Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Phép Thánh Thể Với Các Thành Phần Dân Chúa - Tháng 10 năm 2005

CHỦ ĐỀ: PHÉP THÁNH THỂ VỚI CÁC THÀNH PHẦN DÂN CHÚA

I. THƯ MỤC VỤ số 11

Mọi thành phần Dân Chúa được mời gọi sống Mầu nhiệm Thánh Thể. Chức linh mục thừa tác phát xuất từ Thánh Thể và hướng về Thánh Thể. Là những người quản lý các mầu nhiệm Thánh, các linh n, lòng sùng kính và yêu mến đối với Mầu nhiệm cực trọng này. Điều đó phải biểu lộ rõ némục phải nên chứng tá đặc biệt về đức tit khi các ngài cử hành Thánh lễ, cầu nguyện trước Thánh Thể và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.

Các tu sĩ, những người bước theo Chúa Kitô trên con đường hoàn thiện, qua những lời khuyên Phúc Âm, sẽ khám phá rõ nét hơn ơn gọi của mình, là tận hiến cho Chúa và tha nhân bằng trái tim trọn vẹn khi gắn bó hiến lễ đời mình với hy lễ của Ðức Kitô trong Mầu nhiệm Thánh Thể.

Anh chị em giáo dân, những người sống và làm việc trong mọi lĩnh vực trần thế, có sứ mạng thánh hoá trần gian, sẽ nhận được sức mạnh cần thiết khi tổ chức đời mình xoay quanh Mầu nhiệm Thánh Thể như tham dự trọn vẹn Thánh lễ Chúa nhật, đưa Tháh lễ vào đời sống, năng tìm đến Chúa Giêsu Thánh Thể qua việc viếng Thánh Thể và rước lễ thiêng liêng.

Các bạn trẻ sẽ gặp được nơi Mầu nhiệm Thánh Thể ánh sáng cho những lựa chọn dấn thân và niềm hy vọng cho bước đường tương lai.

Thiếu nhi đến với Bí tích Tánh Thể sẽ được tình yêu Chúa Kitô ấp ủ để lớn lên trong hồng ân, góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội.

Đối với các anh chị em đang âm thầm hiệp thông những đau khổ đời mình vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Thánh Thể Chúa không những là khuôn mẫu tự hiến, mà còn là nguồn lực phong phú cho cuộc sống tông đồ.

Riêng đối với các anh chị em vì hoàn cảnh sống xa quê nhà, Thánh Thể Chúa sẽ là mái ấm, là quê hương, là tình thương, là ánh sáng, giúp vượt qua những khó khăn đời viễn xứ.

II. DẪN GIẢI

HĐGMVN xác tín Thánh Thể là trung tâm, là nguồn sống, là suối ơn, nên đã kêu gọi các thành phần trong Hội Thánh học hỏi và sống Thánh Thể.

1. Linh mục do đời sống gắn liền với Thánh Thể, nên phải sống tôn thờ, yêu mến Thánh Thể đặc biệt hơn và minh chứng cho giáo dân biết hưởng dùng Thánh Thể.
2. Tu sĩ, nhờ Thánh Thể, noi gương Thánh Thể, sống đời thánh hiến, tận hiến.
3. Giáo hữu sống giữa đời, nhờ Thánh Thể bảo vệ khỏi bị tục hoá, lại nhờ đó, thánh hoá mình, thánh hóa xã hội.
4. Tuổi xuân, nhờ Thánh Thể mà có được sáng suốt để chọn lựa lối sống và tin tưởng vào tương lai.
5. Tuổi trẻ gặp được nơi Thánh Thể nguồn sống siêu nhiên để lớn lên và có được hoài bão sống lợi ích cho đời.
6. Nhờ Thánh Thể, người bệnh hoạn, đau phiền nhận thấy được đời mình liên kết với Chúa khổ nạn để nên của lễ thượng tiến và đem lại hiệu quả cứu rỗi.
7. Người di cư hãy nhận Thánh Thể là quê hương, là gia cư của mình. Vì nơi tôi ở là chính Chúa, và quê hương đích thực của tôi là Chúa.

