Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Rao Giảng Tin Mừng Bằng Việc Đón Nhận Người Khác - Tháng 12 năm 2001

Chủ đề: RAO GIẢNG TIN MỪNG BẰNG VIỆC ĐÓN NHẬN NGƯỜI KHÁC

 

I. HỌC LỜI CHÚA: Ga 1 , 19 – 30

Và đây là lời chướng của Gioan, khi người Do Thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và các thầy Lêvi đên hỏi ông: “Ông là ai?” Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: “ tôi không phải là Đấng Kitô”. Họ hỏi lại ông “ vậy thì thế nào? Ông có phải là Êlikhông? ”Ông nói “không phải”. “ ông có phải là vị ngôn sứ chăng? Ông đáp: “không” Họ liền nói với ông : “thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những nhười đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông? Ông nói: Tôi là tiếng hô trong hoang địa ;hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói. Trong nhóm được cử đi có mấy người thuộc phái Pharisiêu. Họ hỏi ông “vậy tại saoông làm phép rửa, nêu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là Êlia hay một vị ngôn sứ nào đó? Gioan trả lời: “tôi làm phép rửa trong nước.Nhưng có một Đấng đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Các việc đó xảy ra tại Bethania, bên kai sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

Hôm sau Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là đấng xoá tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói khi bảo rằng : có Người đến sau tôi nhưng trỗi vượt hơn tôi, vì Người có trước tôi”.

II. Ý CHÍNH BÀI PHÚC ÂM

Gioan Tẩy Giả là một nhà giảng thuyết trứ danh khi ông lôi kéo đám đông đên với mình để rồi hướng họ về Đức Giêsu khi ông sẳn lòng nhường chổ cao hơn cho Ngài. Đó mới đích thực là truyền giáo hay bất cứ công việc gì khác mà chúng ta làm cho Chúa . Chỉ khi chúng ta sẳn lòng làm điều Chúa muốn ta phải làm và để cho Đức Kitô được tôn vinh, thì lúc ấy Chúa sẽ thực hiện điều kỳ diệu ngang qua chúng ta.

III. CHUYỆN MINH HOẠ

CHÚA GIÊSU LÀ NGƯỜI DA TRẮNG HAY DA ĐEN

Một nhà truyền giáo nọ đang hoạt động truyền giáo bên Đông Phi có kể lại câu chuyện này :

Một hôm có một cậu bé da đen đến gặp ông ta và nói: “Chúa Giêsu là người da trắng hay da đen hả ông?” Nhà truyền giáo định nói ngay Chúa Giêsu là Người da trắng, nhưng ông nghĩ ra điều gì sẽ xảy ra trong đầu óc cậu bé da đen. Ông thấy rằng nếu nói Chúa Giêsu là người da trắng thì hẳn cậu bé sẽ đi buồn bã lắm, khi nghĩ rằng những gì tốt đẹp điều được ban cho người da trắng. Nhà truyền giáo suy nghĩ giây lát, Ông chợt nhớ lại rằng, lúc sinh thời, Chúa Giêsu sống tại một xứ rất nóng, và những con ở đó hẳn có một nước da rất sậm, mặc dù không đen. Ông trả lời thế này : “không, Chúa Giêsu không phải là người da trắng, cũng không phải là nười da đen, nhưng ở giữa hai màu da ấy, là nước da màu nâu”.Rồi cậu bé la lên sung sướng: Ồ, vậy Ông ấy thuộc về cả hai chúng ta phải không ông ?”

IV. DIỄN NGHĨA

Chúa thì chỉ có một. Nhưng giải thích thế nào cho người nghe dễ đón nhận thì đó là nhiệm vụ của chúng ta, những người được mời gọi tỏ bài Chúa cho anh em mình. Nhà truyền giáo Đông Phi này muốn diễn đạt Chúa như thế nào cho vừa tầm nhận thức của đứa bé thơ ngây, đầu óc còn non nớt, để em có thể cảm nhận Chúa với thiện cảm.Vậy để công việc truyền giáo mang lại kết quả khả quan, cần biết đón nhận người khác, với những ước muốn, tâm tư, nguyện vọng của họ, trong môi trường sống của họ.

