúa.”  Về vấn đề này, Thánh Gioan, trong Tin Mừng của ngài, cho chúng ta biết một sự kiện quan trọng.  Khi cuộc khổ nạn đã gần, Chúa Giêsu đã trấn an các môn đệ, bảo các ông đừng sợ hãi và hãy vững tin; sau đó Người bắt đầu một cuộc đàm thoại với các ông, trong đó Người nói về Thiên Chúa Cha (x. Ga 14:2-9).  Có một lúc, tông đồ Philiphê hỏi Chúa Giêsu, “Lạy Chúa, xin chỉ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là đủ cho chúng con rồi.” (Ga 14:8).  Thánh Philiphê rất thực tế và cụ thể, ông nói ra những gì mà chúng ta cũng muốn nói, “chúng con muốn thấy, xin chỉ cho chúng con thấy Chúa Cha,” ông xin “thấy” Chúa Cha, thấy Thánh Nhan của Ngài.  Câu trả lời của Chúa Giêsu là một câu trả lời không chỉ dành cho Thánh Philiphê, mà còn cho chúng ta, và dẫn chúng ta vào trung tâm của đức tin Kitô. Chúa nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9).  Lời diễn tả này tóm tắt một cách tổng hợp tính mới mẻ của Tân Ước, tính mới mẻ ấy xuất hiện trong hang đá Bethlehem: Có thể thấy Thiên Chúa, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta Thánh Nhan Ngài trong Đức Chúa Giêsu Kitô.

Chủ đề “tìm kiếm Thánh Nhan Thiên Chúa” hiện diện khắp nơi trong Cựu Ước, mong ước được biết Thánh Nhan, mong ước được thấy Thiên Chúa này quan trọng như thế nào đến nỗi từ nầy trong tiếng Do Thái  có nghĩa là “khuôn mặt”, xuất hiện hơn 400 lần, và 100 lần trong số ấy nói về Thiên Chúa: 100 lần người ta nói về Thiên Chúa, người ta muốn nhìn thấy Thánh Nhan Thiên Chúa.  Tuy nhiên, đạo Do Thái hoàn toàn cấm mọi hình ảnh, bởi vì Thiên Chúa không thể được mô tả như các dân lân cận của họ đã làm với việc thờ ngẫu tượng; do đó, với lệnh cấm hình ảnh này, Cựu Ước dường như loại trừ hoàn toàn “việc nhìn thấy” trong phụng tự và sùng kính.  Như vậy, đối với những người Do Thái đạo đức, tìm kiếm Thánh Nhan Thiên Chúa nghĩa là gì trong khi nhìn nhận rằng không thể có hình ảnh của Ngài?  Câu hỏi này thật quan trọng: một đàng, người ta muốn nói rằng Thiên Chúa không thể bị hạ xuống thành một vật, như một hình ảnh mà một người có thể cầm trong tay, nhưng người ta cũng không thể đặt một vật gì lên thay cho Thiên Chúa; tuy nhiên, đằng khác, người ta lại khẳng định rằng Thiên Chúa có một Thánh Nhan, Ngài là một “Ngài” có thể bước vào một mối quan hệ, Ngài không tự giam mình trên Trời Cao mà ngó xuống nhân loại.  Thiên Chúa chắc chắn là trên mọi sự, nhưng Ngài quay mặt về phía chúng ta, lắng nghe chúng ta, thấy chúng ta, nói với chúng ta, lập giao ước, và có khả năng yêu thương.  Lịch sử cứu độ là lịch sử của Thiên Chúa với nhân loại, là lịch sử về mối liên hệ này của Thiên Chúa là Đấng tự mặc khải cách tiệm tiến cho con người và cho họ biết về chính mình, cho họ biết Thánh Nhan Ngài.

Ngay từ đầu năm nay, ngày mùng 1 tháng 1, chúng ta đã nghe trong phụng vụ, kinh nguyện chúc lành tuyệt mỹ trên dân chúng: “Nguyện xin Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em. Nguyện xin Chúa chiếu thánh Nhan Ngài trên anh em, và độ lượng với anh chị em.Nguyện xin Chúa ghé mặt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (Dân số 6:24-26).  Sự huy hoàng của Thánh Nhan Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, là điều cho phép chúng ta nhìn thấy thực tại, và ánh sáng của Thánh Nhan Ngài là chỉ nam hướng dẫn cuộc đời.  Trong Cựu Ước có một nhân vật liên hệ cách rất đặc biệt với chủ đề “Thánh Nhan Thiên Chúa” là ông Môsê, người mà Thiên Chúa đã chọn để giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai Cập, để ban cho họ Luật giao ước và dẫn họ đến Đất Hứa.  Vâng, chương 33 của Sách Xuất Hành nói rằng ông Môsê đã có một mối liên hệ chặt chẽ và thân tín với Thiên Chúa: “Chúa nói với ông Môsê mặt đối mặt, như một người nói chuyện với bạn mình” (câu 11).  Nhờ sự tin tưởng này, ông Môsê xin Chúa: “Xin tỏ cho con vinh quang của Chúa,” và câu trả lời của Thiên Chúa thật rõ ràng: “Ta sẽ bày tỏ sự tốt lành của Ta ra trước mặt ngươi; Ta sẽ công bố Danh Chúa trước mặt ngươi … Nhưng ngươi sẽ không thấy dung nhan Ta, vì không ai thấy nhan Ta mà vẫn còn sống … Đây là chỗ gần Ta … ngươi sẽ thấy phía sau của Ta; nhưng thấy nhan Ta thì không được.” (các câu 18-23).  Như vậy, một đàng có một cuộc đối thoại mặt đối mặt như giữa bạn bè, nhưng đàng khác, trong cuộc sống này, có một điều bất khả thi là nhìn thấy Thánh Nhan Thiên Chúa, là điều vẫn còn tàng ẩn; nhãn quan bị hạn chế.  Các Giáo Phụ nói rằng những lời này, “ngươi sẽ chỉ thấy phíasau của Ta”, có nghĩa là: chúng ta chỉ có thể theo Đức Kitô và khi đi theo Người chúng ta thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa từ phía sau; người ta có thể theo Thiên Chúa trong khi thấy phía sau của Ngài.

Tuy nhiên, có điều gì mới mẻ xảy ra với việc nhập thể.  Việc tìm kiếm Thánh Nhan Thiên Chúa trải qua một thay đổi không thể tưởng tượng được, bởi vì giờ đây người ta có thể nhìn thấy Thánh Nhan này: là Thánh Nhan của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người.  Trong Người, con đường mặc khải của Thiên Chúa, khởi đầu với ơn gọi của ông Abraham được hoàn thành; Người là sự viên mãn của mặc khải này vì Người là Con Thiên Chúa, Người vửa là “Đấng Trung Gian và sự viên mãn của tất cả mặc khải” (Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum, 2), và trong Người nội dung của Mặc Khải và Đấng Mặc Khải trùng hợp nhau.  Chúa Giêsu cho chúng ta thấy Thánh Nhan Thiên Chúa và dạy chúng ta biết Danh Thiên Chúa trong kinh nguyện tư tế trong Bữa Tiệc Ly, Người thưa cùng Chúa Cha: “Con đã tỏ lộ Danh Cha cho những người mà Cha đã lấy từ thế gian mà ban cho Con… Con đã cho họ biết Danh Cha” (x. Ga 17:6,26). Thuật ngữ “Danh Thiên Chúa” có nghĩa là Thiên Chúa là Đấng hiện diện giữa loài người.  Nơi bụi gai bốc cháy, Thiên Chúa đã tiết lộ cho ông Môsê Danh Ngài, đã làm cho người ta có thể kêu cầu Danh Ngài, đã ban cho một dấu chỉ cụ thể về “sự hiện hữu” của Ngài giữa loài người.  Tất cả điều này tìm thấy sự hoàn thành và viên mãn trong Chúa Giêsu: Người khai mào một cách hiện diện mới của Thiên Chúa trong lịch sử, bởi vì ai thấy Người là thấy Chúa Cha, như Người nói với Thánh Philiphê (x. Ga 14:9).  Thánh Bernađô nói Kitô giáo là “tôn giáo của Lời Chúa,” tuy nhiên, “không phải một từ bằng văn tự và lặng câm, nhưng Lời nhập thể và sống động” (Hom. super missus est, IV, 11: PL 183, 86B).  Trong các truyền thống Giáo Phụ và Trung Cổ, người ta sử dụng một công thức đặc biệt để diễn tả thực tại này: Chúa Giêsu là Verbum abbreviatum (x. Romans 9:28, nói về Isai 10:23), Người là Lời ngắn, Lời thu gọn và đáng kể của Chúa Cha, Đấng đã nói với chúng ta mọi sự về Ngài.  Trong Chúa Giêsu, toàn thể Lời Chúa hiện diện.