III. CHUYỆN MINH HOẠ

SỜ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ

Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã có lần kể lại như sau: Một hôm, có một cô thiếu nữ đã tìm đến Ấn Độ để xin gia nhập dòng Thừa Sai Bác Ái của chúng tôi.

Chúng tôi có một quy luật, theo đó, ngày đầu tiên khi mới đến, tất cả những ai muốn sống với chúng tôi, cũng đều được mời sang nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết. Do đó, tôi đã nói với thiếu nữ đó như sau:

"Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng Thánh lễ. Con đã thấy Ngài sờ đến Thánh Thể với chăm chú và yêu thương là dường nào. Con cũng hãy đi và làm như thế tại nhà Hấp Hối, bởi vì con sẽ thấy Chúa Giêsu trong suốt ba tiếng đồng hồ".

Tôi mới hỏi lại sự thể đã diễn ra như thế nào, cô ta đáp như sau: "Con vừa đến nhà Hấp Hối thì người ta mang đến một người vừa té xuống một hố sâu. Mình mẩy của người đó đầy những vết thương và bùn nhơ hôi thối... Con đã đến và đã tắm rửa cho anh ta. Con biết rằng làm như thế là chạm đến Thân Thể của Đức Kitô".

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sau khi trở về Rôma từ Đại Hội Giới Trẻ tại Cologne đã nói như sau: "nơi nào Thiên Chúa không được nhìn nhận và tôn thờ như là Điều Thiện Hảo Tột Cùng, thì ở đó phẩm giá con người bị đặt vào trong tình trạng nguy hiểm. Vì thế, điều khẩn thiết là đưa con người ngày nay đến việc khám phá lại dung mạo đích thật của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải chính mình cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô".

Chúng ta có thể gặp Chúa ở đâu? Nơi Phép Thánh Thể. Nhưng Thánh lễ không chấm dứt nơi Bàn Thờ mà còn phải trải ra trong đời sống của mọi thành phần Dân Chúa để nhờ cảm nhận của niềm tin, mọi người có thể gặp Chúa cụ thể nơi anh em của mình, nhất là nơi những người cùng khốn, như các nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã làm.

IV. DIỄN GIẢI

Cũng theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong bài phát biểu trên: "Việc tìm kiếm Chúa Kitô phải là khao khát không ngừng của các tín hữu, của những người trẻ cũng như của các bậc trưởng thành, của các tín hữu cũng như của các vị chủ chăn. Công việc tìm kiếm nầy cần được khuyến khích, cần được nâng đỡ và hướng dẫn".

Chính Đức Kitô đã tự giới thiệu Ngài là Đấng có thể thoả mãn mọi khát vọng của con người: "Ta là Bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh nầy sẽ sống đời đời" (Ga 6, 35) Do đó, để được sống và được sống dồi dào (x. Ga 10, 10) mọi Kitô hữu phải múc nguồn từ Chúa Kitô, từ Phép Thánh Thể.

Bản Dự Thảo Instrumentum Laboris của Thượng Hội Đồng Giám Mục chuẩn bị cho phiên họp sẽ tiến hành từ ngày 2-23/ 10/ 2005 với chủ đề: Phép Thánh Thể là nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, sau khi tổng kết những câu trả lời cho bảng câu hỏi thăm dò Lineamenta, được gửi đến một số thành phần Dân Chúa từ đầu năm 2004, đã tổng hợp đường hướng (linh đạo) của người tín hữu sống Phép Thánh Thể như sau:

- Đức Giêsu đã dạy: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy" (Ga 15, 4). Ân sũng của Phép Thánh Thể chẳng những đảm bảo cho sự hiệp thông của Giáo Hội mà còn giúp người tín hữu thể hiện đời sống luân lý tốt đẹp. Chúa Kitô Phục sinh hiện diện trong Phép Thánh Thể là nguồn động lực cho đời sống thiêng liêng, cho sự thánh thiện và đời sống chứng nhân của người tín hữu.

