Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

“Em noi gương Chúa Giêsu nghe”

 

Cô em của tân giáo hoàng kể, vào thời đó Jorge sắp ngõ lời với một cô gái. “Đúng vậy, lúc đó có vẽ như sắp đính hôn. Chính anh kể cho tôi nghe, nhưng không bao giờ anh nói tên cô gái. Cô ở trong nhóm bạn đi dã ngoại với anh. Vào ngày 21 tháng 9, anh muốn ngõ lời với cô. Nhưng nếu tôi tiếp tục kể chuyện này, anh sẽ… dứt phép thông công tôi!” Thay vì đi chơi với các bạn để ngõ lời thì anh đi nhà thờ và anh đã hiểu con đường của mình – hay đúng hơn, con đường mà Người Nào Đó đã chỉ định cho anh là một con đường khác.

Dù vậy, sau tiếng gọi này, cha chưa vào chủng viện ngay. Bốn năm trôi qua. Quyết định thì đã có nhưng giữ riêng cho mình. Cha xác nhận “câu chuyện ngừng ở đó.” Jorge tiếp tục làm việc ở phòng phân tích, học xong và chưa nói với ai về dự định của mình. “Tôi sống trải nghiệm của một loại “cô đơn thụ động,” một loại cô đơn đương sự đau khổ nhưng không có lý do cụ thể, giống như đang sống trong cơn khủng hoảng hay bị tang chế.” Đó là tiếng gọi đổi đời, kèm theo là một trải nghiệm của lòng thương xót, tiếng gọi này cần được chín mùi.

“Đầu óc tôi không hoàn toàn hướng về vấn đề tôn giáo. Tôi còn quan tâm đến chính trị, dù chỉ trong suy nghĩ. Tôi đọc Nuestra, Palabra, Propósitos, các tờ báo của Đảng Cộng sản, tôi mê mẫn các bài viết của các tác giả quan trọng trong lãnh vực văn hóa… Nhưng tôi chưa bao giờ theo cộng sản.”

Những năm sau đó, trước khi vào chủng viện Jorge bị đau nặng. Năm 21 tuổi, Jorbe xém chết vì bị viêm phổi. Trong một lúc sốt cao độ, Jorge ôm chặt lấy mẹ và tuyệt vọng hỏi: “Mẹ ơi, mẹ nói cho con biết bệnh trạng con đến đâu rồi.” Mẹ chỉ biết trả lời là chính bác sĩ cũng chưa rõ. Rồi cuối cùng, bác sĩ cũng tìm ra bệnh, Jorge bị sưng phổi nặng. Bác sĩ tìm ra được ba bướu u, khi sức khỏe ổn định sau một thời gian, họ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt phần trên của phổi bên mặt. Các tuần dưỡng bệnh sau đó thật khó khăn, các cơn đau khủng khiếp vì phương pháp dùng để rút nước trong phổi ra lúc đó còn thô sơ.

Chàng thanh niên trẻ Bergoglio dưỡng bệnh ở bệnh viện, cha không thích các câu trấn an kiểu “không sao đâu, rồi sẽ lành;” “khi nào về nhà con sẽ khá hơn,” của bạn bè người thân khi họ đến thăm. Không một lời nào trong các lời đó có thể làm dịu cơn đau. Mọi sự thay đổi khi có một nữ tu đến thăm, các câu sáo ngữ bị rơi xuống. Đó là nữ tu đã dạy Jorge chuẩn bị rước lễ lần đầu.

Nữ tu đó là xơ Dolores. Xơ nói những câu đánh động tôi rất nhiều và đã mang đến bình an cho tôi: “Em noi gương Chúa Giêsu nghe.” Khi nghe câu nói này, thì cơn đau hàng ngày mang một ánh sáng khác. Nó có một ý nghĩa. “Đau khổ,” như cha giải thích trong quyển El Jesuita: “Đau đớn tự bản thân nó không phải là một đức hạnh. Nhưng cách mình chịu đựng nó thì có thể là một đức hạnh. Thiên hướng của chúng ta là được trọn vẹn và hạnh phúc, trong chiều hướng này thì đau đớn chỉ là một giới hạn. Vì thế, ý nghĩa của đau đớn, tôi hiểu nó trong trọn vẹn của nó, là qua đau đớn của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Kitô.” 

Phanxicô, Giáo hoàng của người nghèo, chương 5, Andrea Tornielli, Nguyễn Tùng Lâm dịch

506    12-03-2018