Trong Chúa Giêsu, ngay cả việc làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người cũng được hoàn thành.  Trong Cựu Ước, có một số nhân vật đã thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là ông Môsê, vị giải phóng, vị hướng dẫn, “trung gian” của giao ước, như Tân Ước cũng xác định về ông (x. Gl 3:19; Cv 7:35, Galatians 1:17).  Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và người thật, không phải là chỉ đơn thuần là một trong những vị trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, nhưng Người là “trung gian” của Giao Ước Mới và vĩnh cửu (x. Dt 8:6; 9:15, 12:24), Thánh Phaolô nói, “Vì chỉ có một Thiên Chúa duy nhấtvà một Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, con người Đức Chúa Giêsu Kitô” (1 Timothy 2:5, Gl 3:19-20). Trong Người chúng ta thấy và gặp gỡ Chúa Cha; trong Người chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là “Abba, Lạy Cha”; trong Người chúng ta được ban ơn cứu độ.

Ở trong mỗi người, ngay cả những người vô thần, đều có ước muốn thật sự biết Thiên Chúa, nghĩa là, được thấy Thánh Nhan Thiên Chúa.  Và chúng ta có lẽ vô tình có ước muốn này, là ước muốn đơn thuần thấy Ngài là ai, Ngài là gì, và Ngài là ai đối với chúng ta.  Nhưng ước muốn này được thể hiện bằng cách theo Đức Kitô, để chúng ta thấy phía sau của Ngài và cuối cùng cũng thấy Thiên Chúa như một người bạn, thấy Thánh Nhan Ngài trong gương mặt của Đức Kitô.  Điều quan trọng là chúng ta không chỉ theo Đức Kitô khi chúng ta cần Người và khi chúng ta có thì giờ rảnh rỗi trong những công việc hàng ngày của mình, nhưng phải theo như thế trong toàn thể cuộc đời chúng ta.

Toàn thể cuộc đời chúng ta phải được hướng đến cuộc gặp gỡ với Người, yêu mến Người, và trong cuộc đời ấy, tình yêu thương người lân cận phải giữ một địa vị trung tâm, tình yêu đó, trong ánh sáng của Đấng Chịu Đóng Đanh, giúp chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu trong những người nghèo, người yếu đuối và người đau khổ.  Điều này chỉ có thể được nếu khuôn mặt thật của Chúa Giêsu đã trở nên quen thuộc với chúng ta trong việc lắng nghe Lời Người, trong việc thưa chuyện với Người cách nội tâm, trong việc đi vào Lời này một cách nào để chúng ta thực sự gặp gỡ Người, và đương nhiên là trong mầu nhiệm Thánh Thể.  Trong Tin Mừng của Thánh Luca có một đoạn quan trọng về hai môn đệ ở Emmau, họ nhận ra Chúa Giêsu trong việc bẻ bánh, nhưng họ đã được chuẩn bị sẵn sàng bởi hành trình mà trên đó họ đồng hành với Người, được chuẩn bị bởi lời mời mà họ xin Người ở lại với họ, được chuẩn bị bởi cuộc đối thoại khiến lòng họ bừng cháy; để rồi cuối cùng, họ thấy Chúa Giêsu.

Đối với chúng ta cũng thế, Thánh Thể là trường học tuyệt vời, trong đó chúng ta học để thấy Thánh Nhan Thiên Chúa, chúng ta bước vào một mối liên hệ mật thiết với Ngài, đồng thời học hướng cái nhìn của mình về giây phút cuối cùng của lịch sử, khi Ngài sẽ làm cho chúng ta no thỏa với ánh sáng của Thánh Nhan Ngài.  Trên trần gian, chúng ta đi về phía sự viên mãn này, trong khi vui mừng chờ đợi Nước Thiên Chúa thật sự được thể hiện. Cảm ơn anh chị em.

Nguồn: giaoly.org
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

TRANG GIA ĐÌNH

HẬU QUẢ CỦA VIỆC KẾT HÔN KHÁC TÔN GIÁO

Rôma (Zenit.org) - Trong thập niên vừa qua có khoảng 45% các cuộc hôn nhân ở Hoa kỳ là do kết hôn giữa những người khác tôn giáo.

Một quyển sách mới vừa xuất bản của Naomi Schaefer Riley có tựa đề “Đến lúc Đức tin thực hiện phần của chúng ta: Hôn nhân khác đạo biến đổi nước Mỹ như thế nào” (Báo Đại học Oxford), xem xét những ảnh hưởng mà nó gây ra, cả về hôn nhân và thực hành tôn giáo.

Bà hội đủ điều kiện để viết về một nghiên cứu như vậy bằng cách rút tỉa từ cuộc sống cá nhân, cũng như bà là một người gốc Do thái giáo, kết hôn với một người Mỹ da đen thuộc hệ phái Chứng nhân Giêhôva, dù ông đã rời khỏi nhóm này khi học Đại học.

Dựa trên nhiều khảo sát và thẩm vấn khác nhau, bà Riley lưu ý rằng mặt tích cực của hôn nhân khác đạo chính là những tín ngưỡng và các nhóm di dân khác nhau trở thành một phần của xã hội Mỹ. Về mặt tiêu cực, những dữ liệu bà tìm được chỉ ra rằng hôn nhân khác đạo thường không được hạnh phúc lắm và cũng kém ổn định hơn.

Một trong những vấn đề chính, bà lưu ý là “các cặp vợ chồng khác tôn giáo có xu hướng kết hôn mà không hề suy nghĩ đến những ràng buộc thực tế của sự khác biệt tôn giáo nơi họ”.

Nhìn vào thực trạng khác biệt tín ngưỡng, Riley cho biết cuộc khảo sát năm 2001 cho thấy 27% người Do thái giáo, 23% người Công giáo, 39% Phật giáo, 18% hệ phái Baptist, 21% Hồi giáo, và 12% thuộc hệ phái Mormon đã kết hôn với một người phối ngẫu có căn cước khác tôn giáo.

Một khuynh hướng thú vị khác mà bà nhận ra được là việc kết hôn khác đạo thường xảy ra giữa những người lớn tuổi hơn, tỷ lệ kết hôn khác đạo là 58% đối với những người kết hôn trong độ tuổi khoảng 26 đến 35, cao hơn 10 điểm so với những cặp trẻ hơn.

Riley giải thích rằng khoảng thời gian từ khi đứa trẻ rời mái ấm gia đình và kết hôn thường là “khoảng thời gian lãng phí về tôn giáo”. Thường lúc kết hôn là lúc người trưởng thành quay về với giáo hội.

Những giá trị

Bà cũng nhận xét nhiều người cho rằng điều quan trọng hơn chính là các cặp vợ chồng cùng chia sẻ những giá trị, bất kể họ có cùng tôn giáo hay không.

Tuy nhiên, khái niệm về những giá trị chung là một ý tưởng rất chung chung và bà Riley băn khoăn liệu nó có đủ nền tảng để xây dựng một cuộc hôn nhân thành công hay không.

Bà nói thêm rằng bản chất và những đặc trưng của giá trị bắt nguồn từ tôn giáo, nhưng để được thuận hòa, nhiều thành viên của những cặp vợ chồng khác tôn giáo đã “đơn giản dừng việc thực hành các nghi thức cụ thể trong tôn giáo của họ rất nhiều”.

Riley nhận xét: “Thực vậy, những người kết hôn với người ngoài tôn giáo của họ có chiều hướng xem nhẹ tôn giáo hoặc hoàn toàn đánh mất đức tin của mình”.

Hơn nữa, bà lưu ý, “Tôn giáo là một điều phức tạp”, và những sự kiện như sinh con, người thân qua đời, mất việc làm có thể khơi dậy ước muốn quay về với tôn giáo mà người đó đã được nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, dù tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong đời sống con người, điều nổi bật trong các cuộc thẩm vấn của bà Riley là thiếu sự thảo luận nghiêm túc về tôn giáo giữa hai người phối ngẫu tương lai. Bà nhận thấy hơn phân nửa những cặp vợ chồng khác tôn giáo nói họ cũng chẳng thảo luận về tôn giáo của những đứa con trước khi kết hôn.