Do đó, Phép Thánh Thể và đời sống luân lý không thể tách rời nhau. Bởi vì, khi được nuôi dưỡng bằng Minh Máu Chúa, người tín hữu được biến đổi từ bên trong và họ hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể bằng một lối sống mới, không phải là lối sống chiều theo xác thịt nữa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

Phép Thánh Thể thực sự củng cố đời sống người tín hữu: qua việc cử hành Thánh lễ họ bày tỏ lòng tôn thờ đối với Thiên Chúa và đồng thời phục vụ anh em mình bằng cách sống những giá trị Tin Mừng ở giữa thế gian. Như thế, người tín hữu sống Thánh lễ với ba chiều kích: tôn thờ Chúa qua việc cử hành Phép Thánh Thể - dấn thân làm chứng cho Chúa giữa đời - hiệp lễ với tâm tình phục vụ yêu thương, nhất là đối với người nghèo khó. Nhờ kết hiệp với Thánh Thể là chính Chúa Giêsu Phục sinh, người tín hữu được dẫn đưa đến chỗ hoàn hảo, thánh thiện.

Muốn được như vậy, cần phải có ơn Chúa giúp, với thái độ sẵn sàng của người tín hữu và việc học hỏi giáo lý một cách chuyên sâu.

- Phép Thánh Thể giúp người tín hữu ý thức mạnh mẽ hơn trong các hành xử luân lý, giúp họ chọn lựa thái độ đúng đắn phù hợp với giáo huấn của Chúa và Hội Thánh trong môi trường sống cụ thể hằng ngày. Ngoài ra, Phép Thánh Thể còn giúp ta thắng vượt tội lỗi.

- Cần giáo dục giới trẻ lòng mộ mến tôn sùng Thánh Thể ngay từ lúc nhỏ, để Thánh Thể trở thành trung tâm đời sống nuôi dưỡng đức tin và lòng nhiệt thành của các em.

- Phép Thánh Thể khích lệ người tín hữu dấn thân bảo vệ sự công chính trong môi trường sống của mình: " Thánh Thể không chỉ cung cấp sức mạnh nội tâm cần thiết để thể hiện sứ mạng nầy mà còn là một kế hoạch nữa. Bời vì Thánh Thể là một lối sống được Đức Giêsu chuyển đạt cho chúng ta, để qua đời sống chứng tá của mình, chúng ta đưa vào văn hoá và xã hội mình đang sống" (Mane Nobiscum Domine, 25)... Đưa kế hoạch Thánh Thể vào đời sống thường nhật, vào gia đình, trường học, công xưởng và trong mọi hoàn cảnh sống, trong mọi hoàn cảnh sống để minh chứng rằng loài người thụ tạo không thể tồn tại nếu không có Đấng tạo Hoá: "Không có Đấng tạo Thành mọi loài thụ tạo không thể tồn tại" (Mane Nobiscum Domine, 26). Tất cả những điều nầy được định nghĩa như là "thái độ Thánh Thể", thái độ thúc đẩy người tín hữu can đảm làm chứng một cách mạnh mẽ hơn về sự hiện diện của Chúa ở trần gian, không sợ nói về Chúa cho mọi người với chứng tá của một niềm tin mãnh liệt.

- Hiệu quả chính yếu của việc Rước lễ làm phát sinh lòng bác ái. Kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là hiệp nhất với Chúa Giêsu đang hiện diện trong anh em mình, nhất là những người nghèo khó, những kẻ sống bên lề xã hội. Thánh Thể thúc đẩy chúng ta dấn thân phục vụ con người với tình yêu của Chúa Giêsu, một tình yêu dâng hiến, tự huỷ và hy sinh.

- Thánh Thể là ánh sáng và là sức sống cho nhân loại trong thiên niên kỷ mới. Do đó, kết hợp với Thánh Thể phải thúc đẩy mỗi người chúng ta kiến tạo một xã hội hiệp thông, liên đới, tự do, với lòng kính trọng con người, trong niềm hy vọng và tín thác vào Chúa.

