Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Sứ Mạng Tôn Trọng và Bảo Vệ Sự Sống Của Gia Đình - Tháng 11 năm 2009

TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2 VĩnhLong
26.4.2009

Vĩnh Long, ngày 25.10.2009

V/v Gia đình và sứ mạng tôn trọng và bảo vệ sự sống

Kính gởi : Các Linh mục
Các Tu sĩ Nam Nữ
Anh Chị Em giáo dân Giáo phận Vĩnh Long

1. Tục ngữ Việt Nam có câu người sống hơn đống vàng, có ý nói về giá trị của mạng sống con người. Do đó, để sống thì phải có ăn, khi đau ốm thì phải chạy chữa, còn nước còn tát. Ngoài ra còn phải làm sao để loại trừ những nguy hại cho mạng sống con người. Liên hiệp quốc lập ra tổ chức Lương thực thế giới, tổ chức Y tế thế giới. Thế nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những vi phạm sự sống con người mang nhiều hình thái khác nhau, những cuộc chiến không ngừng gây nhiều thương vong, những vụ phá thai ngày càng phổ cập: Chân Phước Têrêsa thành Calcutta, sáng lập Dòng Nữ Thừa sai Bác Ái, đã mạnh dạn tuyên bố trong dịp nhận Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979: "cuộc chiến ác liệt nhất và gây ra nhiều nạn nhân nhất là thực hành việc phá thai". Những hành vi gây chết êm dịu cũng đe dọa sự sống con người. Làm sao bài trừ những hành vi vô luân như thế? Cần phải nhận thức giá trị của sự sống, để tôn trọng và bảo vệ sự sống.

2. “Sự sống là hồng ân Chúa ban”

Không có sự gì ở trên đời tự dưng mà có, tất cả đều do Thiên Chúa tạo thành, “sự sống là hồng ân mà Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và là Cha, đã trao cho con người, đòi hỏi con người ý thức về giá trị khôn sánh của nó” (Huấn thị của Bộ Giáo Lý Đức Tin, 22.21987, số 1, Dẫn nhập).

Mạng sống của con người là một điều thánh thiêng (Toát yếu Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, 466; x. Gíao lý của HTCG 2258-22662) trước tiên là vì con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, được ban cho khả năng (trí khôn và ý muốn) để thông phần sự sống thần linh, thông hiệp với Thiên Chúa, thông phần sự sống vượt quá chiều kích của cuộc sống trần thế (Gioan Phaolô II, Tin Mừng về sự sống, 2 x. Khôn ngoan 1,13-14).

Thứ đến, Đức Kitô là Lời Hằng Sống, Lời ban sự sống, đã đến trần gian để làm cho con người, dầu mang án phạt tội lỗi đáng phải chết, được gọi để sống và sống dồi dào (Gioan 10,10).

Do đó phải tôn trọng sự sống con người từ lúc thụ thai trong lòng mẹ (GL của HTCG, 2270) cho đến cuối đời (nt 2276-2277: không chấp nhận gây chết êm dịu).

3. Sự Sống và Gia đình:

Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa Người đã dựng nên nó, có nam có nữ. Và Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng và Thiên Chúa đã phán bảo chúng: Hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất (Sáng Thế 1,27-28).

Sự sống được lưu truyền qua gia đình. Đứa con là kết quả của tình yêu vợ chồng và phúc lành của Chúa. Adong Evà làm thành cộng đoàn đầu tiên, cộng đoàn tình yêu, đã đón nhận phúc lành và sứ mạng lưu truyền sự sống. Abraham đón nhận Isaac vào lúc ông đã được 100 tuổi (St 21,5), như phúc lành của Chúa, hơn tất cả đất đai đã được hứa cho ông làm cơ nghiệp.

Việc sinh con ngoài hôn nhân không thể xem như chuyện bình thường, vì Thiên Chúa đã an bài cho con người được cưu mang, sinh nở và lớn lên do tình yêu và được chăm sóc với tình yêu của cha mẹ,

Những cập đồng tính muốn được xã hội thừa nhận và muốn được quyền nhận con nuôi, để được coi như một gia đình bình thường. Thế nhưng làm sao những đứa con nuôi nầy có được sự giáo dục bình thường trong một bầu khí không bình thường.