Bà hỏi, làm thế nào mà điều này lại xảy ra. Liệu có phải vì xu hướng hiện thời cổ xúy sự khoan dung và không muốn phân biệt đối xử hay không? Có phải vì người ta không nhìn thấy tôn giáo là điều rất quan trọng để xem xét trong mối quan hệ của họ không?

Một khảo sát năm 2006 cho thấy hôn nhân khác đạo cũng gây hậu quả đối với trẻ em: 37% trẻ em được cha mẹ khác tôn giáo nuôi dưỡng đưa đi tham dự nghi lễ tôn giáo hằng tuần so với 42% những trẻ có cha mẹ cùng tôn giáo nuôi dạy.

Có một ảnh hưởng quan trọng nếu cha mẹ nuôi dạy trẻ theo một tôn giáo cụ thể. Một khi việc này được thực hiện, và nếu cha mẹ là người chia sẻ tôn giáo của đứa con được thừa nhận, thì trẻ được thực hành đức tin của chúng nhiều hơn.

Ly dị

Về vấn đề ly di, bà Riley kết luận rằng các cuộc hôn nhân khác tôn giáo có nhiều nguy cơ hơn. Một khảo sát năm 2001 với 35.000 người trả lời cho thấy rằng những người có cuộc hôn nhân khác tôn giáo có nguy cơ ly dị hoặc chia tay cao gấp 3 lần so với những người có cuộc hôn nhân cùng tôn giáo.

Riley nhận xét rằng hầu hết các vị lãnh đạo của các tôn giáo mà bà nói chuyện đều đưa lời khuyên nên kết hôn với người cùng tôn giáo để bảo tồn đức tin và sự bền vững lâu dài của cuộc hôn nhân.

Trong phần kết luận, bà Riley nhận xét rằng hôn nhân khác đạo “thường là câu chuyện loại bỏ lòng chung thủy”. Người ta có thể thay thế đời sống tôn giáo trong nhiều năm, nhưng cuối cùng thì cũng trở về với tôn giáo đầu tiên.

Bà thừa nhận khuynh hướng kết hôn khác đạo tiếp tục gia tăng, và không thấy một dấu hiệu nào làm cho chậm lại.

Ngoài việc tác động trên các đôi vợ chồng, khuynh hướng này sẽ ảnh hưởng đến các giáo hội. Riley lập luận rằng nhiều nơi sẽ nhận ra việc giảm thiểu các thành viên, nhất là đối với những nơi không chấp nhận hôn nhân khác đạo một cách dễ dàng.

Một điều được bà đề nghị với những đôi vợ chồng tương lai, với sự hỗ trợ của giáo hội của họ, là cần thảo luận những vấn đề liên quan đến sự khác biệt tôn giáo của họ một cách đầy đủ hơn. Một đề nghị rất hữu ích, nhất là những vấn đề mà bà Riley nêu ra qua cuộc khảo cứu của bà.

Vũ Văn Kích
Nguồn: ubmvgiadinh.org

 

TRANG GIÁO LÝ VIÊN

ĐỀ NGHỊ MỘT TIẾN TRÌNH DẠY GIÁO LÝ

 Sau khi được học hỏi về phương pháp sư phạm của Chúa Giêsu, các giáo lý viên ngước nhìn lên mẫu gương giảng dạy của mình. Với một ý chí, một tâm hồn tông đồ hăng say, giáo lý viên sẵn sàng mở rộng bàn tay gieo vãi hạt giống Tin Mừng trên mảnh đất các tâm hồn, để một ngày nào đó hạt giống đó sẽ triển nở những hoa trái tốt đẹp cho Giáo hội.

Dạy giáo lý là để tiếp nối sứ mệnh rao giảng của Đức Kitô, vì thế Giáo lý phải được tổ chức trong khung cảnh yêu thương và cảm thông. Qua việc giảng dạy, việc huấn luyện lương tâm, sự cầu nguyện, những nghi lễ phụng tự và những việc tông đồ, chúng ta giúp các em đào sâu về đức tin và căn tính công giáo của mình để các em có cơ hội học hỏi và thực thi sứ mạng của Chúa Giêsu.

 Vì tầm quan trọng đó, chúng ta cần phân phối, dự liệu chương trình giáo lý tổng quát một cách có hệ thống và hợp lý. Sau đó chúng ta cần phân phối chương trình cho một năm, một quý , một tháng...

Về tiến trình dạy giáo lý, chúng ta uyển chuyển tùy theo tuổi, hoàn cảnh và chủ đề.... Sau đây là diễn tiến thông thường của một giờ giáo lý. Tuy nhiên, không nên áp dụng diễn tiến này cách máy móc. Khi cần sẽ linh động thêm hoặc bớt cho việc dạy giáo lý có kết quả hơn.

I. CHUẨN BỊ XA

 Một tháng hoặc vài tuần trước ngày khai giảng, Ban điều hành và các Giáo lý viên họp nhau để :

- Nắm vững danh sách học sinh theo tuổi.

- Chia lớp, phân công người phụ trách.

- Định thời khóa biểu học (nếu được nên xếp các lớp cùng khối học cùng một buổi )

- Dự trù, phân phối tiết học cho cả năm.

- Lên chương trình hằng tuần, mỗi buổi học.

- Sắp xếp thời gian và địa điểm cho các lớp

- Dự trù cho ngày kết thúc năm học giáo lý

* Tổ chức nghi lễ rước lễ lần đầu hay thêm sức...

* Tổ chức lễ bế giảng. Tổng kết năm học. Phát thưởng.

Nên dùng một khoảng thời gian thuận tiện nào đó từ bế giảng năm học cũ đến khai giảng năm học mới để bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo lý viên cũ và huấn luyện các Giáo lý viên mới.

Cần lưu ý rằng, việc huấn luyện toàn diện cho giáo lý viên rất quan trọng, cần phải thực hiện liên tục từ căn bản đến nâng cao, cần phải cập nhật hóa những canh tân của Giáo Hội và bắt cho kịp những biến chuyển của thời đại.

Khi chọn sử dụng một giáo trình dạy giáo lý, chúng ta cần để ý đến việc thích nghi giáo trình này vào hoàn cảnh riêng của giáo xứ và lớp học. Cũng nên tham khảo nhiều giáo trình khác nhau để chọn lọc những gì thích hợp nhất cho các đối tượng học giáo lý.

II. CHUẨN BỊ TRƯỚC NGÀY KHAI GIẢNG

1. NƠI DẠY

 Dù trong điều kiện thiếu thốn nhất, Giáo lý viên vẫn phải sắp xếp sao cho nơi học giáo lý có bầu khí ấm cúng, vui tươi, chỗ ngồi sạch sẽ, nếu có bàn ghế thì bàn ghế sạch và ngay ngắn. Tùy theo nhu cầu của buổi học mà xếp bàn ghế theo hình chữ U, chữ nhật hay vòng tròn. Tùy theo nội dung và yêu cầu sư phạm, ta có thể thay đổi nơi học : trong phòng, ngoài sân hay dưới chân một tượng đài...

Mỗi cách bố trí chỗ ngồi có tầm quan trọng riêng. Cách ngồi vòng tròn tạo cảm giảc hòa đồng, bình đẳng. Xếp chỗ ngồi theo kiểu chữ U cho cảm giác đoàn kết, thân thiện nhưng vẫn tôn trọng thứ bậc vì nhánh mở của chữ U dành cho Giáo lý viên hay khách mời. Xếp ghế theo vòng cung tạo bầu khí thoải mái, ít trang trọng. Ngược lại, xếp ghế ngay ngắn thành những hình vuông hay chữ nhật sẽ tạo bầu khí trang trọng, nghiêm túc. Chúng ta sẽ tùy trường hợp để bố trí chỗ ngồi. Không phải lúc nào ngồi vòng tròn cũng tốt.

Khoảng cách giữa Giáo lý viên và các em đừng quá xa. Đôi khi để tăng sự thân mật, cũng cần di chuyển đến những hàng ghế học sinh ở xa.

2. HỌC CỤ

Về các giáo cụ, chúng ta có thể lưu ý một số điểm :

- Tranh ảnh

Các em thường thích đọc truyện tranh, vì thế khi dạy Giáo lý, chúng ta nên để ý đến xu hướng ấy và cụ thể hóa qua việc dùng tranh ảnh. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống tranh ảnh phục vụ cho việc dạy Giáo lý theo yêu cầu của từng bài. Vì vậy Giáo lý viên phải tự sưu tầm hay tự vẽ. Hình ảnh sưu tầm hay tự vẽ không nên quá cầu kỳ, nhưng phải phục vụ cho bài học. Lưu ý, chỉ dùng tranh ảnh đúng lúc. Nên dùng tranh không có lời thoại để giúp các em tự khám phá, suy nghĩ và học tập.

