Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Toàn văn buổi thảo luận trên máy bay của Đức Thánh Cha với các phóng viên

Toàn văn buổi thảo luận trên máy bay
của Đức Thánh Cha với các phóng viên

SS. Francesco – Viaggio Apostolico a Panama: Conferenza stampa sul volo di ritorno 28-01-2019

Bình luận về nhiều vấn đề

29 tháng Một, 2019 00:27

ZENIT STAFF

Dưới đây là bản dịch của ZENIT văn bản (tiếng Anh) buổi thảo luận của Đức Thánh Cha với các phóng viên trên chuyến bay giáo hoàng từ Panama về Roma ngày 28 tháng Một, 2019, do Vatican cung cấp.

******

Gisotti: Thưa Đức Thánh Cha, bên tai chúng con vẫn còn văng vẳng tiếng reo hò của những người trẻ của Giáo hoàng, những người trẻ của Chúa Giê-su, như Đức ông Ulloa nói, niềm vui lớn lao này, những ngày đầy cảm xúc này đã trao cho cha quá nhiều năng lượng và con nghĩ tất cả chúng con đều nhìn thấy trên khuôn mặt của cha rạng ngời niềm vui, niềm vui của cuộc họp mặt này, cũng như niềm vui của người trẻ. Và con mang tới đây một thứ mà con nghĩ rằng nhiều ký giả ở đây đều biết — đây không phải là một tài liệu đi vào huấn quyền của Giáo hoàng nhưng nó là một tài liệu người quá yêu quý. Tài liệu này ở đây là một bài ca của một cô gái ở Honduras viết — Marta Avila — người mà ngày hôm qua con đã vẽ nên một hình ảnh cho người, và bài hát này thật sự là một bài hát chống lại sự ức hiếp, một chút nào đó nó là dấu chỉ của buổi gặp gỡ với Scholas Occurrentes. Thật vậy, điều này có thể nói rằng có sự pha trộn của yếu tố đau đớn nơi những người trẻ này cũng như niềm vui mà chúng con nhìn thấy trong rất nhiều lần.

Thưa Đức Thánh Cha, con muốn đề cập với với người một hình ảnh khiến con rất xúc động, đó là khi người trên chiếc xe giáo hoàng đi ngang qua và vẫy tay chào, con đã thấy rất nhiều người trẻ mà ngay sau khi vẫy chào cha, có lẽ chỉ một khoảnh khắc đó thôi đã khiến họ ôm lấy nhau. Hình ảnh đó làm con vô cùng xúc động, sự chia sẻ niềm vui, tức là, các bạn trẻ trao cho nhau những cái ôm sau khi nhìn thấy cha dù chỉ một khoảnh khắc thoáng qua, và có thể đây là một bài học cho người lớn chúng ta. Khi người trẻ hạnh phúc, họ liền chia sẻ niềm vui đó; họ không giữ riêng cho bản thân. Đây là điều con muốn chia sẻ với người và với các ký giả. Thưa Đức Thánh Cha, giữa nhiều điều ngạc nhiên người đã trao tặng cho chúng con trong các ngày vừa qua, cha cũng có một buổi gặp gỡ với những người thuộc UNICEF trong tòa Khâm sứ, trong những giây phút cuối cùng trước khi rời đi. Con không biết cha có muốn nói đôi lời hoặc gửi lời chào trước khi nhường thời gian lại cho các ký giả đặt câu hỏi.

ĐTC: Chào (buổi tối) anh chị em và chúc anh chị em có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, vì tôi chắc chắn là mọi người đều mệt sau chuyến đi rất bận rộn này. Cảm ơn về công việc của anh chị em. Đối với tôi cũng có những điều mà tôi không hề hình dung trước, như anh Gisotti gọi là những sự ngạc nhiên, như là cô bé 16 tuổi người Honduras này, cô gái 16 tuổi quê ở Honduras, một nạn nhân của tình trạng ức hiếp, đã cất lên giọng hát tuyệt vời nhất, mà anh chị em đã viết lại lời bài hát đó. Rồi cuộc gặp gỡ trước khi rời khỏi tòa Khâm sứ, với những người thuộc UNICEF của Trung Mỹ … với một số chứng ngôn của hai thanh niên và của hai người làm việc ở đó. Tôi nghe được những chuyện chạm đến tâm hồn của tôi … Nó là một chuyến đi đầy cảm xúc mãnh liệt! Bây giờ nhường thời gian lại cho anh chị em!