- Để phát triển linh đạo Thánh Thể, cần khơi dậy nơi người tín hữu lòng Tôn Sùng Phép Thánh Thể cách đặc biệt qua việc dự lễ nhất là thánh lễ Chúa Nhật, việc Chầu Chúa, Kiệu Mình Thánh Chúa, đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ trước Mình Thánh Chúa, viếng Chúa...Tất cả những việc tôn sùng nầy thể hiện việc hiến dâng lên Chúa trọn cả tâm tình, hồn xác chúng ta cho Người.

- Cần học theo gương các thánh, nhất là với Đức Trinh Nữ Maria về lòng yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, để với sức mạnh biến đổi của Thánh Thể, chúng ta và trở thành những chứng nhân của lòng tôn sùng Thánh Thể giúp mọi người tin yêu và sống Phép Thánh Thể quyết liệt hơn.

(Theo Instrumentum laboris - XIme Assemble Gnrale Ordinaire du Synode des vques n. 72-80)

Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Cologne 2005 nhắn nhủ:

"Giáo Hội cần những chứng nhân đích thực cho việc tân Phúc Âm hoá : những người đã hoán cải đời sống nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu, những người có khả năng thông truyền kinh nghiệm này cho những người khác. Giáo Hội cần những vị thánh. Mọi người đều được mời gọi nên thánh, và chỉ có các vị thánh mới có thể canh tân nhân loại."

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin trở nên nơi nương tựa cho hết mọi người chúng con trên bước đường trần thế nầy, để nhờ được nuôi dưỡng bằng Bánh Hằng Sống, chúng con mãi mãi cùng được sống với Người trong cuộc sống đời đời. Amen

Kiểm điểm:

1. Tôi có nhận biết Thánh lễ là nhu cầu khẩn thiết cho đời tôi không?
2. Tôi có mộ mến tham dự Thánh lễ không? Cùng cực chẳng đã phải dự hay tham dự lấy lệ?
3. Có biết nhờ Thánh lễ để mong được những ơn cần thiết cho cuộc sống của tôi không?
4. Tôi có biết Thánh Thể, Thánh lễ là việc tôn thờ cao trọng nhất không?
5. Tôi có nhận định Thánh Thể là nguồn mọi ơn không?

V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

GỢI Ý SÁM HỐI

Tôi tưởng Phép Thánh Thể chỉ nên cao trọng và cần thiết cho một vài thành phần nào đó trong Hội Thánh. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

Tôi không nhớ mình đang có liên hệ với tất cả mọi thành phần Hội Thánh, nhờ Bí tích Thánh Thể, lại đem lời nói xấu, khinh miệt nhau. Xin Chúa thương tha thứ cho tôi.

Khi cử hành Thánh Thể, có lúc tôi quên Tín điều Các Thánh Thông Công. Xin Chúa tha thứ.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,
Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, mỗi thành phần Dân Chúa là chi thể hữu hình, liên kết lại với nhau nhờ Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hữu hình; nhờ đó mỗi chi thể múc lấy sức sống thần linh cho phận mình. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:

1. Chúa Giêsu phán: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy". Chúng ta cầu nguyện cho các Giáo sĩ: gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, để phục vụ Dân Chúa đắc lực hơn, và mang lại nhiều hiệu quả hơn.

2. Chúa Giêsu phán: "Thầy là Cây nho, các con là cành. Ai ở trong Thầy” kẻ ấy sinh nhiều trái". Chúng ta cầu nguyện cho các Kitô-hữu, thường xuyên cử hành Thánh Thể sốt sắng, để luôn được ở trong Chúa, mà sinh nhiều hoa trái thánh thiện.

3. Chúa phán với những người lành: "Hãy vào hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi, vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn". Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, nhờ Bữa Tiệc Thánh Thể nơi dương thế, mà sớm được vào Bữa Tiệc Nước Trời.

4. Chúa Giêsu phán: "Ta đến để cho chúng được sống, và sống dồi dào". Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta, không ngừng kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, để được sống dồi dào, và sống hạnh phúc Nước Trời.