Thông điệp gửi qua hình ảnh được tiếp nhận và giải mã dễ hơn thuần túy qua ngôn ngữ. Ngay với các lớp vào đời, một bức tranh, một hình vẽ trên bảng, một đồ thị nào đó… không khi nào là dư thừa.

- Bảng

Một cái bảng đủ lớn, đặt nơi thích hợp với đầy đủ phấn viết (hay bút viết nếu là bảng nhựa), là phương tiện trợ thị ưu việt hơn cả băng hình, phim nhựa, phim chiếu bất động… vì bảng linh hoạt hơn và mang dấu ấn của giáo lý viên hơn. Vấn đề là ở chỗ sử dụng bảng cho hiệu quả.

- Những vật dụng khác ...

- Các tài liệu khác....

3. TỔ CHỨC LỚP HỌC

Trong một lớp giáo lý, ta nên quy tụ các em cùng một độ tuổi và có một trình độ văn hóa ngang nhau. Muốn việc dạy Giáo lý đạt kết quả tốt, cần tổ chức lớp học một cách quy củ, có nề nếp. Tùy độ tuổi và yêu cầu của bài học, mỗi cấp lớp lại áp dụng một phương pháp học riêng. Cách tổ chức lớp sẽ hỗ trợ cho các phương pháp học rất nhiều.

Vì thế, Giáo lý viên cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức lớp cho chu đáo và thực hiện việc này ngay trong giờ học đầu tiên, rồi trong suốt năm học cần lượng giá liên tục để chấn chỉnh kịp thời.

Về việc phân công trong lớp, giáo lý viên để ý chọn một số em “xuất sắc nhất” để làm “hạt nhân”. Có thể chọn lựa căn cứ theo một số tiêu chuẩn sau :

          - Em có khả năng thu hút những bạn khác.

- Em có tinh thần chung, vui vẻ.

          - Em có năng khiếu nào đó nổi bật

          - Em có sức khỏe tốt.

          - Em có độ hiểu biết rộng so với độ tuổi

Sau đó nhắm chừng để chọn trước : một lớp trưởng, một lớp phó, và tùy theo lứa tuổi mà chỉ định hay cho các em tự chọn.

Học sinh được chia thành từng nhóm từ 8 đến 10 em. Mỗi đội có trưởng và phó phụ trách.

Lớp có một lớp trưởng, một lớp phó và một thư ký. Đối với các lớp lớn có tiền quỹ, cần thêm một thủ quỹ.

Giáo lý viên giao công tác cụ thể cho lớp trưởng và lớp phó. Các đội trưởng hay phó nhận chỉ thị qua trưởng và phó lớp và phụ trách thi đua cho đội của mình.

(Còn tiếp)

Tu Viện Mân Côi Chí Hòa

TRANG QUỚI CHỨC

GIỮ ĐẠO THÌ PHẢI QUYẾ TÂM

Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhớ câu chuyện người thanh niên giàu có trong Phúc âm:

Trên đường đi rao giảng, có một thanh niên đó đường Chúa Giêsu và thưa với người rằng: Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?

Sau khi hỏi han về đường đạo hạnh, được biết anh ta là người rất ngoan đạo, Chúa Giêsu bảo anh ta làm một việc đó là : bán tất cả tài sản anh có, đem bố thí cho người nghèo rồi đến theo Người. Đó chính là điều kiện tiếp theo để có sự sống đời đời làm gia nghiệp. Kết thúc câu chuyện chắc ai cũng biết rồi. Ra đi và không bao giờ trở lại !

Ở đây có những câu hỏi được đặt ra:

- Anh ta có tin vào Chúa Giêsu không ?

- Những gì đã xãy ra trong suy nghĩ của anh ta ?

Nếu không tin Chúa Giêsu chắc anh đã không đến gặp Chúa để được tư vấn. Nhưng lời khuyên của Chúa Giêsu đã làm cho anh ta cảm thấy rất khó xử, vì anh ta có nhiều của cải !

Đối với người Do Thái, giàu có được coi là phúc lành của Chúa, phúc lành đó có được do việc giữ đạo mà có. Nghèo khó, bệnh tật, hiếm muộn… là bị chúc dữ.

Ở đây, việc tự trở nên nghèo không thể coi là lý do để người này không quay trở lại để theo chúa, không thể coi là bị chúc dữ, mà vì những lý do khác.

- Anh ta yêu của cải, hạnh phúc đời này hơn của cải hạnh phúc đời sau.

- Anh giàu giới luật của Chúa, nhưng thiếu lòng nhân, thiếu tình người.

- Đức tin của anh vào Thiên Chúa chỉ dừng lại ở kiến thức mà không đi đến hành động.

Đạo công giáo giới răn rất nhiều, nhưng được thu tóm vào mười điều răn. Mười điều răn đó lại được quy về hai điều trọng nhất là mến chúa và yêu người. Mến và yêu ở đây tuy khác về chữ viết nhưng đồng một nghĩa. Mà yêu là gì ? Đó chính là cho đi. Yêu thật sự là cho đi tất cả, kể cả mạng sống mình. Chính Chúa Giêsu đã làm điều đó và Người cũng đòi hỏi chúng ta phải làm như thế khi bảo các môn đệ: các con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con.

Vì thế đức tin (tin vào Thiên Chúa ) phải được minh chứng bằng tình yêu, nhưng không phải chỉ yêu một vài đối tượng nào đó mà phải là lòng bác ái, nghĩa là yêu thương hết mọi người. Lòng bác ái đó không được dừng lại ở lý thuyết, trong tâm trí, lời nói, mà phải bằng hành động cụ thể bằng việc xẻ chia của cải, sức lực, tài năng, kiến thức…..

Điều này thật không dễ, bởi vì đối với chúng ta, những con người còn mang trong mình thân xác vật chất nặng nề, còn bị tham, sân, si lôi cuốn cho nên để bứt ra khỏi ảnh hưởng của nó đó là điều không dễ, nhất là trong xã hội hưởng thụ ngày nay.

Thế nhưng chúng ta nên nhớ lời của Chúa Giêsu đã nói: được lợi lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích gì. Đó chính là tiêu chuẩn để chúng ta lựa chọn, hầu nhờ đó mà chúng ta có thể thực thi bác ái đối với anh em để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.

SỐNG ĐẸP

ĐGH Phanxicô Tự Nhiên Hỏi Đáp Không Theo Bài Soạn Sẵn

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các em: “Cha không muốn làm Giáo Hoàng”

“Thiên Chúa không chúc lành cho người muốn trở thành Giáo Hoàng. Cha không muốn làm Giáo Hoàng. “Cha sống ở St. Martha vì cha thích có người ở gần xung quanh…”.

Buổi tiếp kiến sinh viên trường Albanian và trẻ em Italia sáng nay tại Vatican trở thành một cuộc đối thoại ngẫu hứng khi Đức Giáo Hoàng quyết định bỏ sang một bên bài phát biểu dài năm trang giấy để không làm cho các em, gia đình và giáo viên chán ngán, thay vào đó là chỉ trao đổi vắn tắt ngẫu hứng: “Cha đã chuẩn bị một bài phát biểu, nhưng nó dài năm trang! Hơi chán một chút … Bây giờ chúng ta sẽ làm thế này: Cha sẽ tóm tắt nhanh những gì cha viết ở đây và sẽ gửi bản này đến cha giám tỉnh. Cha cũng sẽ gởi cho cha Lombardi để mỗi người đều có một bản.”

Đức Thánh Cha bắt đầu bằng cách nhấn mạnh yếu tố cốt lõi giáo dục của dòng Tên là làm thế nào để trở nên cao thượng. Điều này là vì lợi ích của sự phát triển con người cá nhân chúng ta. “Trở nên cao thượng có nghĩa là gì? Nghĩa là phải có một trái tim lớn, một tinh thần rất lớn, lý tưởng lớn, mong muốn làm những điều tốt đẹp để đáp lại điều Thiên Chúa mong mỏi chúng ta, và cụ thể là làm tốt những việc hàng ngày, tất cả các hành vi, bổn phận, gặp gỡ con người hàng ngày; làm những việc nhỏ thường nhật với một trái tim lớn mở ra với Thiên Chúa và tha nhân.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng trở nên cao thượng với Chúa Giêsu và chiêm ngắm Chúa Giêsu. Chúa Giêsu làm cho chúng ta luôn hướng đến chân trời.”