Sứ mạng của người Kitô hữu.

Mổi người sinh ra trên đời đều có một sứ mạng. Riêng với người tín hữu, qua Bí Tích Rửa Tội, được mời gọi trở nên môn đồ của Chúa Giêsu và được sai đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời , về tình thương và chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Như vậy mổi người tín hữu chúng ta được Chúa mời gọi sai đi để thi hành sứ mạng của Chúa, chứ không phải để tìm vinh dự và lợi ích của chúng ta; đi tìm các linh hồncho Chúa cchư1khong6 phải tìm lợi ích riêng cho mình.

Tuy nhiên, trong khi nói về Chúa nếu muốn đạt kết quả hầu người nghe đón nhận Ngài , trước tiên chúng ta cần phải nói với Chúa , phải có một đời sống nội tâm thật sự gắn bó với Chúa: “người ta chỉ có thể đốt lửa bởi một vật gì đó đang cháy” (GHAC). Lời nói dù hay đến mấy nhưng nếu không có lửa của tình yêu Chúa, thì ánh sáng không thể nào bừng lên được. Nhà truyền giáo không chỉ nói bằng lời mà bằng chính cuộc sống tốt đẹp của mình. Khi cuộc sống là một chứng từ hoàn toàn trái ngược lại với lời rao giảng hay niềm tin, thì sẽ gây biết bao tổn thương cho người khác. Một cuộc sống đầy những chứng từ, chất chứa tình người, mới có thể mang lại hơi ấm tình yêu Chúa đến cho mọi người.

Ý thức rằng mỗi cá nhân được Chúa dựng nên là duy nhất trên đời .

Chúng ta có mặt trên trần gian này do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa : mỗi người là một tác phẩm tuyệt vời và tất cả điều được Chúa yêu thương, gìn giữ và cứu chuộc một cách trực tiếp và riêng biệt. Mỗi cá nhân là một tạo vật độc nhất vô nhị dưới mắt Chúa. Dù được dựng nên giống hình ảnh Chúa, nhưng mỗi người điều được Chúa ban cho có tự do và cá tính khác nhau.

Do đó, để có thể tạo được mối dây thông cảm để việc truyền giáo đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta cần một trái tim biết rộng mở nghĩa là biết tôn trọng, biết chấp nhận nhau trong mọi khác biệt của nhau. Chính việc đón nhận những giá trị khác biệt của nhau làm cho cuộc sống thêm phong phú và Tin Mừng được thấm nhập vào mọi dân tộc bất chấp những rào cản ngôn ngữ, văn hoá, chủng tộc…

Cần biết khoan nhượng và cảm thông. Ngay khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã đưa ra lời kêu gọi : hãy sám hối và tin vào Phúc Âm. Sám hối là điều kiện tiên quyết của lòng tin. Có nhận ra thân phận yếu hèn tội lổi của mình, con người mới nhận được ơn cứu rỗi, tình yêu thương của Thiên Chúa . Có biết mình vấp nghã yếu đuối, con người mới có thể cảm thông khoan nhượng với những lầm lổi của anh em mình. Việc “thanh tẩy ký ức” mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời gọi chún ta thực hiện trước khi bắt đầu Năm Thánh 2000 là một hành vi sám hối. Sám hối càng sâu sắc, tinh thần khiêm tốn càng cao độ, thì tình yêu đối với Thiên Chúa mới chân thành và lòng mến đối với tha nhân mới thiết thực. Được tôn trọng và yêu thương là cái con người cần hơn cơm bánh , áo mặc…

Mỗi người trong hoàn cảnh sống của mình đều có những nhọc nhằn, khó khăn riêng. Nhiệm vụ truyền giáo đòi hỏi chúng ta phải có lòng nâhn từ nghĩa là đoán ra nổi khổ của anh em mình từ đó đưa đến những hành động thiết thực chia ngọt, sớt bùi với họ. Lòng nhân từ đưa đến chổ biết tha thứ cho anh em vì những xúc phạm do vô tình hay cố ý mà họ gây ra. Tha thứ chính là tạo ra một cơ may cho người khác. Chúa Giêsu không ngại nhận Lêvi người thu thuế vào hàng ngũ các môn đệ của Người. Với Phêrô, dù đã ba lần chối chúa vẫn được tín nhiệm giao cho nhiệm vụ Thủ Lĩnh Tông Đồ Đoàn.