Kết thúc: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa là Bánh trường sinh cho mọi thành phần Dân Chúa trên đường lữ thứ trần gian. Xin cho chúng con luôn luôn kết hợp với Chúa, hầu đủ sức tiến tới sự sống vĩnh cửu. Chúa là Đấng Hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH

THÁNH THỂ NGUỒN SỐNG CỦA DÂN MỚI

Thánh Thể được đặt ở trung tâm đời sống Kitô hữu như một lời mời gọi vượt lên liên tục. Nếu cuộc vượt qua của giao ước cũ đã đánh dấu việc ra khỏi đất nô lệ và là khởi đầu một con đường dài tiến về Đất Hứa, thì cuộc vượt qua của giao ước mới kéo chúng ta về một quê hương mới, và về một tương lai của thế giới đã được khai mở nơi sự Phục Sinh. "Thật, Tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn Manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời" (Ga 6, 47-51).

Thánh Thể là Bí Tích của Thân thể Đức Kitô, là Bí Tích của sự hiện diện. Lời Đức Giêsu hứa đã trở thành hiện thực:" Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Sự hiện diện này không được biểu lộ một cách khả giác, mà phải qua một chặng đường dài. Khi hai môn đệ trên đường về Emmaus, Chúa đến gặp họ, nhưng mắt họ bị ngăn cản, không nhận ra Người. "Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Mắt họ liền mở ra, và họ nhận ra Người . . ." (Lc 24, 30-31). Niềm tin vào "sự hiện diện thực sự " nảy sinh từ kinh nghiệm, nó là hoa trái của những chứng nhân đầu tiên về sự Phục Sinh. Sự hiện diện này không phải là một cảnh tượng để người ta chiêm ngắm, bởi vì "Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống" (Ga 14, 19). Đó là nguồn sự sống:" Kẻ ăn Tôi, cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống" (Ga 6,57). Và đó cũng là nơi Thiên Chúa ở cùng:" Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, thì lưu lại trong Tôi, và Tôi ở trong người ấy" (Ga 6, 58).

Sự sống ấy Chúa Con lãnh nhận từ Chúa Cha, còn những ai nuôi dưỡng mình bằng Thánh Thể sẽ nhận được sự sống từ Chúa Con. Như vậy, có một sợi dây liên kết và thông truyền sự sống khởi đầu từ Chúa Cha đến Chúa Con, và từ Chúa Con đến loài người. Do đó, sự sống con người tồn tại bởi Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.

Ngày nay, người ta, kể cả người Kitô hữu, hay quên điều này, nên cần phải nhắc lại rằng: đời sống hiện tại của chúng ta có được, là do Thiên Chúa, phần hồn cũng như phần xác, từng giây phút, chúng ta đều sống nhờ Ngài và tuỳ thuộc mức độ kết hiệp với Ngài. Xa cách Thiên Chúa là đi vào cõi chết, vì kết quả của tội lỗi là sự chết. Các bệnh tật làm đau đớn thân xác con người, sự thù hận làm tê liệt con tim, lầm lỗi làm suy nhược con người: tất cả đều là hậu quả của tội lỗi, nhưng không phải chỉ là hậu quả tội lỗi của riêng bản thân mình, mà còn là hậu quả của tội lỗi nhân loại liên đới với nhau :"Cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân" (Rm 5, 19). Đối lại tính phổ quát của tội và sự chết, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy niềm hy vọng nơi tính phổ quát của ơn cứu độ trong Đức Kitô: "Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án , thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công minh, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống" (Rm 5,18).

Như vậy, Thánh Thể là bí tích của sự sống. Vì là bí tích của sự sống, nên thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy tự xét mình trước khi rước Thánh Thể:" Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau, suy nhược và cũng có lắm người đã chết. Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta không bị xét xử" (1Cor 11, 28-31).

Làm sao để chữa trị những người ốm đau, suy nhược, hay đã chết ?

Thưa phải trở về nguồn sự sống là Thiên Chúa. Đấng đã ban sự sống cho chúng ta nhờ Con của Ngài, như Chúa Giêsu đã nói:"Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì cũng ban cho Người Con có sự sống nơi mình như vậy" (Ga 5, 26).