Đức Phanxicô tiếp tục đưa ra lời khuyên cho phụ huynh và giáo viên. Ngài nói giáo dục là “một sự cân đối giữa việc cho các em sự an toàn đồng thời cho các em biết bước vào những thách đố… Trẻ em thỉnh thoảng cần phải đối diện với những thách thức. Nếu không, các em sẽ phát triển nhân cách không đầy đủ. Nhưng cũng không được đưa các em vào khu vực rủi ro: điều này quá nguy hiểm.” Đức Phanxicô khuyến khích các nhà giáo dục “tìm kiếm các hình thức giáo dục mới và độc đáo, tùy theo “nhu cầu nơi chốn, thời gian và con người. Là một linh mục dòng Tên, cha muốn nói rằng nuôi dưỡng tinh thần, cam kết dấn thân trong lĩnh vực giáo dục theo tinh thần thánh Inhaxiô là điều rất quan trọng.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng chuyển qua phiên hỏi đáp với sự khởi động của các linh mục trẻ dòng Tên. Câu hỏi đầu tiên của một sinh viên hỏi ngài một cách thân mật là tại sao ngài không sống trong dinh thự giáo hoàng, không có chiếc xe ôtô lớn hoặc đeo nhiều vàng và đá quý. “Đó không phải là vấn đề của sự giàu có mà là vì bản thân cha là ai: cha muốn sống giữa mọi người. Nếu cha sống một mình và cô lập bản thân, điều đó sẽ không tốt cho cha. Một giáo sư cũng đã hỏi cha câu hỏi tương tự: tại sao cha không đi và sống ở đó? Câu trả lời của cha là: vì sức khỏe tinh thần riêng của cá nhân cha. Đơn giản là vì cha như thế. Căn hộ không quá sang trọng nhưng cha không thể sống một mình.”

Đề cập về đức tính khó nghèo, ngài nói: “Thực tế là có quá nhiều chuyện về đói nghèo trên thế giới hôm nay là đáng hổ thẹn! Làm sao có quá nhiều trẻ em đang chết đói, nhiều em không được học hành và nhiều người nghèo khó trong khi thế giới giàu có và có qua nhiều nguồn lực để nuôi tất cả mọi người? Nghèo đói hôm nay là tiếng khóc kêu cứu. Tất cả chúng ta cần nỗ lực trở nên nghèo hơn một chút. Làm sao tôi có thể làm cho mình trở nên nghèo hơn một chút để tôi có thể giống như Chúa Giêsu, một vị thầy nghèo khó?

Đức Giáo Hoàng cũng nói về bạn bè của mình khi trả lời câu hỏi của một cô bé: “Cha đã làm Giáo Hoàng hai tháng rưỡi nay và bạn bè của cha thì ở cách xa đây mười bốn giờ. Ba người trong số họ đã đến thăm cha. Cha nhớ họ, viết thư cho họ … Các con không thể sống nếu không có bạn bè, họ rất quan trọng! ”

Một bé gái khác hỏi tại sao cha trở thành một linh mục dòng Tên. Đức Thánh Cha trả lời: “Điều cha thích nhất về dòng Tên là tinh thần truyền giáo. Cha muốn trở thành một nhà truyền giáo. Khi cha đang học triết học, cha đã viết thư cho cha Arrupe (là cha Bề trên dòng Tên lúc đó) xin ngài cho cha đến Nhật Bản hay nơi nào đó. Nhưng ngài đã suy nghĩ kỹ và nói từ tốn với cha rằng: “Con có một lá phổi và một công việc khó khăn như thế này sẽ không phải là điều tốt nhất”. Vì thế, cha ở lại Buenos Aires. Nhưng Cha Arrupe thật rất tốt với cha bởi vì ngài đã không nói: con không đủ thánh thiện để trở thành một nhà truyền giáo “. Ngài rất tốt và nhân hậu! Viễn tượng về sứ vụ truyền giáo cho cha sức mạnh để trở thành một linh mục dòng Tên: ra đi loan báo về Đức Giêsu Kitô. Cha nghĩ rằng đây là phần cốt lõi của đời sống linh mục chúng ta – ra đi: ra đi loan báo về Chúa Giêsu Kitô và không nên đắm chìm trong thế giới của chúng ta, vốn rất phù du, phải không? Đó là những gì làm cho cha muốn trở thành một linh mục dòng Tên.”

Trả lời câu hỏi của một cậu bé dao động đức tin, Đức Giáo Hoàng nói: “Luôn nhớ rằng: con không nên sợ thất bại hay chùn bước. Tài khéo không phải là bước đi không bị té ngã nhưng là biết đứng lên và đi tiếp. Nếu con té ngã, hãy nhanh đứng dậy và tiếp tục đi.”

Cuối cùng, trả lời cho một câu hỏi khác, Đức Phanxicô nói về những nỗ lực chính trị của các tín hữu: “Tham gia vào lãnh vực chính trị là một nhiệm vụ Kitô giáo. Kitô hữu chúng ta không thể giống như Philatô rửa tay sạch phủi sạch mọi sự. Chúng ta cần phải tham gia chính trị bởi vì đó là một trong những cách thức biểu hiện cao nhất lòng bác ái. Nó làm cho các cảm thức chung được xét đến. Kitô hữu giáo dân phải làm các công việc chính trị. Đó là nhiệm vụ không hề dễ dàng, có thể nói như vậy. Nhưng làm một linh mục cũng không phải dễ! Chính trị là dơ bẩn nhưng lý do nó trở thành dơ bẩn là vì các Kitô hữu đã không tham dự thấm nhuần sâu sắc đủ tinh thần Tin Mừng. Rất dễ để lấy lý do thoái thác … nhưng tôi phải làm gì? Làm việc vì lợi ích chung là nhiệm vụ Kitô giáo.”

Nguồn: mfvietnam.org (dịch từ http://vaticaninsider.lastampa.it: Francis on not wanting to be Pope and his love of having people around him)

HỎI ĐÁP MỤC VỤ

THẾ NÀO LÀ LỖI ĐỨC BÁC ÁI KITÔ GIÁO?

Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, viết: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến”( 1Cr 13:13). Sở dĩ ngài nhấn mạnh như vậy về Đức ái, là vì Chúa Cứu Thế Giêsu đã truyền cho các môn đệ và mọi người chúng ta phải  tuân giữ và thực hành hai giới răn quan trong nhất là mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” và “yêu người thân cận như chính mình”(Mc 12:30-31).

Yêu người khác như yêu chính mình, đó là đức ái Công giáo. Đó là đức mến mà Thánh Phaolô đề cao hơn cả đức tin và đức cậy. Điều này thật chí lý vì nếu chúng ta tin có Chúa, hy vọng có ngày đước gặp Chúa nhãn tiền thì chúng ta phải thể hiện niềm tin và cậy trông đó bằng đức ái nồng nàn. Nói khác đi, đức ái là thước đo của đức tin và đức cậy. Nhưng làm thế nào để chứng tỏ chúng ta thực sự tin yêu mến Chúa? Đây cách cụ thể  nhất Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Jn 14:21).

Như vậy, thực hành tốt hai điều răn quan trọng nhất của Chúa về yêu mến Ngài và yêu tha nhân  là  cách biểu lộ hùng hồn nhất lòng  ta  tin va yêu Chúa thực sự.Trong giới hạn bài  này, tôi xin được trình bày  đại cương về  giới luật yêu mến tha nhân  như yêu chính mình và những lỗi phạm đến điều răn quan trọng này.         

Yêu mến người khác như chính mình có nghĩa là mình muốn những gì tốt đẹp hữu ích cho chính  mình thì mình cũng phải mong muốn và làm những việc ấy cho người khác. Mình muốn được cơm no áo ấm, có những  phương tiện vất chất tối thiểu cần thiết để sống xứng đáng cương vị làm người thì cũng phải mong muốn và giúp người khác có được những nhu cầu cần thiết đó. Mình muốn danh dự, tiếng tốt cho mình thì cũng có bổn phận phải tôn trong danh dự và tiếng tốt của người khác. Mình không muốn bị hiểu lầm bị vu cáo những điều xấu thì cũng không bao giờ được phép gây ngộ nhận cho ai hoặc vô tình hay cố y bêu xấu ai vì bất cứ lý do gì. Sau hết, mình muốn được thăng tiến về mặt trí thức và siêu nhiên, thì cũng phải quan tâm đúng mức đến lợi ích tinh thần và thiêng liêng của người khác. Có như vậy mới thực sự là yêu người như Chúa dạy. Nói tóm lại,  dùng thước bác ái để đo cho mình thế nào thì cũng phải dùng chính thước đó mà áp dụng cho người khác  như vậy.Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người đã không sống bác ái hoặc tệ hơn nữa là đã lỗi phạm nhân đức này cách nặng nề.   