Hỏi: Cảm ơn cha về chuyến đi; cha đã cho chúng con một món quà rất dễ thương. Cha đã nói với những tình nguyện viên về thực tế rằng họ đã sống vì một sứ mạng; họ biết nhịp đập trái tim như thế nào khi một người sống sứ mạng. Sứ mạng của cha là gì ở WYD Trung Mỹ?

Trả lời: Sứ mạng của tôi ở WYD là sứ mạng của Phê-rô, đó là xác tín niềm tin. Và không thực hiện điều này bằng những mệnh lệnh hoặc những lệnh truyền lạnh lùng, nhưng bằng cách cho phép bản thân được đụng chạm đến tâm hồn và trả lời bằng những gì cảm nhận được. Tôi không ý tưởng hóa nó vì tôi sống theo cách đó. Tôi thấy khó mà nghĩ được rằng người ta có thể thi hành một sứ mạng chỉ bằng lý trí. Điều cần thiết để thi hành trọn vẹn một sứ mạng là phải cảm nhận được nó, và khi anh cảm nhận được nó, nó sẽ đụng chạm đến anh: cuộc sống … những tư tưởng … Tại sân bay khi tôi chào ngài Tổng thống thì họ đem đến cho tôi một cậu bé người da đen rất dễ thương. Họ nói với tôi rằng cậu bé đó vượt biên giới Colombia: người mẹ đã chết và cậu bé chỉ còn một mình. Cậu bé khoảng 5 tuổi. Cậu đến từ Châu Phi, nhưng họ không biết là từ nước nào, vì cậu bé không nói được tiếng Anh hay tiếng Pháp, mà chỉ nói ngôn ngữ thổ dân. Họ nhận nuôi cậu bé. Nó là tấn thảm kịch của một cậu bé bị cuộc sống chối bỏ vì người mẹ đã chết ở đó, cảnh sát giao cậu bé cho các nhà chức trách để họ chăm sóc cậu. Và điều đó giống như một cái tát và nó làm cho sứ mạng nhuốm màu sắc. Sứ mạng làm tôi xúc động. Điều đó bởi vì tôi … nó xuất phát từ trong tâm hồn của tôi. Tôi nói với các bạn trẻ về những gì họ phải làm trong cuộc sống, họ phải làm việc với ba ngôn ngữ: lý trí, tâm hồn và bàn tay. Hãy làm những gì bạn cảm nhận, hãy cảm nhận những gì bạn nghĩ, hãy nghĩ về những gì bạn làm.

Tôi không biết đánh giá sứ mạng như thế nào. Tôi thực hiện tất cả bằng sự cầu nguyện và thinh lặng trước Chúa. Cũng có lúc tôi buồn ngủ, nhưng tôi phó thác sứ mạng cho Ngài. Đây là cách tôi quan niệm về sứ mạng của giáo hoàng và cách tôi sống nó.

Có những trường hợp khó khăn được trình bày theo kiểu giáo điều và với tôi, tôi không chỉ trả lời bằng lý lẽ nhưng bằng một cách khác.

Hỏi: Những mong chờ của cha dành cho Panama có làm cha thỏa mãn?

TL: Nhiệt kế để đo được điều đó là sự kiệt sức, tôi mệt rã người.

H: Nhiều thiếu nữ ở Trung Phi mang thai quá sớm. Những người phỉ báng nói rằng trách nhiệm đó là của Giáo hội vì Giáo hội chống lại giáo dục giới tính. Cha có ý kiến thế nào về vấn đề giáo dục giới tính?

TL: Giáo dục giới tính phải dạy trong trường học; tính dục là một món quà của Thiên Chúa, nó không phải là một quái vật; nó là một món quà của Chúa để yêu thương. Nhưng rồi có người lại dùng nó để kiếm tiền hoặc để bóc lột thì lại là chuyện khác. Nhưng cần phải có giáo dục giới tính khách quan, nhưng không mang tính thuộc địa hóa hệ tư tưởng. Nếu anh bắt đầu giáo dục giới tính mang nặng tính thuộc địa hóa tư tưởng là anh phá hủy con người.