Vậy thì trước hết, chúng hãy để cho sự sống Thiên Chúa, do Thánh Thể đem lại, thâm nhập vào chúng ta. Mỗi lần rước Thánh Thể, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu kết hiệp chúng ta với Ngài, cũng như bánh và rượu mất đi bản chất của mình để trở nên Mình Máu Đức Kitô.

Kế đến, mỗi ngày, chúng ta hãy tăng cường niềm tin của chúng ta đối với tiềm lực Phục sinh chất chứa trong Bánh Thánh Thể mà chúng ta rước lấy. Công hiệu của Bánh Thánh Thể hoàn toàn tuỳ thuộc vào sức mạnh của Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến nơi chúng ta. Không có gì mà Bánh Thánh Thể không làm được, miễn là chúng ta để cho Chúa Giêsu làm: Hãy bày tỏ đời sống cơ cực của chúng ta, hãy ý thức sự thiếu thốn, nghèo khó của chúng ta, nhất là hãy xác tín rằng lòng quyến luyến tội lỗi và các tính mê nết xấu của chúng ta là nguồn phát sinh các tai hoạ, các đau khổ cho chúng ta...

Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta tẩy trừ tội lỗi, và các đam mê, như thánh Tôma Aquinô vẫn thường cầu nguyện trước rước Thánh Thể:

"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, con đang tiến đến trước Bí Tích Thánh Thể, Con Một Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Con bệnh tật, con đến cùng Thầy thuốc sự sống; Con nhơ nhớp, con đến cùng suối nhân từ, thương xót; Con đui mù, con đến cùng ánh sáng hằng hữu; nghèo khó, con đến cùng Thiên Chúa toàn năng. Vậy, con nài xin lòng nhân từ thương xót Chúa, Xin Chúa đoái thương chữa con khỏi suy nhược, Thanh tẩy con khỏi nhơ bẩn, soi sáng con khỏi đui mù, Cho con được thoát khỏi cảnh cùng khốn, Được mặc y phục Đức Tin, Đức Cậy, Đức mến để khỏi phải trần trụi. Lạy Thiên Chúa nhân từ thương xót, Xin cho con được hưởng dùng Thánh Thể Con Một Chúa, Thân xác sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, Để con được gia nhập Nhiệm Thể là Hội Thánh Ngài, Và được dự phần trong Nước Ngài."

VII. TÌM HIỂU TÔN GIÁO BẠN

MỘT CÁI NHÌN VỀ CÁC TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM (tt)
NHÌN QUA LUÂN LÝ CỦA PHẬT GIÁO

Nếu dựa vào căn bản cốt yếu của Phật Giáo khỏi khổ, khỏi cái không thường còn thì không cần nghĩ đến luân lý!

Tuy nhiên, thời gian biến đổi thì Phật Giáo cũng biến đổi. Từ chỗ: con người phải tự cứu - Phật chỉ độ trì (giúp đưa) chuyển sang thuyết nhờ Phật cứu rỗi, đặc biệt hệ phái A di đà.

Từ thuyết không có chủ tể tạo dựng, dĩ nhiên không có nghi lễ tôn thờ. Thời gian đã biến những Phật tử thành những tín đồ tôn thờ, có thể nhìn Phật như chủ tể tuyệt đối hay ít là như một vị thần hộ mạng, không còn là Đấng hướng đạo ( độ trì) mà chỉ còn là vị thần giúp cho khỏi hoạn nạn đau phiền, lại ban cho may mắn phước lạc.

Từ lý thuyết trừu tượng là thoát khổ, dần dần tiến đến luật lệ luân lý, phần nào hướng dẫn cuộc sống thực tế trong xã hội.

CHÚNG TA NHÌN THOÁNG QUA

Phật Giáo có ba nguyên tắc kỷ luật: giới, định, tuệ. Ba tiếng nầy tạo cho Bát Chính Đạo được hình thể hệ thống.