Phá đổ thành kiến và lòng kêu hãnh. Thành kiến và kêu hãnh là rào chắn nguy hiểm nhất tạo khoảng cách trong tương quan giữa ta với người khác. Nó bóp méo cái nhìn của ta về người khác. Tha nhân không còn là đối tượng để được kính trọng và thương mến nữa mà chỉ là những hình mẩu mà chug1 ta định sẳn trong đầu mình. Chúng ta nhìn người dưới đôi kính đen, nên trông ai cũng đen cả. Chanotte Bronte nhận xét: “thật vô cùng khó khăn tong việc tẩy xoá những thành kiến đã in hằn trong tâm khảm những con người thiếu hiểu biết”. Còn kiêu hãnh thì lấy cái tôi của mình che lấp đi tất cả mọi điều tốt đẹp nơi người khác. Muốn đến với mọi người, cần phải ra khỏi chính mình. Cũng như lòng bao dung tha thứ là những tính tốt có thể do hấp thụ mà có, thì thành kiến và lòng kiêu hãnh có thể nhờ tập luyện mà bỏ đi được.

Kết quả là của Chúa.

Khi thi hành sứ mạng truyền giáo của mình, chúng ta như những chiếc cầu nối Thiên chúa với người khác.Chuyện qua cầu hay không là do ơn thúc đẩy của Chúa Thánh Thần thúc đẩy người nghe. Chúng ta chỉ là người bắt cầu. Điều quan trọng mà Chúa đòi hỏi nơi chúng ta là cần có một tấm lòng. Chính Chúa Giêsu đã không chọn những nhà thông thái, các biệt phái hay luật sĩ, hay những lãnh tụ quyền uy thời đó làm tiếp nối những công trình của Người. Nhưng Người đã chọn Matthêô, một người thu thuế, công dân hạng hai dưới cái nhìn của người Do Thái và số còn lại là những ngư phủ nghèo nàn, dốt nát. Chúa Giêsu biết rõ việc Ngài làm. Điều Chúa cần không phải là những trí tuệ cao cả mà là những trái tim vĩ đại; không phải là trí hiểu biết phi thường, mà là lòng tin mạnh mẽ vào Ngài.

V. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu, chúng con chỉ là những dụng cụ tầm thường trong bàn tay phi thường của Thiên Chúa. Xin hãy thực hiện điều Chúa muốn nơi con hầu sinh ích lợi cho phần rỗi linh hồn anh em con. Amen.

VI. HỌC LỜI CHÚA: Ga I, 30


Chính người là Đấng tôi đã nói khi bảo rằng: có người đến sau tôi nhưng trỗi vượt hơn tôi, vì có trước tôi.

VII. ÁP DỤNG THỰC HÀNH

TRONG MỐI TƯƠNG GIAO VỚI NGƯỜI KHÁC

Là người, phải sống cho đúng là một con người. đó là người có nhân bản. Một người sống thiếu nhân bản, người đó sẽ rất méo mó, cằn cõi. Bị mọi người khinh chê và khó thành công trên đường đời. Có nhiều người có thiện chí,rất nhiệt tình trong việc phục vụ, trong công tác tông đồ, nhưng chỉ vì thiếu hiểu biết về nhân bản mà vô tình gây ra những đổ vỡ đáng tiếc. do đó, là người, hơn nữa là người Kitô hữu, chúng ta không ngừng rèn luyện nhân bản cho mình, cho mọi người, nhất là nhân bản Kitô giáo.Nhân bản Kitô giáo là nhân bản mà nơi đó lý tưởng Kitô giáo đóng vai trò chỉ đạo. Nhân bản Kitô giáo cũng mang tất cả những đặc tính của điều mà chúng ta có thể gọi là nhân bản đích thực, chỉ có sự đặc biệt này là nơi đó cái nhìn theo đức tin Kitô giáo là chính yếu.