Cái tội lớn nhất của con người ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới là tội dửng dưng (indifference) trước sự đau khổ của người khác. Đau khổ về thể lý như đói nghèo, tù đày, bị đánh đập, hành hạ thân xác….Đau khổ về tinh thần như bị khinh chê, kỳ thị, lăng mạ, sỉ nhục, bị bêu xấu trong công luận.Gây cho người khác những đau khổ này hoặc dửng dưng khi thấy người khác phải chịu những đau khổ đó đều lỗi phạm đức ái mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải tuân giữ để được vào Nước Trời,tức Vương Quốc của công bình, thánh thiện, và yêu thương. Có người đã  nại lý do muốn sửa lỗi của anh chị em để giúp họ cải tiến. Thiện chí này rất tốt và phù hớp với Phúc Âm nhưng phải thi hành đúng với tinh thần Chúa dạy trong Phúc Âm Thánh Mathêu như sau:            

“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh,thì anh đã được món lợi là người anh em mình.Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào hai hoặc ba chứng nhân.Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18:15-)

Như vậy, cũng vì động cơ  bác ái thúc đầy mà ta muốn sửa lỗi người khác để giúp họ trở nên tốt hơn. Nghĩa là ,phải đoan chắc rằng  chỉ vì mong cho người khác được tốt đẹp như mình nên muốn giúp người khác sửa lỗi mà thôi.. Việc này hoàn toàn khác với ý đồ muốn bêu xấu ai  vì lầm lỗi nào đó. Người ViệtNam hay mắc tội thông dụng là “nói hành nói tỏi người khác”. Chuyện gì không hay không tốt về người khác thường được loan truyền mau lẹ trong cộng đồng, giữa những người quen biết nhau. Chi tiết của câu chuyện được rỉ tai cứ gia tăng thêm từ người này sang người khác. Cuối cùng chỉ có nạn nhận chịu mọi thiệt thòi, tai tiếng bất công. Như thế, loan truyền tin cho  người khác biết chuyện  không tốt của ai  mà hậu quả làm mất danh dự, tiếng tốt của người ấy là lỗi đức bác ái Công giáo. Không phải trách nhiệm của mình, nhưng vì muốn bêu xấu ai đó nên đã tìm mọi cách để loan tin cho người khác biết chuyện kín của người thứ ba là phạm tội cả về mặt pháp lý lẫn đạo đức Kitô Giáo. Tuyệt đối không có cơ sở luân lý, Kinh Thánh hay tín lý nào cho hành vi bêu xấu làm nhục người khác ở trong và ngoài Giáo Hội. Không ai có quyền tự dành  cho mình trách  nhiệm tố cáo để bôi nhọ người khác trước công luận xã hội dù  núp dưới với bất cứ danh nghĩa nào. Phải tôn trọng danh dự, đời tư,  tính mạng và  tài sản của người khác như chính của mình. Đây là giới luật bác ái và công lý đòi buộc mọi công dân và giáo dân phải tuân giữ khi sống trong xã hội và Giáo Hội.          

Bác ái không chỉ giới hạn trong việc cho người đói ăn, cho kẻ khát uống, kẻ rách rưới áo quần. Hơn nữa, Bác ái đòi hỏi phải yêu mến và tôn trọng người khác như chính mình, vì mọi người đều là hình ảnh của  Chúa và là anh chị em với nhau.
Vậy nếu không yêu thương, tôn trọng được người anh em mà chúng ta trông thấy, gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống thì làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng chúng ta không hề xem thấy được?

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
Nguồn:conggiaovietnam.net

CHUYỆN THƯỜNG NGÀY

TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG

Có một hiện tượng phổ biến trong xã hội hôm nay mà người ta gọi là “tâm lý đám đông”, “sống theo phong trào”. Do hiện tượng này, việc đánh giá một hành động hay một lời nói không còn dựa trên những chuẩn mực đạo đức của truyền thống hay của các tôn giáo, nhưng dựa theo đám đông. Một hành động tự nó là xấu, nhưng có nhiều người làm, thì tự nhiên nó bớt xấu đi, thậm chí hành động đó được coi là bình thường. Và, một khi được coi là bình thường, thì không cần phải áy náy hay bận tâm về “tính luân lý” của hành động đó nữa.

Cách đây vài chục năm, việc một cặp vợ chồng bỏ nhau là điều hổ nhục cho hai dòng họ, vì thế mà cha mẹ đôi bên tìm đủ mọi cách để hàn gắn những rạn nứt, vừa để bảo vệ hạnh phúc gia đình, vừa giữ thể diện với những người xung quanh. Ngày nay, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, nên nhiều bậc cha mẹ và các bạn trẻ dựa vào “tâm lý đám đông” để lập luận: “Ôi giào, xung quanh ta có đầy người làm thế”. Và như thế, một việc tự nó là không bình thường đã trở nên bình thường vì có nhiều người làm như vậy. Có thể kể đến lối suy nghĩ tương tự về nạn phá thai, nghiện ngập, trộm cắp hay nhiều loại hình tệ nạn khác.        

Báo chí tuần qua thu hút nhiều quan tâm của độc giả khi đưa những thông tin về một sự kiện có liên quan đến ngành y. Tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), có một số dược sĩ vì lòng tham đã “nhân bản” những kết quả xét nghiệm, xào xáo nhằm trục lợi từ quỹ bảo hiểm. Chị Hoàng Thị Nguyệt, công tác tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Hoài Đức và hai đồng nghiệp đã không chấp nhận việc làm trái lương tâm đó, nên đã can đảm tố cáo hành vi gian lận. Điều ngạc nhiên là sau khi chị Nguyệt phát đơn tố cáo thì chị bị đuổi việc và bị tố cáo ngược lại. Cấp trên đã can thiệp, chị Nguyệt và hai người đồng nghiệp được trả lại danh dự, nhưng trong một khung cảnh bất bình thường, theo kiểu “mặt cười miệng mếu”. “Sáng 16-8-2013, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khen thưởng cho chị Hoàng Thị Nguyệt và hai người có đơn tố cáo sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Nhiều ý kiến cho rằng buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng 30 phút sơ sài, buồn tẻ, hình thức, đặc biệt mức thưởng 320.000 đồng cho một người là quá ít, thậm chí là “xúc phạm người tố cáo tiêu cực” (VnExpress ngày 19-8-2013).

Qua sự kiện này, chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của tâm lý đám đông. Vâng, chị Nguyệt và hai người đồng nghiệp là những người lương thiện, đáng khen, nhưng đối với phần lớn tập thể cán bộ nhân viên của bệnh viện Hoài Đức, thì chị không có chỗ ở đây, vì chị không nghĩ như họ, không đồng quan điểm với họ. Trong khi một số đông toa rập với nhau để làm những điều khuất tất nhằm trục lợi, thì chị suy nghĩ và hành động ngược lại. Chị không hành động giống như đám đông, như tập thể. Chị giống như một cung đàn rất hay nhưng lạc điệu giữa một mớ âm thanh hỗn tạp nhằm phục vụ lợi ích một số cá nhân đang muốn vơ vét cho đầy túi tham. Vì thế, trong cơ quan này, không có chỗ cho chị. Tố cáo người làm sai là việc tốt, nhưng trong bối cảnh xã hội mà xem ra ở đâu cũng sai như thế, thì việc tố cáo lại coi là không bình thường và khó chấp nhận. Vì thế mà những người phụ nữ này đã buồn bã kết luận: “đấu tranh” thì “tránh đâu”.           
Trong thông điệp đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết: “Ngày nay, chân lý thường bị giảm xuống thành sự xác thực chủ quan của mỗi người, chỉ có giá trị cho cuộc sống cá nhân” (Lumen Fidei, số 34). Tâm lý đám đông cũng đang ảnh hưởng tai hại đến đời sống đức tin và luân lý. Đức tin bị coi là một hành vi cá nhân, tùy chủ quan nhận định của mỗi người. Khá nhiều bạn trẻ lơ là với việc sống đạo vì họ lập luận xung quanh mình có nhiều người cũng thế. Nhiều bạn trẻ đua theo phong trào sống thử, phá thai, vì nghĩ rằng đó là một lối sống của xã hội mới, xã hội hiện đại và nhất là vì có rất nhiều người cùng quan điểm với họ. Họ đã đánh mất cảm thức về tội, không còn áy náy lương tâm khi phạm tội. Họ lợi dụng danh nghĩa tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ giống như người đã trót vấy bùn đen, tiếp tục nhấn chìm vì nghĩ đàng nào cũng đã nhiễm bùn rồi. Kết quả là những cuộc đời không có tương lai, trở thành gánh nặng đè lên vai người thân. Cũng cần nhắc đến trách nhiệm của những bậc phụ huynh trước tâm lý đám đông. Có những người cha người mẹ không quan tâm đến đời sống đức tin cũng như đạo đức xã hội của con cái mình. Không ít người đã chép miệng thanh minh “thời thế bây giờ nó như vậy”.  

