Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Đức Giáo Hoàng nói với Ban Công Lý Xã Hội và Sinh Thái Dòng Tên: Hãy khích lệ niềm hy vọng

Chính Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, Cha Pedro Arrupe, là người đã tạo ra cái mà thời đó gọi là Ban Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Dòng Tên vào năm 1969.

Trong bài diễn văn của Ngài vào Thứ Năm với nhóm mà giờ đây gọi là Ban Công Lý và Sinh Thái Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Cha Pedro luôn tin rằng việc phục vụ đức tin và việc cổ võ công lý không thể tách biệt, vì cả hai đều hiệp nhất với nhau cách triệt để”.

Phục vụ người nghèo

Từ thời của Thánh Ignatius, Dòng Tên đã được mời gọi “để phục vụ người nghèo”, Đức Giáo Hoàng nói. Nơi người nghèo chúng ta thấy “một nơi đặc biệt để gặp gỡ Đức Kitô”, Ngài nói tiếp.  “Thật là một quà tặng quí giá khi được gặp gỡ Ngài nơi những người là nạn nhân và nghèo túng”.

Khi nói với các thành viên của Ban này cách trực tiếp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi hộ hãy luôn gần gũi với những người mỏng giòn nhất. “Thế giới tan vỡ và chia rẽ của chúng ta cần phải xây dựng những chiếc cầu”, Ngài nói. Những cuộc gặp gỡ con người giúp chúng ta khám phá, ở nơi người bị loại trừ nhất, diện mạo đẹp đẽ của một người anh chị em, mà nơi họ chúng ta nhận ra chính bản thân mình, Đức Giáo Hoàng nói.

Theo Chúa Giêsu

Ngày nay đi theo Chúa Giêsu nghĩa là phục vụ “người bị đóng đinh của thời đại chúng ta”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói tiếp. Ngài đưa ra những trường hợp chiến tranh đã được chiến “theo từng mảnh” trên khắp thế giới, nạn buôn người, bệnh sợ người nước ngoài, những sự bất bình đẳng, và “việc theo đuổi ích kỷ lợi ích quốc gia”.

Trước những điều này, Đức Giáo Hoàng nói thêm sự thật là “Chưa bao giờ chúng ta lại đớn đao và đối xử tội tệ quá đối với ngôi nhà chung của mình như hiện chúng ta đang có trong vòng 200 năm qua”. Không kinh ngạc, Ngài nói, “việc suy thoái môi trường và xã hội đang ảnh hưởng trên những người mỏng giòn nhất trên hành tinh này”.

Theo Chúa Giêsu trong những hoàn cảnh này bắt đầu bằng việc “đồng hành với các nạn nhân”, và tiếp tục trong sự chú ý đến những nhu cầu con người, “khi phản ánh thực tại thế giới để lột mặt nạ những sự dữ”, và khám phá những đáp trả hiệu quả và sáng tạo nhất.

Một cuộc cách mạng văn hoá

Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định chúng ta đi xa hơn nữa: “Chúng ta cần một ‘cuộc cách mạng văn hoá’ thật sự”, Ngài nói, “một sự biến đổi cái nhìn tập thể, những thái độ của chúng ta, cách nhìn bản thân chúng ta”. Chúng ta cần phải thực hiện “công việc chậm chạp của việc thay đổi các cấu trúc, qua việc tham gia vào việc đối thoại công, nơi các quyết định được thực hiện vốn ảnh hưởng lên đời sống của những người bị tổn thương nhất”.

Đức Giáo Hoàng mời gọi những người hiện diện hãy tiếp tục “sự dấn thân sáng tạo” của họ trong việc phục vụ những người nghèo nhất và những người tị nạn, bảo vệ nhân quyền và mang lại những phục vụ xã hội trong nhiều lãnh vực. Ngài khích lệ anh em trong Ban hãy “cộng tác trong một mạng lưới giữa anh em và với các tổ chức giáo hội và dân sự khác”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, để đảm bảo “việc bảo vệ những người không có đặc quyền trong thế giới ngày càng toàn cầu hoá này”.

Những nẻo đường của hy vọng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bài diễn văn của Ngài trước các thành viên Ban Công Lý Xã Hội và Sinh Thái Dòng Tên với một lời mời gọi đến niềm hy vọng. “Nếu chúng ta chỉ chú ý đến luận lý con người, thì chúng ta mang lấy nguy cơ bị tuyệt vọng”, Ngài nói. Thay vào đó, “tất cả chúng ta đều là những chứng nhân mà những người khiêm tốn nhất, người bị bóc lột, người nghèo và người bị loại trừ, có thể và thực sự đạt được thật nhiều”, Ngài nói thêm.

Việc tông đồ xã hội không phải là giải quyết các vấn đề, Đức Giáo Hoàng nói, mà là “cổ võ những tiến trình và khích lệ niềm hy vọng”. Những tiến trình này phải giúp người dân và các cộng đồng lớn lên, ý thức về các quyền của họ, áp dụng các tài năng của họ, và tạo ra tương lai của riêng họ, Ngài nói.

Một thách đố

Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc với một thách đố: “Hãy chia sẻ niềm hy vọng bất cứ nơi nào anh em hiện diện, khích lệ, ủi an, nâng đỡ và trao sức mạnh. Mở ra tương lai, tạo ra các cơ hội, tạo ra những thay thế, giúp nghĩ và hành động khác biệt”.

“Hãy bước đi trong hát ca”, Đức Giáo Hoàng nói, “để những vật lộn và lo toan của cuộc sống không lấy đi niềm vui mà niềm hy vọng mang lại”.

Đan Sĩ (Vatican News)

335    10-11-2019