Hãy đón nhận con cái như kết quả của tình yêu vợ chồng và phúc lành của Thiên Chúa.

Khi lấy nhau làm bạn đời, đôi nam nữ phải tuyên bố sẵn sàng đón nhận con cái do hôn nhân. Bởi vậy, ý muốn loại trừ con cái trong đời sống lứa đôi là biểu hiện của tính ích kỷ chớ không phải của tình yêu chân thật. Có tình yêu chân thật mới bảo đảm hạnh phúc gia đình.

Hoa hồng nào không có gai, tình yêu chân thật và việc đón nhận con cái đòi nhiều hy sinh. Hy sinh không luống công, nhưng sẽ được đáp đền. Monica người phụ nữ đau khổ, suốt đời hy sinh cầu nguyện cho chồng và cho các con, cuối cùng đã được mãn nguyện. Bà đã đưa chồng về với Chúa trước khi chết (Tự thuật, q..IX,22), và thấy Augustinô tìm được ơn đức tin: Hỡi con, về phần mẹ, mẹ không còn ưa thích sự gì ở đời nầy nữa…Một điều đã làm cho mẹ ước ao ở lại ít lâu trên đời nầy, là trước khi nhắm mắt được thấy con là một Kito hữu Công Giáo. Thiên Chúa của mẹ đã ban cho mẹ điều đó cách dồi dào, vì mẹ thấy con phục vụ Chúa đến khinh chê cả hạnh phúc trần gian (Tự thuật q. IX, 26 ). Con người tốt là hình ảnh đẹp của cha mẹ lưu lại trên đời. Thiên Chúa không chỉ muốn có nhiều người sinh sống trên mặt đất, nhưng muốn có những con người sống hạnh phúc. Và Ngài sẽ ban thưởng cho những ai biết cộng tác vào công trình tạo dựng của Ngài. Chúa Giêsu khó nghèo, đau khổ, hiền lành, hay xót thương, gieo rắc thuận hòa nhưng bị bách hại vì lẽ công chính, là đường hạnh phúc cho mọi tín hữu , cho những ai sống ơn gọi hôn nhân và gia đình (x. Mt 5,3-10).

Đức Trinh Nữ Maria đã tin và đón nhận Con Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng của Mẹ như một Tin Mừng trọng đại (Lc 2,10-11), và trọn đời phục vụ Chúa Giêsu Kitô. Xin Mẹ an ủi và nâng đỡ các gia đình, cách riêng những ai đang gặp thử thách trong sứ mạng tôn trọng và bảo vệ sự sống, giữa những nghịch cảnh, những cám dỗ xem ra khó vượt qua với sức hèn của con người.

+ Tôma Nguyễn Văn Tân

         Giám mục Vĩnh Long

CHỦ ĐỀ: SỨ MẠNG TÔN TRỌNG  VÀ BẢO VỆ SỰ SỐNG CỦA GIA ĐÌNH

I. THƯ MỤC VỤ số 18

Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài (x. St 1,27). Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. Đến lượt mình, con người được cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống mình đã nhận. Mặc dù có khả năng thông truyền sự sống, con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người" (Thông điệp Tin Mừng sự sống, số 40). Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên "Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai" (Sách GLGHCG, số 2270). Con người dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay tối dạ, đều là người đã được Thiên Chúa dựng nên và được Ngài yêu thương. Sự sống của người ấy nằm trong tay Thiên Chúa và Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá cho người ấy. Do đó, những can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu... đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hóa hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao. Những lớp giáo lý hôn nhân cần phải giúp học viên hiểu rõ giáo huấn này. Các bậc làm cha mẹ cũng cần phải hiểu biết để dạy con cái mình tôn trọng sự sống.

II. DẪN GIẢI

Sự sống là đặc điểm cao quý nhất trong con người, mặc dầu Chúa dùng cha mẹ làm trung gian để truyền sinh. Nhưng chính sự sống là ân Chúa ban.

Bởi sự sống là ơn Chúa ban, con người không hẳn là sở hữu chủ hoàn toàn của sự sống, cho nên gia đình có phận sự tôn trọng và bảo vệ: vừa là bào thai thì đã có sự sống.