Trong khuôn khổ có hạn, ở đây chúng ta không thể tìm hiểu hết mọi chi tiết nhân bản Kitô giáo, mà chỉ tìm hiểu chút ít về ciệc “QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC”, để phần nào giúp chúng ta đem Tin Mừng tình thương đến cho mọi người trong sự tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của họ. Vậy trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu cách để sống với người khác, kế đên, để yêu thương người khác.

I. SỐNG VỚI NGƯỜI KHÁC

Triết gia Jean Paul Sartre cho rằng: “hoả ngục chính là người khác”. (L’enfer c’est les autres). Tại sao ôg nói như vậy? Ông là người thuộc phái Hiện Sinh. Phái Hiện Sinh chủ trương quá tự do, người khác cản trở tự do của tôi, nên người khác là hoả ngục đối với tôi. Trái lại Chúa Giêsu dạy:”ngươi hãy yêu thương người khác như chính mình ngươi” (Mt 22, 39). Vì thế, tự noi niềm tin,người Kitô hữu nhìn người khác với cái nhìn đặc biệt: thiện cảm, chấp nhận, và thấy có một mối quan hệ mật thiết giữa mình và người khác như một nhu cầu không thể thiếu. Những tiêu cực, xấu xa, lỗi lầm của người khác không phải là cái để ngăn cách, để từ chối, để đối chọi nhau, tuy điều đó cần phải được ngăn chặn, sửa đổi bằng một hình thức khả dĩ ôn hoà nào đó. Trong chiều hướng đó, chúng ta cần phải sống với người khác bằng sự cởi mở và tiếp nhận.

1/ Cởi mở.

Một người có nhân cách đích thực thí luôn cởi mở với người khác, dù họ có tự lập độc đáo đến mức độ nào, họ cũng vẫn có khả năng lắng nghe người khác. Họ biết chờ đợi trước khi phán đoán, biết tách mình khỏi những cảm nghĩ cùa mình…Nhờ đó, họ có sự bình thản uyển chuyển trong con người họ. Chính sự cởi mở của họ giúp họ dễ dàng chấp nhận sự sai lầm của mình cách tự nhiên, nếu như họ có. Họ kiện cường nhưng không ương ngạnh, độc đáo nhưng không lập dị, bình tĩnh nhưng không cô đơn.

Cởi mở đối với ý kiến, cảm nghĩ và thái độ của người khác không có nghĩa là họ luôn đồng ý với người khác. Họ có thể bỏ ý kiến mình để theo ý kiến người khác, khi thấy mình không đúng. Nhưg khi phải bảo vệ ý kiến của mình, họ vẫn có thể cởi mở đón nhận ý kiến và cảm nghĩ của người khác. Họ có thể đi vào lòng người khác cả khi không đồng hoá mình với người khác. Làm như thế, vì họ tin rằng con người là hạn hẹp bắt toàn, nhưng lại cần thiết để có nhau để bổ túc cho nhau mà sống, và sống xứng với phẩm cách của mình.

Thái độ cởi mở như thế dễ đưa đến tinh thần đại kết đích thực, đó là tinh thần làm cho họ có thể kính trọng ý tốt của người khác, nhìn sự vật theo quan điểm của người khác, hợp tác và đoàn kết để xây dựng xã hội và nước Chúa. Cởi mở nên như chiếc cầu đi vào thế giới của người khác, làm cho người khá tin rằng tôn giáo phông phải là một sức lực tàn phá, một thứ xe ủi đất đối với những gì ngoài tôn giáo của mình, nhưng tôn giáo đóng góp làm cho con người lương thiện hơn, thành thực hơn, chú trọng đến thế giới của người khác hơn trong sự đối thoại thiện cảm và tiếp nhận. Sự đối thoại này là một rtong những biểu thị cao cả nhất của tình thương dịu dàng và tình cảm tế nhị mà Đúc kitô muốn có trong mỗi Kitô hữu.

2/ Tiếp nhận.