Tuy nhiên, phải giáo dục tính dục như một món quà của Thiên Chúa. Giáo dục theo cách làm nổi bật lên những điều tốt đẹp nhất của con người và cùng hỗ trợ trên con đường. Vấn đề ở đây là hệ thống: các nhà giáo và sách giáo khoa phải được chọn lọc thật kỹ cho vấn đề này. Tôi đã xem thấy một số sách rất bẩn thỉu. Có những điều làm cho con người ta trưởng thành nhưng có những điều làm hại. Tôi không biết là người ta có làm điều này ở Panama không; tôi không đi vào chính trị. Nhưng cần phải có giáo dục giới tính. Lý tưởng nhất là phải bắt đầu từ gia đình. Điều này không phải luôn luôn khả thi vì có nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau. Và vì thế trường học sẽ cung cấp việc giáo dục này, vì bằng không sẽ có một sự khiếm khuyết, mà sau đó có thể sẽ bị lấp đầy bằng bất kỳ hệ tư tưởng nào.

Brocal: … Trong những ngày vừa qua cha đã nói chuyện với rất nhiều bạn trẻ, rõ ràng là cha cũng nói chuyện với những bạn trẻ đã xa rời Hội Thánh hoặc những bạn trẻ gặp những khó khăn. Theo ý cha, các bạn trẻ tìm thấy gì ở đó? Theo ý cha, đâu là những lý do làm các bạn xa rời Giáo hội? Cảm ơn Đức Thánh Cha.

TL: Có rất nhiều lý do! Một số là lý do cá nhân, nhưng hầu hết là chung chung! Tôi cho rằng điểm đầu tiên là thiếu chứng nhân Ki-tô — của các linh mục, các Giám mục, tôi không nói là các Giáo hoàng vì như vậy thì rộng quá … nhưng cũng là <các Giáo hoàng>!  Thiếu chứng nhân! Nếu một mục tử là một nhà kinh doanh hay một người tổ chức cho chương trình mục vụ, hay nếu người mục tử không gần gũi với giáo dân — người chăn chiên và đoàn chiên — chúng ta dùng thuật ngữ này để nói về nó. Người mục tử phải đi trước đoàn chiên, để dẫn đường, ở giữa đoàn chiên để ngửi thấy mùi của đoàn chiên, và hiểu được những gì giáo dân cảm nhận, họ cần gì, họ cảm thấy thế nào, và đằng sau đoàn chiên để bảo vệ phía sau.

Tuy nhiên, nếu người mục tử không sống với nhiệt huyết, giáo dân cảm thấy bị bỏ rơi hoặc theo một ý nghĩa nào đó họ cảm thấy bị khinh rẻ hoặc … họ thấy mình là những đứa con mồ côi, và ở nơi đâu có tình trạng mồ côi, tôi tin là …

Tôi nhấn mạnh đến các Mục tử, nhưng cả đối với người Ki-tô hữu, những người Công giáo giả hình, không ư? Những người Công giáo giả hình. Những người đi Lễ mỗi Chúa nhật nhưng rồi không trả lương thưởng cho ngày nghỉ Giáng sinh; họ trả lương chui, bóc lột người, rồi họ du lịch đến vùng Caribbe, không phải đi làm giấy tờ … nhưng đi nghỉ hè, với sự bóc lột con người. “Nhưng tôi là một người Công giáo, Chúa nhật nào tôi cũng đi Lễ!” Nếu anh làm như vậy, anh đang làm chứng ngược. Và điều này theo tôi dường như là điều làm cho người ta xa cách Giáo hội nhiều nhất — kể cả giáo dân. Nhưng đây là lời của tôi: đừng nói rằng anh là một người Công giáo nếu anh không làm chứng. Hãy nói ‘Tôi có giáo dục Công giáo, nhưng tôi chỉ hờ hững, tôi theo trần gian, tôi xin lỗi, đừng nhìn vào tôi như một mẫu gương.’ Đây là điều phải nói. Nhưng tôi sợ những người Công giáo như vậy. Những người tin rằng họ là hoàn hảo! Nhưng lịch sử cứ lặp lại — chính Chúa Giê-su cùng những người Luật sĩ. “Con cảm tạ Chúa, vì con không như người kia … một kẻ tội lỗi đáng thương …” Đó là thiếu chứng nhân. Có những người khác, vì những khó khăn riêng, nhưng đó là điểm chung lớn nhất.

447    15-02-2019