Dĩ nhiên không nên làm điều chi hại cho sự sống như phá thai, bằng lối làm cho chết êm dịu, cũng không nên dùng khoa học để chọn phái tính. Con người không phải là sản phẩm để mà tự chọn lựa…Chọn lựa như thế thì làm mất nhân phẩm, mà cũng có phần chống lại Thiên Chúa…

Giáo lý hôn nhân phải dạy dỗ những điều này, ngay cha mẹ cũng cần phải nhận định rõ.

III. CHUYỆN MINH HOẠ

Nghĩa trang của hơn 30.000 linh hồn bị chối bỏ

Tại làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một nghĩa trang chôn cất hơn 30.000 đứa trẻ chưa kịp nên hình hài đã bị cha mẹ chối bỏ, tước đoạt sự sống. Đó là kết quả sau hơn 15 năm âm thầm đi gom các hài nhi về chôn cất của hai người đàn ông có một thân phận bình thường. Họ gọi công việc của mình bằng một cái tên đầy ẩn dụ và đau xót: Phần việc cuối cùng của những người bảo vệ sự sống.

Nghĩa trang đương nhiên là buồn, nhưng hình như nghĩa trang ở làng Ngọc Hồ là nghĩa trang buồn và cô quạnh nhất mà tôi từng đặt chân đến. Tôi mồ hôi đầm đìa vì nắng nóng, nhưng vẫn cảm được sự gợn lạnh của một cõi âm hình như đã lâu vắng mùi nhang khói. Bởi vậy, người bạn đồng hành đã không cầm được những tiếng thở dài và nước mắt khi nhìn thấy cỏ mọc um tùm giữa hàng trăm ngôi mộ nằm san sát nhau, cùng một kiểu và diện tích giống nhau.

Mới nhìn thoáng qua, cứ ngỡ những linh hồn bé bỏng đang yên nghỉ ở đây đã tìm thấy được sự công bằng, vốn không dễ gì nhìn thấy ở những nghĩa trang khác, tuy nhiên, đó mới chỉ là sự công bằng về diện tích và kiểu dáng. Bởi trên những khoảnh đất hiếm hoi ở giữa những ngôi mộ, không hiểu sao nơi lại rực rỡ sắc hoa, nơi lại ngút ngàn cỏ dại và chỉ lác đác một vài ngôi mộ, dù có nguội lạnh ngả nghiêng, nhưng vẫn có được cái bát nhang như thường thấy.

Anh Trương Văn Năng, một trong hai chủ nhân của nghĩa trang chỉ lý giải được vế sau của sự thắc mắc: "Những ngôi mộ có bát nhang là do một trong những em nằm dưới đó đã được bố mẹ tìm đến nhìn nhận. Rằm và mồng một hàng tháng, họ thường đến đây thắp nhang và dọn dẹp mộ phần cho con cái. Hôm nay mấy anh lên không đúng dịp, chờ nán lại thêm mấy hôm nữa, đến cuối tháng sẽ gặp được rất nhiều người". Nhưng làm sao lại là "một trong những em? làm sao họ lại biết người nằm dưới mộ là con họ?", tôi hỏi.

Anh Năng trả lời: "Do để tiết kiệm đất cho lâu dài nên mỗi ngôi mộ chúng tôi chôn chung khoảng 6-7 em, mỗi em được bỏ trong một cái om nhỏ như cái ấm đất. Còn chuyện các ông bố, bà mẹ sau bao nhiêu lâu vẫn tìm được đúng mộ của con mình là do khi nhặt và chôn cất, mỗi hài nhi đều được chúng tôi làm hồ sơ rất kỹ về ngày và địa điểm nhặt xác, nguồn gốc nếu có... Những thông tin đó chúng tôi lưu giữ vào những cuốn sổ riêng, còn những con số trên mộ chỉ là những thông tin về ngày chôn cất...".