Tiếp nhận ở đây là có thể đón nhận ý kiến của người khác và làm cho nó trở nên mới mẽ và độc đáo, đón nhận mà không làm mất vẽ tự lập và lập trường riêng biệt của mình, trong tư tưởng cũng như trong hành động. Người Kitô hữu trưởng thành là người không coi sự tiếp nhận ý kiến của người khác là chối bỏ chính mình, không coi sự từ bỏ một thành kiến đối với ai khác là sự lung lay trong lập trường riêng của mình. Trái lại, đó cỉ là làm cho mình thêm sung túc và trong sạch. Trong đời sống đạo đức, người Kitô hữu trưởng thành sẽ không coi những hình thức và công việc đạo đức đã thực hiện hằng ngày từ lâu năm như là những việc không thể thay thế tốt hơn được. Trái lại, họ biết nhìn nghe, suy nghĩ, đánh giá và hấp thụ những gì mới mẽ, để cuộc sống thiêng liêng không dậm chân tại chổ, không xuống dốc, nhưng trở nên mỗi ngày tươi mát và phong phú hơn.

Đã có cởi mở và tiếp nhận thi phải có cho đi. Để có thể cho đi thì nhất thiết phải có yêu thương người khác.

II. YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

Chúa Giêsu dạy :”Giới răn thứ nhất là, Hãy nghe đây, hỡi Israel,Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa độc nhất, và ngươi phải yêu mến Chúa, là Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn ngươi, hết trí khôn ngươi và tất cả sức lực ngươi. thứ đến ngươi phải yêu đồng laoị như chính mình ngươi. Hẳn không giới răn nào khác lớn hơn hai điều ấy”. (Mc 12, 29-31).

Đức Cha GB Bùi Tuần diễn giải như sau: “căn bản của đạo, tôi có thể tóm tắt vào hai việc : Mến Chúa – Yêu Người. thực ra đó chỉ là hai mặt của một tình yêu. Cả hai chỉ là một. Bỏ một tức là bỏ hai. Đủ cả hai mới thành đạo. Vì thế, kẻ vô thần vì không mến Chúa, thì là vô đạo. Người công giáo không yêu người cũng là một thứ vô đạo”.

( Trích trong “nói với chính mình” )

1/ YÊU THƯƠNG LÀ PHỤC VỤ

Càng làm lớn càng phải phục vụ. Chính Chúa Giêsu đã dạy và làm gương: “ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải là người phục vụ anh em…Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưg là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. (Mt, 20,26 – 28). Phục vụ, hiểu là làm những gì tốt cho người khác mà không cần đáp đền. Như người bán hàng tiếp khách nhã nhặn, mau mắn, làm vừa lòng khách hàng. Đó là phục vụ. Bất cứ người nào tận tuỵ làm tròn trách nhiệm vì người khác, điều là phục vụ: tài xế, phu quét rác, giáo viên, bác sĩ…đều có cơ hội phục vụ. Một người đi đường thấy cục đá lớn nằm giữa lộ, cản trở giao thông, có thể gây tai nạn ,vì tinh thần phục vụ, sẳn sàng bê vào vĩa hè.

2/ YÊU THƯƠNG LÀ HY SINH

Hy sinh vì tình anh em.

Một em bé trai bị nhiễm trùng máu cấp tính. Người ta cần gắp số máu để cấp cứu. Máu của cha mẹ nó thì không hợp, máu của em nhỏ nó thì lại hợp, mà nó lại nhỏ quá. Bí quá cũng phải hỏi, đúa nhỏ đồng ý cho máu. Lấy máu xong nó quay sang hỏi bác sĩ: “Thưa bác sĩ, bao giờ thì cháu chết?”. Đứa nhỏ hiểu lầm rằng cho máu thì phải chết, vậy mà nó cũng sẳn sàng cho. Chỉ có tình thương mới hy sinh được như thế.

Hy sinh vì tình đồng loại.

Cha thánh Maximilianô Kolbê đã bị giam trong trại giam số 14 của Đức Quốc Xã. Có một người tù đã vượt ngục, Và trại trưởng quyết định lên án 10 người để thay thế (không có Cha Kolbê trong số 10 người này). Mười người này phải chịu án chết đói, trong đó có một thanh niên đau khổ điên lên vì nghĩ đến vợ và đứa con thơ ở nhà…Cha Kolbê hấy hoàn cảnh xót xa ấy, Cha can đảm bước ra và nói giãn dị với trại trưởng: “Tôi xin chết thay cho anh thanh niên có vợ trẻ và con thơ này…”. cuối cùng Ngài đã được toại nguyện. Ngài đã theo chân Đức Kitô :” không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu”. (Ga 15 , 13).