- Giới: Dạy tránh việc xấu và sống tốt. Đó là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

- Định: Bền vững trong tâm ý. Đó là chánh tư duy, chánh tinh tiến, chánh định.

- Tuệ: là chánh kiến, vừa là khởi điểm vừa là tuyệt điểm, vì nhờ chánh kiến mà diệt vô minh. Diệt vô minh được thì cũng diệt được tánh cách vô thường, đạt tình trạng giác ngộ, toàn giác! Khi còn sống thì giới nhà Phật gọi là Niết bàn hữu dư. Khi chết rồi - không nói diệt mà nói "tịch diệt" - thì đạt Niết Bàn vô dư.

Để phổ biến cho giới bình dân, Phật Giáo dạy những điều phải tránh:

1. Thập ác gồm có ngũ giới, lưỡng thiệt (hai lưỡi), tam độc.

- Ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm tham lam (trộm cắp), cấm tà dâm, cấm nói láo, cấm uống rượu.

- Lưỡng thiệt nghĩa là hai lưỡi hay đơn giản hơn, cấm ác khẩu: nói đâm thọc, chửi mắng, lường gạt, gây chia rẽ, làm mất danh giá của người...

- Tam độc là tham (tham lam), sân (giận hờn), si (ngu muội).

2. Ngũ nghịch gồm có sát phu, sát mẫu, sát nhân, xuất Phật thành huyết (có thể hiểu đánh Phật đổ máu), phá hoà hợp tăng (gây chia rẽ tăng).

Đ ó là đối với tín hữu thường (ưu bá tắc, ưu bá dị tức là những thiện, nam tín nữ).

Chúng ta thấy cái hay của Phật Giáo là lối trình bày bình dân. Thập ác với ngũ giới, lưỡng thiệt, tam độc và Ngũ nghịch ngắn gọn, dễ nhớ!

Còn đối với tăng già, có cả 227 khoản, nhiều rắc rối; vả lại chúng ta không phải là giới tăng ni, nên không cần phải học và cũng không thể biết hết được.

Dẫu sao, những khuyến giới đã thúc đẩy được Phật tử sống nhiều đức tính đáng nể như: đức nhẫn nại, khiêm tốn, khiết tịnh và siêu thoát.

Vì cái khổ là do nghiệp không tránh được, nên chỉ phải nhẫn nại chịu đựng. Cái nghiệp mình làm và hiện thời phải chịu nghiệp báo thì không còn chỗ dựa cho mình tự phụ, nên dễ tập đức khiêm tốn. Và bởi người và vật đều thường xuyên biến đổi, nghĩa là không thường còn, nên không còn chỗ để bám vào, thúc đẩy con người sống siêu thoát và khiết tịnh nghĩa là đặt tính dục vào khuôn khổ và cũng có thể bỏ hẳn. Cấm đa thê, đa phu, cấm ngoại tình, vì thế sư tăng phải giữ chế độ độc thân.

Đăc biệt, người ta ca tụng Phật Giáo từ bi hỉ xả nhất là trong giới Đại thừa, phát xuất từ điểm tự giác, giác tha nghĩa là mình đạt chánh kiến, thấy sáng, thì cũng phải làm cho người khác thấy sáng, thấy đúng.

Từ Bi Hỉ Xả gồm bốn nghĩa sau đây:
1. Không muốn hại, bất bạo động.
2. Từ là đại lượng, chỉ muốn điều lành cho người.
3. Bi là biết thông cảm với những đau phiền khó nhọc của con người.
4. Xả là không chỉ có cảm tình mà còn phải dấn thân (chúng ta cũng hay nói xả sinh, xả thân).

Thực tế chúng ta thấy Phật Giáo Đại thừa thực hiện bác ái cũng khả quan. Còn Tiểu thừa cấm làm y sĩ vì theo họ bảo vệ sự sống là tạo khổ.