Rồi anh thở dài: "Các em không may bị cha mẹ chối bỏ sự sống nhưng vẫn còn may là được họ nghĩ lại để tìm đến. Tuy nhiên số đó rất ít. Phần lớn các em ở đây vẫn mang phận mồ côi. Ai ở gần những hàng xóm có người thân thì thi thoảng còn hưởng nhờ chút khói nhang, hoa quả...".

Anh Năng dẫn chúng tôi đến một khu nghĩa trang khác trong khuôn viên ngọn đồi, nơi có những ngôi mộ vừa mới chôn chưa kịp "xây nhà", vẫn còn nguyên mùi đất, và cả những ngôi mộ vừa mới đào xong chưa có xác. Anh nói: "Đây là 3 ngôi mộ vừa chôn tuần trước, còn đây là những ngôi mộ tui đào sẵn cho những ngày sắp tới. Hôm nay nếu không hẹn với các anh, tôi đã về Huế để nhận các em về".

Để có được một nghĩa trang bề thế và đầy ý nghĩa như bây giờ, hơn 15 năm nay, hai anh Trương Văn Năng và Tống Viết Hiếu, ở thôn Ngọc Hồ của xã Hương Hồ, thành viên của nhóm "bảo vệ sự sống", thuộc Hội Bác ái địa phận Huế, đã âm thầm đi lại như con thoi giữa Hương Hồ - Huế (khoảng 15 km) để gom về từng cái xác. Nhóm "bảo vệ sự sống" có rất nhiều người tham gia với nhiều phần việc khác nhau, như gặp và động viên những bà mẹ trẻ lỡ dại tiếp tục giữ, sinh và nuôi.

Bà mẹ nào sinh con ra nhưng không nuôi được với nhiều lý do khác nhau thì hội nhận và giao cho các cơ sở khác thuộc Hội Bác ái nuôi. Thiết lập quan hệ với các bệnh viện, những y bác sĩ chuyên về nạo phá thai để xin những thai nhi bất hạnh đem về chôn cất... "Tui và anh Hiếu chỉ phụ trách việc nhận thai nhi ở những địa điểm cố định để đem về đây chôn, còn việc nhận tiếp nhận thai nhi từ các cơ sở nạo phá thai thì đã có một nhóm khác lo liệu. Nói cách khác, phần việc của chúng tôi là phần việc cuối cùng của những người bảo vệ sự sống", anh Năng nói, ánh mắt đầy chua xót.

Hiện trung bình mỗi tháng, hai anh Năng và Hiếu tiếp nhận, chôn cất khoảng 120-140 hài nhi. Đó là một con số kinh hoàng đối với một địa phương nổi tiếng là lành và gia giáo như ở Huế.

Tuy nhiên, theo anh Năng thì "con số đó vẫn chưa phản ánh được hết thực chất của việc nạo phá thai trên địa bàn tỉnh TT-Huế, bởi chắc đã và sẽ còn rất nhiều vụ phá thai mà chúng tôi không thể nào biết được. Mà có một điều tôi không thể nào hiểu được là vì sao càng ngày, đời sống kinh tế của người dân càng khấm khá thì tỉ lệ nạo phá thai lại càng tăng đến chóng mặt. Đặc biệt, ngày trước cứ 10 người nạo phá thai thì có đến 8-9 là người sống ở thành phố, còn bây giờ, cứ 10 người thì lại có đến 3-4 sống ở nông thôn".

Tôi băn khoăn không biết những thai nhi mà các anh không biết được để đưa về đây có được ai đó quan tâm để chôn cất tử tế hay không? Anh Năng chùng giọng: "Có lẽ là không, bởi hiện ở TT-Huế chỉ có duy nhất chúng tôi làm việc này". Về việc những thai nhi bị chối bỏ nếu không được chôn cất thì sao, anh Năng không trả lời thẳng mà chỉ gần xa, nhưng đủ để tôi rùng mình và bất chợt nhớ tới những thai nhi được dùng để vỗ béo súc vật như trong truyện ngắn "Tướng về hưu" xôn xao một dạo...