Hy sinh mạng sống vì người khác là tột đỉnh của hy sinh. Còn hy sinh bình thường thì nằm trong dạng phục vụ, cho đi, và nhất là chịu đựng nhau, là điều chúng ta thường có dịp để thể hiện. Chịu đựng nhau là thứ bác ái nội tâm, và cũng là hy sinh trong tinh thần, nhưng sự hy sinh này thường an phận ngủ yên trong ta, nó cần được đánh thức bằng hai cách : tình cảm đại lượng của con người tự nhiên, và lời mời gọi thiêng liêng của Thiên Chúa tình yêu. “Đây là lệnh truyền của Thầy : các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. (Ga 15, 12).

3/ YÊU THƯƠNG LÀ CHO ĐI

Cách tự nhiên, người ta thường giữ lấy cái tốt cho mình. Trong khi, yêu thì đi chiều ngược lại : không nghĩ tới mình, mà nghĩ đến người khác. Do đó, yêu thương đồng nghĩa với cho đi.

Nói “cho đi”, người ta nghĩ ngay đến của cải vật chất, sự chia sẻ cho những người nghèo khó hơn mình về của cải vật chất là một cách giúp đỡ thiết thực. Nhưng xết về lâu về dài, bố thí kiểu này không thể giải quyết được cảnh nghèo của người bất hạnh; nếu giúp cho họ có công ăn việc làm, có tay nghề để tự túc thì việc bác ái vừa trọng nhân phẩm vừa bền vững hơn.

Cho đi còn là cho thời giờ, sức lực, khả năng…là những của cải thiêng liêng của con người. Trong những lúc thời giờ sắp đặt khích khao cho việc này việc nọ, mà có người đến nhờ vả hỏi han thì cảm thấy bị làm phiền, dễ bực. Khi mình có khả năng nào đó mà người này người nọ đến nhờ vả, cũng cảm thấy ngán ngẫm. Nhưng yêu là cho đi. Không bình thản để dành cho người khác một chút thời giờ, giúp đỡ một vài công việc trong tầm tay, thì chưa “sống với”, mà chỉ biết mình, còn đóng lòng lại, ích kỷ. Xã hội Việt Nam ta có câu :”Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đức Cha Rene’ Voillaume như muốn giải thích rõ hơn :Tình yêu huynh đệ không thể phát sinh và lớn lên, nếu anh không từ bỏ chính mình, nếu tính ích kỷ của anh không biết “chột dạ”, nếu anh không dứt bỏ cái thế giới ích kỷ của anh, quan niệm của anh, tập quán của anh”. (trích trong “Anh Em Của Mọi Người” ).

Kết : Để kết luận cho một vần đề Quan Hệ Với Người Khác, chúng ta có thể nói rằng tình yêu là điều cần thiết cho mọi hoạt động của con người, làm cho những hoạt đó có giá trị nhân bản. Đúng vậy chúng ta hãy nhìn vào Đức Giêsu, mẫu mực nhân bản trọn hảo :

1 > Một con người mẫu mực gần gũi.

Dức Giêsu là con người mẫu mực, là lý tưởng của mọi người, nhưng không phải là lý tưởng cao vời không bao giờ đạt tới, mà là một mẫu người rất gần gũi, vừa tầm với của con người. Người đã sống qua kiếp người lam lũ bấp bênh này một cách kiên cường mà rất dễ thương, vừa làm kinh ngạc vừa thu hút mọi người, vừa rất tự do vừa rất trung thành với sứ mạng. Nơi Người, tính cách cương nghị của đức Dũng, đức Dưỡng sinh, đức Tự lập, đã hoà điệu cách tuyệt diệu với sự uyển chuyễn linh động của điềm đạm, Khôn ngoan, Lạc quan, được biểu lộ ra trong một cuộc sống YÊU THƯƠNG đến cùng.

