Sidebar

Thứ Tư
22.05.2024

Đức Thánh Cha: Hôn phối trước tiên là một Phép Bí Tích

"Không một ai có quyền đòi hỏi có một đám cưới tại nhà thờ. Thánh lễ hôn phối chỉ dành cho những ai tin tưởng vào bí tích hôn phối theo như giáo huấn của Giáo Hội Công giáo, đó là lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào ngày 22 tháng 1 năm 2011.

"Quyền được làm đám cưới trong nhà thờ được quyết định khi họ có dự định thật sự trở thành vợ chồng trong ý thức căn bản cần thiết được giáo huấn theo như lề luật của Giáo Hội Công giáo. Đức Giáo Hoàng mở đầu khi chào đón các thẩm phám của Tòa Án Tối Cao của Giáo Hội, Tòa Án của Vatican đặc trách các vấn đề hôn phối khai mạc Năm Tư pháp. Hôn phối tại nhà thờ không phải là một đòi hỏi bắt buộc theo như các linh mục, như là một sự thừa nhận về hình thức mà không liên quan gì đến sự phối hợp thật sự của hôn phối." 

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến sự quan trọng là phải phối kiểm kỷ càng lòng ước muốn chân thật của các ứng viên có thật sư chấp nhận những bó buộc về giá trị thật của Bí Tích hôn nhân không?. 

Suy xét kỷ càng nghiêm chỉnh về vấn đề này có thể tránh được những tình cảm hoặc những lý lẽ nông cạn dẫn đôi trẻ đến những khuyết điểm mà chúng cảm thấy không có trách nhiệm trong tương lai. Hôn nhân và gia đình là những định chế cần thiết được bảo đảm và bênh vực dựa trên sự thật nếu không thì có thể dẫn đưa đến một vết thương trầm trọng trong cuộc sống chung của gia đình nhân loại"

Đức Giáo Hoàng còn nhắc nhở đến một cuộc hôn nhân theo như luât lệ là thừa nhận giữa một người nam và một người nữ, một cuộc kết hợp vợ chồng thật sự, gắn liền với cuộc sống và tình yêu.. . Về hình thức pháp lý của hôn nhân phải được liên kết chặc chẻ với bản chất của hôn nhân."

"Quyền được làm đám cưới, không chỉ là một yêu sách chủ quan mà các linh mục thừa nhận về hình thức mà không cần suy xét về nội dung thực sự của cuộc hôn nhân. Quyền được làm đám cưới, tuy là có nghi lễ nhưng trong thực chất, nếu thiếu đi nền căn bản như Giáo Hội truyền dạy thì cũng không thành tựu. Nghi lễ đám cưới như vậy không phải là một quyền lợi và cũng không phải là một cuộc hôn nhân thật sự đã được hoàn tất."

" Đừng bao giờ quên rằng, mục đích của hôn nhân được sửa soạn để cử hành một đám cưới thật sự, nghĩa là theo một hiến chế kết hiệp công bình và tình yêu giữa hai người, duy nhất và bất phân ly, được thánh hóa trong hạnh phúc và cùng nhau sinh sản con cái và giáo dục con cái để chúng sẽ dược rửa tội, hòng ttiếp nối với một trong những Bí Tích của Giao Ước Mới.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những phương tiện và những dự phóng của những vợ chồng trong tương lai, là những sửa soạn về tiền hôn nhân có một tầm quan trọng về pháp lý: là không có gì trở ngại và có hiệu lực cùng sự hợp pháp của hôn nhân. Hợp pháp không luôn là hình thức về giấy tờ và chính là những điều căn bản về những bó buộc về nghi thức tục lệ.

Trái lại đây là một công việc mục vụ xẩy ra trong trường hợp duy nhất. . . mà người cha sở phải tỏ ra nghiêm túc với sự thật về ơn gọi của hôn nhân Công giáo. Trong ý nghĩa đó, cuộc nói chuyện riêng với từng ứng viên cũng như gặp gỡ với cả hai người trong một bầu không khí cởi mở và thanh thản. Trong cuộc gâp gở đó cần nêu lên những những bổn phận và những bó buộc về lương tâm cũng như luật lệ để có một hôn nhân có giá trị.

... Với những phương tiện khác biệt để sửa soạn cẩn thận và được kiểm chứng sau đó có những mục vụ và nghi lễ có hiệu quả đúng đắn để tránh bhững cuộc hủy hôn trong tương lai. Điều cần thiết là tránh đi những vòng lẩn quẩn là nhận làm một hôn phối không được sửa soạn cẩn thận và đúng đắn trước khi tổ chức lễ cưới, và pháp lý thường tuy là dể dàng nếu không thì đắm cưới đó không thành tựu và đó là một thất bại.

"Về vấn đề hủy hôn, ngoại trừ những diều tốt cần thiết của hôn nhân, còn phải sự dấn than một cách nghiêm túc về những quyết định của tòa án tôn trọng về sự thật của hôn nhân, cũng như phải làm sáng tỏ lúc chấp nhận khi kết hôn, nhất là đừng kiếm những duyên cớ để được hủy hôn không đúng như những lien kết vợ chồng nhưng những thực tại của cuộc sống."

Đừng bao giờ chấp nhận những thiếu sót của đôi vợ chồng khi họ có nhều điểm không tương thuận. Sự từ chối có thể kiểm chứng với những sự kiện khi loại bỏ điều tốt lành và biện minh đó là ý định tốt.

Để kết luận, Đức Giáo Hoàng trở lại sự tương quan giữa quyền lợi và mục vụ, khuyến khích " giúp đỡ dể dải trong mọi vấn đề, nhất là trong vấn đề hôn nhân và gia đình, một sự hòa điệu linh động giữa quyền lợi và mục vụ, làm cho thêm phong phú trong việc phục vụ cho những ai muốn thực sự đi đến hôn nhân. (nguồn tin: VIS)

Pt Huỳnh Mai Trác (nguồn vietcatholic.org)

1034    12-03-2011 06:07:03