Nhóm "bảo vệ sự sống" được hình thành và hoạt động từ năm 1992, và sau này nó trở thành một mô hình kiểu mẫu cho nhiều địa phương khác làm theo như Nha Trang, Đà Nẵng... Lúc đầu, tôi cứ đinh ninh là các anh được trả tiền để làm việc này, nhưng hoá ra không phải. "Nhiều năm nay, chúng tôi làm việc này một cách tự nguyện. Chỉ có tiền cho việc mua áo quan và xây mộ là Hội Bác ái cho, còn lại mọi chi phí đi lại, chúng tôi phải tự lo. Tuy vậy, chúng tôi lấy điều đó làm vui bởi đã làm được việc gì đấy có ý nghĩa để các em được an ủi phần nào.

Hiện thu nhập chính của gia đình tôi là làm ruộng và trồng rừng, còn anh Hiếu là đi dạy thêm tiếng Anh cho người ta. Làm công việc này mà nghĩ đến tiền bạc là thất đức lắm. Vả lại nếu có tiền thì thiên hạ người ta tranh nhau làm hết rồi, đâu tới lượt mình", anh Năng nói. Điều bất ngờ là anh Năng có 6 người con, nhưng tất cả 4 người con lớn của anh hiện đang theo học đại học và phổ thông ở Huế đều rất ủng hộ và đang "theo nghề" của anh.

"Có những lúc bận quá không về Huế nhận xác được, rứa là các cháu nhân dịp đi học về ghé qua nhận và mang về giúp tôi. Cũng may là đứa nào cũng thấy bình thường và vui vì được làm công việc này. Như rứa là sau này tôi có người nối nghiệp rồi", anh kể và đầy tự hào về các con mình.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra tại nghĩa trang. Anh Năng vừa tranh thủ làm vệ sinh một ngôi mộ phủ đầy cỏ dại vừa thầm thì, hình như không phải với tôi: "Bao năm nay ở đây chỉ toàn nghe tiếng khóc và thở dài, phải lâu lắm rồi mới có nhiều tiếng người cười nói". Anh khoe: "Mỗi lần có chuyện buồn bực, chuyện khó khăn, tôi đều lên đây tâm sự với các em và sau đó thấy lòng rất nhẹ nhõm. Ở đời, chỉ có đối diện với người đã khuất, đặc biệt với những hài nhi như các em, người ta mới dám rũ bỏ và nói thật lòng mình".

Chia tay anh, tôi và người bạn đồng hành nán lại chút xíu để thử "tâm sự với các em". Bởi là lần đầu tiên rơi vào cảnh ngộ này nên cho đến chập choạng tối vẫn không biết nên tâm sự những gì và bắt đầu từ đâu? Đành rời nghĩa trang và tự an ủi mình bằng một niềm vui nho nhỏ: "Mình được sinh ra trên cõi đời này đã là một niềm hạnh phúc vô bờ bến!".

Hoàng Văn Minh (Báo Lao Động số 144 Ngày 25/06/2007)

IV. DIỄN GIẢI

Thư Mục Vụ giải thích về nguồn cội của sự sống: “Thánh Kinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Ngài chia sẻ và thông ban sự sống cho con người, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Ngài" (x. St 1,27).

Chính Thiên Chúa chúc lành và nâng niu sự sống con người ngay từ lúc vừa được hình thành trong lòng mẹ. “Truớc khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi“ (Gr 1,5).

Tính bất khả xâm phạm của sự sống con người, được Sách Sáng Thế nói rất rõ, qua việc Chúa vạch tội ác Cain do đã giết em mình là Abel: “Máu của em ngươi từ mặt đất đã kêu thấu đến Ta. Thì bây giờ, ngươi bị nguyền rủa, bị lưu đày khỏi mặt đất đã banh miệng uống máu em ngươi, do tay ngươi làm đổ ra" (St 4,10-11). Máu của Abel không chỉ thấm xuống đất mà còn vọng lên đến Thiên Chúa. Xúc phạm đến mạng sống con người là xúc phạm đến Chúa, vì Người là Chủ sự sống. Và Sách Sáng Thế tiếp tục làm sáng tỏ tính cách cao quý không gì bằng sự sống con người: “Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 9, 5-6). Cựu Ước coi máu là dấu chỉ linh thánh của sự sống. Mọi người đều phải tôn trọng sự sống.