2 > Một con người thật dễ mến và thu hút.

a) Đức Giêsu “lớn lên trong ân sủng trước mặt người ta”, chính là vì Người ngày càng trở nên dễ thương rước mặt mọi người : nói chuyện đậm đà (Lc 4, 22), làm say mê cả đối thủ (Ga 7,46). Những bộ máy “ra đa” về tình cảm là đàn bà và trẻ con luôn luôn đông đảo bên cạnh Người (Mc 10, 13-15 ; Lc 11, 27).

b) Đức Giêsu vừa làm kinh ngạc vừa thu hút mọi người, vì Người hoà điệu được những phẩm cách ngược nhau, bổ túc cho nhau để trở thành một con người thật dễ mến :

- Tuy vẫn ý thức mình rất cao trọng, nhưng Người lại hiền lành khiêm nhường, sống rất đơn sơ như bạn của dân đen.

- Rất siêu thoát, biết ăn chay nhiệm nhặt và có đời sống nội tâm sâu xa, nhưng người lại tỏ ra rất xuề xoà vui vẻ, bạn bè vui vẻ với bọn giàu có quyền thế cũng như với kẻ cùng đinh mạt hạng, đồng bàn với cả những người mang tiếng xấu, và hoạt động rất năng nổ tích cực.

- Người khuyên hãy quên mọi sự để chỉ giữ một điều chính thôi (Lc 10,42; Mt 16, 26), nhưng lại không quên sai nhặt lại những mẫu bánh vụn sau phép lạ hoá bánh ra nhiều (Ga 6, 12).

(theo Cha Gomez, Đức Kitô lữ hành và phúc nhân)

VIII. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

PHÚT SÁM HỐI

Con đã không thực hành bác ái Kitô giáo. Xin chúa thương xót chúng con.
Con đã coi khinh người khác, hơn nữa đã sống bất công đối với đồng loại. Xin chúa thương xót chúng con.
Con là Kitô hữu Á Châu, nhưng con đã không đem văn hoá Kitô giáo hoà nhập vào nền văn hoá Châu Á. Xin chúa thương xót chúng con.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời : Anh chị em ,các bạn trẻ thân mến,

Nhìn vào đời sống công khai của Chúa Giêsu nơi dân Do Thái trong Tin Mừng, qua các bài giảng, các dụ ngôn, cách ứng xử trước người nghèo, người ngoại, người bệnh, người Biệt Phái, người tội lổi, người đồng hương,….chúng ta có thể rút ra bài học “mang Tin Mừng vào trần gian”. Cách sống ấy, giờ đây, phải được mỗi người trong chúng ta thực hiện trong cuộc sống của mình trong hoàn cảch sống của dân tộc mình. Chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta và hết thảy mọi người thể hiện văn hoá Kitô giáo trong văn hoá dân tộc mình.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Công Giáo và các Kitô giáo khác được hợp tác cùng nhau mà gieo rắc tình thương của Chúa đến với mọi người. Xin cho mọi Kitô hữu biết sống yêu thương nhau và làm cho xã hội mình đang sống được tràn đầy hạnh phúc trong Chúa Kitô.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người chưa tin vào Chúa Kitô; xin cho họ, dầu chưa tin Chúa Kitô, vẫn luôn nhìn nhận những Chân Thiện Mỹ của Lời Chúa và thực hành những điều Chúa dạy, nhờ đó họ sớm đặt niềm tin của mình vào Chúa Kitô hơn.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các dân tộc thuộc các nền văn hoá của Châu Á. Xin cho họ khám phá ra trong nền văn hoá của dân tộc mình cũng có chứa những nét văn hoá Kitô giáo, để họ tôn trọng và phát triển những nét văn hoá này đến mức vẹn toàn.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo. Xin cho mỗi người trong họ đạo luôn thể hiện nếp sống văn hoá Kitô giáo.Trong hết mọi phương diện, trong cách ăn thói ở, trong giao tiếp với xã hội, với mọi người và với Chúa.

Kết thúc : Lạy Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô. Chúa ban Ngôi Lời Hằng Sống và Thánh Thần Chúa để dạy chúng con sống tốt nhân phẩm và nhân bản Kitô giáo; Xin Chúa nhậm lời chúng con cầu xin mà biến đổi chúng con nên những chứng nhân Chúa Kitô trên thế giới hôm nay; và xin cho có nhiều người sống văn hoá Phúc Âm Chúa khắp nơi. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.Amen.