Mặc dầu có người cho Phật giáo là vô thần, và trên nguyên tắc, Phật giáo không chủ trương luân lý, nhưng rõ ràng Phật Giáo đã có được ảnh hưởng khá lớn trong Vùng Đông Á. Có nhiều người, thụ nhân ảnh hưởng Nhà Phật và một số người khá đông sống đời xuất thế hành khất để thoát khỏi kiếp sống vô thường còn đáng cho chúng ta nể trọng.

Ngay đối với Phật, chúng ta cũng có thể tôn kính nữa. Dĩ nhiên không thờ, vì tiếng thờ trong Đạo chúng ta có ý nghĩa: nhìn nhận Đấng Chủ Tể, Đấng Tạo dựng tuyệt đối, cho nên không nói được tiếng thờ. Nhưng tôn kính, không như một vị thần hộ mạng, ban phúc, mà có thể tôn kính như một bậc vĩ nhân.
Đó là một vài ý nghĩ giúp chúng ta đối thoại !

VIII. TẢN MẠN

30 PHÚT = KHOẺ SUỐT ĐỜI

Theo bác sĩ Marc Danzon thuộc tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), mỗi ngày bỏ ra 30 phút để vận động cơ thể là đủ để chúng ta cải thiện được sức khoẻ và ngăn ngừa được bệnh tật. Có nhiều cách vận động, chẳng hạn như thay vì đến sở làm, đến trường học bằng xe hơi, xe buýt, xe gắn máy, ta có thể chọn cách đi bằng xe đạp ( nếu đoạn đường từ nhà đến sở là xa khoảng 3,5 - 4,8km) hoặc đi bộ ( nếu khoảng cách là từ 1,5 - 2,8 km). Cũng có thể chọn cách vận động bằng lau dọn nhà cửa, sử dụng cầu thang thông thường thay vì dùng thang máy, vừa tập thể dục vừa xem tivi thay vì ngồi hay nằm thụ động một chỗ...

Bằng cách này chúng ta đã làm giảm được khoảng 50% nguy cơ rơi vào các chứng bệnh do tình trạng không vận động gây ra như các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường và béo phì . Đồng thời nó cũng giúp chúng ta tránh rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng.

Theo WHO, việc không vận động cơ thể là " thủ phạm" thứ hai (sau chứng nghiện thuốc lá) gây bệnh tật tại các nước phát triển.

TRUNG VỊ (dịch từ Internet)

IX. NGHỆ THUẬT SỐNG

KHÔNG PHẢI LÀ MẸ

Nếu một người nói rằng bạn có thể làm mẹ theo bản năng có sẵn
Người đó chưa bao giờ dẫn một đứa bé 3 tuổi đi mua sắm.
Nếu một người cho rằng một người mẹ tốt là không được lớn tiếng
Người đó chưa bao giờ bước ra sân khi đứa con mình lỡ ném quả bóng vào cửa sổ nhà hàng xóm.
Nếu một người nào đó bảo rằng bạn không cần phải học khi làm mẹ
Người ấy chưa bao giờ giúp một đứa bé lớp bốn làm bài tập toán.
Nếu một người nói rằng bạn không thể yêu đứa con thứ năm của mình nhiều như đứa đầu lòng
Người ấy chưa hề có năm đứa con.
Nếu một người nào đó cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của một người mẹ là lúc sinh con
Người đó chưa bao giờ chứng kiến con mình lần đầu tiên lên xe buýt đến nhà trẻ hay nhìn thấy nó lên máy bay đến trại huấn luyện quân sự.
Nếu một người nào đó nghĩ rằng người mẹ có thể thôi lo lắng sau khi con cái đã kết hôn
Người đó không hề hiểu rằng hôn nhân chỉ là đem đến cho người mẹ thêm một người con.
Nếu có người bảo rằng trách nhiệm của một người mẹ sẽ không còn sau khi đứa con cuối cùng lên xe hoa.
Người ấy chưa bao giờ có cháu.
Nếu một người nào đó nói rằng mẹ đã biết bạn yêu mẹ lắm, cho nên bạn không cần phải nói điều ấy với người.
Người ấy không phải là một người mẹ.

PHÁT PHAN (dịch từ Internet)

1361    20-04-2012 10:09:58