Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Tại Thái Lan, Đức Phanxicô gặp nhiều khuôn mặt của Giáo hội công giáo

 
Đức Phanxicô cũng nhắc đến việc khai thác tình dục nơi phụ nữ và trẻ em ở một nước mà nạn mại dâm đích thực là một kỹ nghệ quốc gia.
“Thật như phép lạ, một ơn đã được ban cho chúng con!” Cô Wasanakt không tin mình được ngồi hàng đầu trong thánh lễ của Đức Phanxicô, cô là người thiểu số Karen ở miền Tây-Bắc Thái về Bangkok dự thánh lễ. Người phụ nữ 33 tuổi và các cô bạn đã mặc y phục sặc sỡ đẹp nhất dệt đặc biệt cho dịp này, như họ vẫn thường làm trong các ngày lễ đặc biệt như lễ Phục Sinh.
 
Linh mục Alain Bourdery giải thích: “Đây là dấu hiệu của tái sinh, của đổi mới. Điều này cho thấy họ đã chuẩn bị cho cuộc gặp này từ lâu, chứ không phải chỉ ở trong đầu họ.” Linh mục Alain Bourdery thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, cha phục vụ người Karen từ hơn 20 năm nay.
Linh mục cho biết: “Một số đến từ những làng chỉ có hai hoặc ba gia đình công giáo: họ chưa bao giờ dự một cuộc gặp mặt như thế này.” Họ đã đi 15 giờ xe để đến Bangkok, nhiều giáo dân của cha chưa bao giờ về Bangkok, ngay cả thánh lễ thời Đức Gioan-Phaolô II.
“Một gia đình còn lớn hơn quan hệ huyết thống, văn hóa và vùng miền”
Cô Wanasa cười nói: “Trước đây chúng tôi cũng không biết tín hữu kitô là như thế nào.” Cô làm chứng cho tuổi trẻ công giáo ở miền núi, nơi giáo dân ít cảm thấy mình là người thiểu số vì đạo hơn là vì sắc tộc. Trên đường đến dự thánh lễ, dù có giấy phép đúng thủ tục, đúng hạn nhưng nhóm cũng đã phải chờ một thời gian dài ở trạm kiểm soát để chứng minh mình đúng là người Thái.
Như đã nói sáng nay trước nhà cầm quyền, trong bài giảng của mình, Đức Phanxicô ca ngợi “sự đa dạng” của đất nước đa văn hóa, ngài nhắc đến các khuôn mặt khác nhau của đạo công giáo ở Thái. 
 
Trước 60 000 giáo dân dự thánh lễ, Đức Phanxicô nhắc lại “các nhà truyền giáo đầu tiên đã nhận ra họ thuộc về một gia đình còn lớn hơn quan hệ huyết thống, văn hóa và vùng miền hay thuộc về một nhóm cụ thể nào. (…) Họ đã mở lòng ra với một chiều kích mới, vượt lên các tính từ luôn làm chia rẽ.”
Tai ương của nạn mại dâm và buôn người
“Chương trình hoạch định yêu thương của Chúa (…) thì lớn hơn tất cả tính toán và dự trù của chúng ta rất nhiều và chương trình này không chỉ dành cho một nhóm người hay trong một bối cảnh văn hóa cụ thể nào”, trong thời gian gần đây, Đức Phanxicô liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội nhập văn hóa của đức tin trong một thế giới bị đánh dấu bởi tiêu chuẩn đồng hóa, trong bối cảnh toàn cầu hóa.


Tại Thái Lan, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến chứng từ của các tôn giáo trong xã hội
Trước đó, ở bệnh viện Thánh Lu-i, ngài nhắc lại “thực hành đức ái chính xác là nơi mà tín hữu kitô được gọi (…) để làm chứng chúng ta là môn đệ truyền giáo”, trong bài giảng, Đức Phanxicô khuyến khích công việc của Giáo hội bên cạnh những người thấp hèn nhất, bị loại trừ nhất, họ “là một phần của gia đình chúng ta”.
Đức Phanxicô cũng nhắc lại bài diễn văn ngài đọc sáng nay trước các nhà cầm quyền, ngài lên án “nạn khai thác, nô lệ, bạo lực và lạm dụng trên phụ nữ và trẻ em, tôi đặc biệt  nghĩ đến các trẻ em, các phụ nữ phải làm điếm, phải chịu nạn buôn người, tệ nạn đã làm cho họ bị mất phẩm giá”. Trong một đất nước mà nạn mại dâm chiếm 1,5% tổng sản lượng quốc gia, và có từ 150 000 đến 200 000 người làm việc trong kỹ nghệ này, trong đó có một nữa là trẻ vị thành niên, rất nhiều người bị bệnh sida và Giáo hội đã giúp đỡ họ.
“Truyền giáo không phải là nhân lên số lượng người vào đạo”
Đức Phanxicô van xin: “Họ là mẹ, là anh chị em của chúng ta, chúng ta đừng để cộng đoàn mình vắng bóng các hình ảnh, các vết thương, các nụ cười, các cuộc sống của họ: và chúng ta cũng đừng để các tổn thương, các vết thương của họ vắng bóng lòng thương xót và tình yêu của Chúa”, ngài nhắc đến các “người trẻ nghiện ma túy và không tìm được ý nghĩa cho cuộc đời”, các “người di dân phải sống xa nhà, xa gia đình”, những “ngư dân bị khai thác, những người khất thực bị bỏ quên”…
Tại Thái Lan, Đức Phanxicô kêu gọi chống “nạn nô lệ tình dục”
Kết thúc bài giảng, Đức Phanxicô nhắc người môn đệ truyền giáo hiểu việc truyền giáo không phải là gia tăng số lượng người vào đạo hay tỏ ra mình mạnh, nhưng là mở cánh cửa để trải nghiệm và chia sẻ vòng tay của lòng thương xót và tái sinh của Chúa, Đấng làm cho tất cả chúng ta là một gia đình”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
524    22-11-2019