Chúng ta không để dòng nước “thời thế” lôi cuốn. Con người thụ động để cho dòng đời lôi cuốn sẽ tự biến mình thành một khúc gỗ trôi sông. Chỉ có con người có bản lĩnh mới dám can đảm lội ngược dòng, “tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến”.

“Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào (Nước Trời)” (Lc 13,24). Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta một giải pháp, một con đường để đạt tới hạnh phúc. Tâm lý đám đông bao giờ cũng tạo ra những con đường dễ dãi, hấp dẫn đối với mọi người. Thời nào cũng thế, người ta có khuynh hướng lảng tránh những hy sinh, khước từ những cố gắng. Và khi tìm những điều dễ dãi để đáp ứng những nhu cầu của bản năng, người ta tìm ra đủ mọi thứ lập luận bảo vệ cho hành động và lối sống của mình. “Bước qua cửa hẹp” còn có nghĩa là đi qua cửa có tên là Giêsu, vì chính Người tuyên bố: “Tôi là cửa, ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu” (Ga 10,9). Đi qua cửa Giêsu tức là nhận làm môn sinh và nỗ lực thụ giáo với Người.          


Hạnh phúc Nước Trời là kết quả của những cố gắng của cá nhân mỗi người chứ không phải là dựa vào đám đông. Thánh Phaolô khuyên giáo dân Philipphê “Anh em hãy biết kính giới và run sợ mà gia công lo việc cứu rỗi chính mình” (Pl 2,12). Giữa cuộc đời đầy biến động chao đảo này, người Kitô hữu được mời gọi can đảm sống theo sự thật, noi gương Đức Giêsu, Đấng đã đến để chiếu rọi ánh sáng vào cuộc đời tối tăm, là vị Chứng Nhân trung thành, Đấng yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta (x. Kh 1,5-8). Sự chọn lựa ý muốn của Chúa Cha đã khiến Người phải trả giá là khổ hình thập tự, nhưng Người đã đón nhận trong sự vâng phục và trung thành để qua đó, vinh quang Chúa Cha được thể hiện qua biến cố đau thương này.         


Đại uý James Mulligan là một tù binh Hoa Kỳ bị bắt và cầm tù năm 1966 tại trại giam Hỏa Lò (Hà Nội). Trong tối tăm của ngục tù, anh vẫn vững vàng cậy trông. Mỗi ngày, anh đều lần hạt Mân côi và cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con sức mạnh và lòng kiên quyết vững vàng. Chẳng có ai hay biết ngoài một mình con với Chúa, nhưng chỉ cần như vậy mà thôi. Chúa đã chịu khổ hình vì niềm tin của Chúa, còn con đây cũng đang chịu khổ hình vì niềm tin của con. Đúng vẫn là đúng cho dù không ai đúng cả; còn sai vẫn là sai cho dù mọi người đều sai hết” (trích trong bài thuyết trình của tiến sĩ Charles Rice, nhân ngày lễ ra trường của sinh viên đại học Notre-Dame, Hoa Kỳ, tháng 5-2010. Bài thuyết trình có tựa đề: Thiên Chúa không hề chết, Ngài cũng chẳng mỏi mệt).  


“Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt 5,37), một điều tưởng chừng như rất đơn giản mà trong thực tế không dễ dàng thực hiện, bởi lẽ chúng ta có khuynh hướng sống theo đám đông, “gió chiều nào che chiều đó”. Vì thế mà nhiều khi ta đánh mất chính mình, và cũng vì thế mà cái ác, cái xấu vẫn đang tồn tại trong cuộc sống chúng ta.

GM Giuse Vũ Văn Thiên

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Tự nhủ rằng...

Mỗi người chỉ sống có một lần, nhưng nếu sống thật tốt, thật ý nghĩa, thì một lần đó thôi cũng là đủ để ta cảm thấy mãn nguyện về bản thân, về cuộc sống mà ta đã sống hết mình.

Tôi đang làm theo sự mách bảo của trái tim và trực giác

Hãy sống vì những ước mơ của mình. Sống cuộc đời mà bạn muốn, trở thành người mà bạn vẫn ao ước, ngay từ lúc này.

Hãy dũng cảm quyết định và hành động không nao núng. Có thể phạm sai lầm, vấp ngã và đứng lên làm lại. Dù đã ngã cả chục, cả trăm lần thì ít nhất bạn cũng không phải hối tiếc vì đã không có gan thử. Ít nhất bạn đã sống hết mình, cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ.

Trong trái tim mỗi người đều có một ngọn lửa thắp sáng, ngọn lửa đó là niềm khao khát cháy bỏng nhưng thầm kín. Trách nhiệm của chúng ta là giữ cho nó cháy sáng. Mỗi chúng ta chỉ sống có một lần thôi. Cuộc sống ngắn ngủi lắm. Đừng dại dột để những người thiếu lòng tin, hay nản lòng dập tắt ngọn lửa của bạn. Phải cố làm bằng được điều mình muốn, đi tới những nơi mình thích, hành động theo trực giác mách bảo và dũng cảm đối diện với những khó khăn. Mỗi ngày hãy cố gắng hơn một chút. Khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đã đi một quãng đường dài.

Trong quá trình cố gắng đạt được mục đích, bạn sẽ gặp những cơn mưa rào khiến bạn thất vọng, mệt mỏi, chán nản. Nhưng đừng ngã lòng, con đường đến thành công có bao giờ trải lụa? Hãy coi những thất bại, những nỗi buồn là thử thách dành cho sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Sau cùng, người ta thường chỉ nuối tiếc vì đã không làm hết sức, chẳng ai hối tiếc vì đã dám thử nghiệm.

Tôi tự hào về bản thân tôi

Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn nhất của ta. Bất kể khen chê của người đời, cuối ngày, khi bạn đứng một mình trước gương và nhìn vào đó, hình ảnh bạn thấy trong gương mới là con người thật sự của bạn. Hãy học cách chấp nhận mọi ưu và khuyết điểm ở bản thân mình. Tôi là tôi, đơn giản có thế thôi, đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua.

Những người biết cách tự hào về bản thân thường tìm được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy hài lòng và trở thành hình mẫu của nhiều người khác. Hãy hình dung ra con người mà bạn muốn trở thành và cố gắng hết sức để trở thành hình mẫu do chính mình đặt ra.

Tự hào về bản thân không phải là khoe mẽ hoặc phô ra mọi ưu điểm của mình, nó chỉ đơn giản là sự âm thầm cảm nhận rằng mình rất đáng giá, rất quý báu và mình đặc biệt. Bạn không cần phải là người hoàn hảo bởi chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng bạn xứng đáng được yêu thương và trân trọng. Tất cả những gì bạn cần làm là sống thật với chính mình, sống thật tốt cuộc đời của mình - một bộ phim tuyệt hay và chân thực mà trong đó bạn là nhân vật chính. Hãy tự tin nhé bởi bạn không biết đang có nhiều người nhìn vào và ước rằng họ được như bạn đâu.

Tôi khác biệt

Chúng ta sống trên đời này là để giúp đỡ lẫn nhau, để tạo nên cuộc đời và định mệnh của nhau. Khi bạn làm được một điều tốt đẹp cho người khác, bạn cũng đang dành tặng điều tốt đẹp đó cho chính mình. Hãy nhìn ra xung quanh để xem mình có thể làm điều gì cho ai không? Để cuộc đời họ bớt đi một phút buồn và có thêm vài phút vui.