IX. TẢN MẠN

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA THOMAS JEFFERSON

Vào sinh nhật lần thứ 12. bé gái Cornelia Jefferson Randolph đã nhận được một lá thư từ ông nội em gởi đến, lá thư mà từ đây về sau cô bé sẽ đọc đi đọc lại mãi Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và là Tổng Thống Hoa Kỳ (1801-1809), chia sẻ cho cháu gái của mình “những nguyên tắc sống” sau đây :

Đừng bao giờ hoãn đến ngày mai những gì có thể làm hôm nay.
Đừng quấy rầy người khác điều mình có thể làm được.
Đừng tiêu sài tiền trước khi có nó.
đừng bao giờ mua một món đồ mà mình không cần chỉ vì nó rẻ.
Hãy tiết kiệm những đồng xu, và rồi sẽ có những đồng đôla.
Sự kiêu hãnh đòi rả giá đắt hơn là đói khát và giá rét.
Không ai phải hối tiếc vì ăn quá ít.
Không có việc gì là phiền toái nếu mình sẳn lòng làm.
Mỗi khi giận, hãy điếm đến 10 trước khi nói; còn khi quá giận, sẽ điếm đến 100.

Những nguyên tắc này cho thấy Jefferson rất nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn : kiên rì, điều độ, nhẩn nhục và tôn trọng. Đó là những nguyên tắc không bao giờ dễ, nhưng cũng không bao giờ là lỗi thời.

“Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường lối Ngài”. (x Tv 86,11)

X. NGHỆ THUẬT SỐNG

VÀ CHÚA ĐÃ NÓI


Bạn nói :”không thể được”.
Chúa nói : mọi sự điều có thể được. (Lc 18, 27)

Bạn nói :”tôi mệt lắm rồi”.
Chúa nói :Ta sẽ cho con nghỉ ngơi. (Mt 11, 28-30)

Bạn nói :”không ai thực sự thương tôi”.
Chúa nói :Ta thương con. (Ga 3,16; 13,140

Bạn nói :”tôi không thể tiếp tục”.
Chúa nói :Ơn Ta đủ cho con. (2 Cor 12,90

Bạn nói :”tôi không biết tính oán ra sao”.
Chúa nói :Ta sẽ dẫn đường con đi. (Cn 3,5-6)

Bạn nói :”tôi không thể làm được điều đó”.
Chúa nói :con có thể làm được mọi sự. (Pl4,13)

Bạn nói :”tôi không thể”.
Chúa nói :Ta có thể. (2 Cor 9,80

Bạn nói :”điều đó không đáng”.
Chúa nói : Điều đó rất đáng. (Rm 8,28)

Bạn nói :”tôi không thể tha thứ cho mình”.
Chúa nói : Ta tha thứ cho con. (1 Ga 1,9)

Bạn nói :”tôi không biết xoay sở thế nào”.
Chúa nói : Ta sẽ đáp ứng cho con mọi thứ cần thiết. (Pl 4,19)

Bạn nói :”tôi sợ”.
Chúa nói : Ta không ban cho con tinh thần sợ hãi. (2 Tm 1,7)

Bạn nói :”tôi luôn lo lắng và thất vọng”.
Chúa nói : Quẳng mọi gánh lo của con cho ta. (1 Pr 5,7)

Bạn nói :”tôi không có đủ đức tin”.
Chúa nói : Ta ban cho mỗi người theo mỗi lượng đức tin. (Rm 12,3)

Bạn nói :”tôi chưa đau khổ đủ”.
Chúa nói : Ta ban cho con sự khôn ngoan. (1 Cor 1,30)

Bạn nói :”tôi hoàn toàn cô độc”.
Chúa nói : Ta không bao giờ bỏ rơi con. (Dt 13,5)

(Dịch từ Internet)

Tham Khảo:
Vì Sự Sống Trần Gian, Antôn Ngô Văn Vững sj;
Thà Thắp Lên Một Ngọn Nến, Christophers;
www.vietcatholic.net; www.simonhoadalat.com; Radio Veritas Asia; www.dongcong.com

1246    17-04-2012 09:58:45