Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Đức Giáo Hoàng: Chúng ta có một người Cha, chúng ta không mồ côi!

Đức Giáo Hoàng: Chúng ta có một người Cha, chúng ta không mồ côi!

 

“Ngày hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang làm vệ sinh các bệnh viện, các ngả đường, những người đang xả thùng rác, những người đi đến từng nhà để nhận rác”. Đây là ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cho Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ VI Mùa Phục Sinh tại nguyện đường Santa Marta. Ngài tiếp tục nói, “Đó là một công việc mà không ai thấy, nhưng cũng là một công việc vốn cần thiết để tồn tại. Xin Thiên Chúa chúc lành và giúp đỡ họ”.

Sau đó Ngài suy tư về đoạn Tin Mừng Chúa Nhật (Ga 14:15-21) và Bài Đọc II (1 Pr 3:15-18) trong bài giảng của Ngài.

Chúa Giêsu nói lời từ biệt với một lời hứa

Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu bài giảng của Ngài khi nói rằng khi Chúa Giêsu nói lời từ biệt các môn đệ của Ngài, Ngài đã để lại cho các ông niềm hy vọng. Niềm hy vọng ấy là một lời hứa vốn không để cho họ thành những người mồ côi. Chính là ý nghĩa của việc bị mồ côi này, của việc không có một người Cha này, nghĩa là, và như đã từng là, căn rễ của nhiều vấn đề của trái đất, Ngài nói.

“Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu Người Cha. Một cảm giác bị mồ côi chạm vào cảm giác thuộc về và huynh đệ của chúng ta”.

Sự thành toàn của lời hứa

Sự thành toàn của lời hứa này là Chúa Thánh Thần. “Chúa Thánh Thần không đến để ‘biến chúng ta thành những khách hàng của Ngài’”, Đức Giáo Hoàng nói. Thay vào đó, Chúa Thánh Thần đến “để chỉ cho chúng ta cách để đến với Chúa Cha, dạy cho chúng ta con đường đến với Chúa Cha, con đường mà Chúa Giêsu đã mở ra, con đường mà Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta”.

Linh đạo Ba Ngôi

Một nền linh đạo chỉ hướng đến Con Thiên Chúa thì không tồn tại, Đức Giáo Hoàng nói tiếp. “Chúa Cha là trung tâm”, Ngài nhắc chúng ta. “Chúa Con được Chúa Cha sai đến và trở về với Chúa Cha. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến để nhăc nhớ chúng ta và dạy chúng ta cách đến với Chúa Cha”.

Một cảm giác thuộc về

“Sự nhận biết chúng ta là con” này chứ không phải là “các trẻ mồ côi” là chìa khoá để sống trong bình an, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích. Chiến tranh, cả nhỏ và lớn, “luôn chứa đựng một chiều kích của việc là mồ côi vì Chúa Cha là Đấng tạo hoà bình đang bị khuyết”.

Những thái độ của việc thuộc về một gia đình

Sứ mạng của chúng ta trong tư cách là một Kitô Hữu là thành toàn điều mà Thánh Phêrô giáo huấn trong Bài Đọc II. Chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng mà chúng ta có khi người khác yêu cầu chúng ta giải thích.

“Hãy thực thi việc ấy với sự dịu dàng và tôn trọng”, Thánh Phêrô chỉ dạy, “khi giữ cho lương tâm ngay thẳng”. Sự dịu dàng và tôn trọng là những cách thế hành xử mang tính đặc thù của những người có cùng một mối quan hệ với vị cha chung, Đức Giáo Hoàng giải thích. “Đó là những thái độ của việc thuộc về, sự thuộc về một gia đình chắc chắn có một Người Cha” vốn là trung tâm, người vốn là nguồn gốc của mọi người, nguồn của tất cả mọi sự hiệp nhất và ơn cứu độ. Và Ngài sai Chúa Thánh Thần đến để “nhắc nhớ chúng ta” về cách đến với Chúa Cha, dạy chúng ta những thái độ thân quen của sự dịu dàng, hiền lành và bình an này, Đức Giáo Hoàng nói.

Cầu nguyện với Chúa Cha

Khi kết thúc bài giảng Đức Giáo Hoàng cầu nguyện, “Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến nhắc chúng ta luôn mãi, về cách đến với Chúa Cha, nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta có một Người Cha. Và đối với nền văn mình này vốn đang có một cảm thức bao la về việc bị mồ côi, xin Ngài ban ân sủng của việc tìm thấy lại Cha một lần nữa, Người Cha là Đấng ban cho mọi người một cảm thức ý nghĩa trong cuộc sống. Xin Ngài làm cho hết mọi người nam nữ thành một gia đình”.

Joseph C. Pham (Vatican News)

496    18-05-2020