Bạn là một thực thể riêng có trên hành tinh này. Bạn không thể làm tốt mọi việc nhưng bạn có thể làm tốt một vài việc đơn giản và ý nghĩa: Mỉm cười và tận hưởng cuộc sống này một cách yên bình.

Tôi hạnh phúc và biết ơn cuộc đời

Hạnh phúc nằm trong bạn, nó chính là cách bạn suy nghĩ. Cách bạn nhìn nhận bản thân, cách đưa ra lựa chọn và tạo lập thói quen. Lăng kính mà bạn chọn để nhìn nhận cuộc sống tiết lộ cách bạn đối xử với chính bản thân mình.

Sống biết ơn, học cách tự hài lòng và bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Nếu bạn thấy thật khó khăn để cảm nhận được hạnh phúc, hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và hít sâu, rồi thở ra chậm rãi. Này nhé, hãy cảm ơn Trái Đất vì đã có đủ o-xy cho sự sống của bạn. Mỗi hơi thở bạn hít vào đều có ít nhất một người trút hơi thở cuối cùng. Bạn may mắn đấy chứ, bởi bạn vẫn còn thời gian để sống, để tận hưởng những yêu thương, hờn giận.

Tôi đang dần hoàn thiện hơn

Hãy là con người đặc biệt riêng có, đừng cố gắng bắt chước ai cả. Chỉ khi thực sự là mình, bạn mới có thể sống hết mình. Nếu cố tỏ ra giống một ai đó, bạn chỉ đang tồn tại thôi, không phải là sống thật sự.

Bạn có một tính cách riêng, hãy trân trọng những nét riêng trong suy nghĩ, hành động, ngoại hình của mình bởi không ai có những tất cả những điều đó giống bạn. Không ngừng cải thiện bản thân mình, hãy chăm sóc vóc dáng, khuôn mặt, sức khỏe để trở thành con người hoàn thiện nhất có thể.

Tôi đang sử dụng tốt thời gian

Thời gian là thứ tài sản quý báu mà cuộc sống trao tặng công bằng cho tất cả mọi người. Hãy dành thời gian cho những gì bạn quan tâm. Hãy thực sự sống trong từng khoảnh khắc, tìm ra niềm đam mê trong cuộc sống của mình. Quan sát và nhìn ngắm thế giới xung quanh, đi du lịch thật nhiều và ở bên cạnh những con người thú vị, làm những việc khiến bản thân mình vui, ăn những món mình thích và biết tận hưởng những niềm vui giản dị đời thường.

Hãy nhớ thời gian là vô giá và nó cũng hoàn toàn miễn phí. Bạn không thể sở hữu nó nhưng bạn có thể tận dụng nó một cách hữu hiệu nhất. Một khi bạn để tuột mất một khoảnh khắc, bạn vĩnh viễn không thể lấy lại. Bạn chỉ có 60 năm cuộc đời để thực sự sống mà thôi. Hãy dám ước mơ những điều lớn lao và chiến đấu với nỗi sợ hãi. Làm nhiều, thử nghiệm nhiều, nói ít hơn, nhưng lắng nghe nhiều hơn.

Tôi trung thực với bản thân mình

Hãy phân định rõ ràng điều gì là đúng, là sai, điều gì cần thay đổi, sửa chữa. Thực thà với bản thân mình về những điều bạn mong muốn đạt được, muốn trở thành người như thế nào. Thẳng thắn, sòng phẳng với người, với mình trong mọi mặt cuộc sống. Bản thân ta mới là người mà cả cuộc đời này ta có thể tin tưởng dựa vào.

Hãy tìm hiểu tâm hồn mình để biết thực sự tâm tư, tình cảm của mình ra sao. Một khi làm được điều này, bạn sẽ hiểu rõ mình đang đứng ở đâu và làm thế nào để tiến tới cái đích mà mình đặt ra. Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng.

Tôi sống tốt với những người tôi quan tâm

Trong mối quan hệ giữa người với người, khoảng cách không đo bằng thời gian, không gian, nó đo bằng sự thương yêu. Hai người có thể ở ngay cạnh nhau nhưng mãi xa cách nhau về tâm tưởng. Đừng bao giờ bỏ quên những người mà bạn quan tâm, bởi thiếu đi sự yêu thương chăm sóc còn khiến họ đau hơn nhiều những khi bạn cãi vã, cáu giận họ. Hãy luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với những ai bạn cho là quan trọng. Không phải vì họ sẽ đem lại lợi ích gì, chỉ bởi họ xứng đáng nhận được sự quan tâm đó.

Lần cuối bạn cùng gia đình đi chơi là khi nào? Đã bao lâu rồi bạn không gặp nhóm bạn thân? Hãy dành thời gian cho những người quan trọng trong cuộc đời bạn, dù chỉ một lúc thôi để thể hiện rằng bạn rất quan tâm, để chứng minh rằng họ rất quan trọng. Hãy trích ra một ít thời gian từ lịch trình bận rộn để nói chuyện, lắng nghe và thấu hiểu những người làm nên ý nghĩa cuộc đời bạn.

Tôi biết thế nào là yêu thương vô điều kiện

Tình yêu đó có thể là dành cho con cái, người yêu, chồng vợ, cha mẹ, hay anh chị em... Nếu bạn có thể cho đi mà không cần nhận lại, đó chính là tình yêu vô điều kiện. Cuộc sống có tình yêu vô điều kiện sẽ là những cuộc dạo chơi thú vị khiến chúng ta cảm thấy mình sống ý nghĩa hơn. Nó sẽ cho ta sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn và tiếp tục làm những việc ý nghĩa cho người ta quan tâm.

Tình yêu là thứ đẹp đẽ và không thể đoán định trước. Mọi tình yêu bắt đầu từ việc ta biết yêu thương bản thân mình, chúng ta để nó lớn dần rồi san sẻ cho những người xung quanh. Khi yêu thương ai đó, bạn đừng nên đòi hỏi người ta phải thật hoàn hảo để xứng với những gì mình dành cho họ, bạn yêu thương họ bởi bạn nhìn thấy những khiếm khuyết và muốn bù đắp, giúp đỡ, thế thôi.

Tôi đã tha thứ cho những người từng làm tổn thương tôi

Chúng ta đều đã từng bị tổn thương bởi một ai đó vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Có thể chúng ta bị bạc đãi, bị lừa dối, và trái tim ta đau. Có thể nỗi đau đó không lớn nhưng nó lại âm ỉ suốt một thời gian dài. Chúng ta chữa lành vết thương từng chút từng chút một, những cảm xúc tệ hại cứ luẩn quẩn trong đầu và phải mất một thời gian ta mới có thể quên đi.

Nhưng hận thù là kẻ thù lớn nhất của hạnh phúc, nó khiến ta quên mất những điều đẹp đẽ khác trong cuộc sống. Vì vậy tha thứ chính là giải phóng mình khỏi cãi cũi chật hẹp, nhỏ nhen để hòa vào những niềm vui lớn đang đợi ta trên con đường dài phía trước.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình

Hãy tự chịu trách nhiệm về những lựa chọn và sai lầm của mình, hãy sẵn sàng làm những gì có thể để khắc phục nếu sai sót xảy ra. Hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân, đừng để ai đó kiểm soát vận mệnh cuộc đời bạn, đừng sống như một cây tầm gửi yếu đuối để mãi lệ thuộc vào suy nghĩ và quyết định của người khác thay vì dấn thân sống cuộc đời của mình.

Bạn là người duy nhất có thể thực sự kiểm soát cuộc đời mình. Tuy cuộc sống không dễ dàng nhưng ai mà chẳng gặp phải những khó khăn trắc trở. Hãy can đảm đương đầu để tận hưởng hết những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Tôi không hối tiếc điều gì

Hãy đi theo tiếng gọi của trái tim, thực sự là chính mình, làm những việc khiến ta hạnh phúc, ở bên cạnh người có thể khiến ta vui cười. Hãy cười thật nhiều, yêu thương khi trái tim còn đập, nói những điều cần nói, giúp đỡ những ai có thể, trân trọng những gì mình có, tận hưởng thành công đến trong đời, học hỏi từ những sai lầm, biết tha thứ, chấp nhận từ bỏ những gì mình không thể kiểm soát. Cuối cùng, hãy luôn mỉm cười.

Nguon: thanhcavietnam.net

1169    07-11-2013 22:31:11