Vì sự cao trọng của mạng sống con người, nên Chúa đã truyền lệnh qua Điều Răn Thứ Năm: “Ngươi không được giết kẻ vô tội và người công chính" (Xh 23,7). Vì là Luật của Chúa, nên buộc mọi người và mỗi người, mọi nơi, mọi thời.

Sự sống ấy đã được Thiên Chúa an bày, xếp đặt cho mỗi người, trước khi là bào thai trong lòng mẹ: “Tạng phủ con, chính Ngài cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu… Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì, khi con được thành hình trong nơi bí ẩn, được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu. Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự” (Tv 139, 13- 16).

Mỗi người chúng ta đều đã được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ trước khi chúng ta chào đời. Chính Người đã xếp đặt chương trình sống cho mỗi người chúng ta, như với ngôn sứ Giêrêmia: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1, 5).

Và cũng vì muốn cứu sự sống con người Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến trần gian, sống chính sự sống con người, để cứu chuộc con người. Khi rao giảng, Chúa Giêsu không chỉ cấm giết người (x. Mt 5,21) mà còn cấm giận ghét, báo thù; đồng thời còn dạy chúng ta phải yêu cả kẻ thù của mình (x. Mt. 5,44).

Như vậy, xúc phạm đến mạng sống con người, đến các thai nhi dù còn trong lòng mẹ, là xúc phạm đến tình thương, đến đường lối và xúc phạm đến chính Chúa.

Hội Thánh từ bao đời nay đã nói lên lập trường rất rõ ràng về trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ sự sống. Vì sự sống của con người là linh thánh, thuộc về Thiên Chúa, Đấng là chủ sự sống, nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào không ai được phép trực tiếp hủy hoại mạng sống người vô tội (x. GLCG số 2258).

Ngay từ thời các tông đồ, Giáo Hội đã lên án việc phá thai. Sách Didaché (sáng tác vào khoảng trước năm 100) quy định rất rõ ràng: “Ngươi chớ giết người… Ngươi chớ giết con bởi phá thai và ngươi sẽ không làm cho nó chết sau khi nó sinh ra…” (I, 1). Sách Didaché nói thêm: “Anh em không được gây ra việc phá thai. Anh em không được giết các trẻ sơ sinh” (II, 2).

Ngoài ra, để giải thích cho sự lên án gắt gao tội ác phá thai, và nhấn mạnh tuyệt đối đến quyền được làm người, quyền được sống của thai nhi, sách Giáo lý Công giáo nói thêm: “Sự sống con người phải được tuyệt đối tôn trọng từ lúc được thụ thai. từ giây phút bắt đầu có mặt trong lòng mẹ, con người phải được kẻ khác nhìn nhận các quyền làm người, trong đó có quyền được sống và quyền bất khả xâm phạm” (số 2270). Và: “Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị, nên phải được hết sức bảo vệ toàn vẹn, chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác” (số 2274).

Trong Tuyên ngôn “Về việc phá thai” (ban hành ngày 18.11.1974) Thánh bộ Giáo lý Đức tin xác định rõ ràng hơn lập trường của Giáo Hội: “Cần phải tôn trọng sự sống con người ngay từ khi bắt đầu quá trình sinh sản. Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng không phải của mẹ. Đúng hơn, đó là sự sống của một con người mới sẽ được phát triển riêng. Sự sống ấy sẽ không bao giờ trở thành người được nếu đã không là người. Vì vậy luật Thiên Chúa cũng như lý trí tự nhiên không cho phép bất cứ ai có quyền giết một con người vô tội” (III, 12).

Sinh sản và giáo dục con cái vừa là sứ mệnh riêng biệt vừa là hoa trái của tình yêu vợ chồng. Sứ mạng sinh con cái của vợ chồng diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, Đấng tạo Hoá đã sinh dựng con người. Vì thế, “Giết người là một tội trọng phạm đến phẩm giá con người và sự thánh thiện của Đấng Sáng Tạo". (GLCG 2320). Đồng thời việc nuôi dạy con cái còn là trách nhiệm của bậc cha mẹ và cũng là Kitô hữu. Chính vì thế mà quan hệ tình dục chỉ hợp pháp trong lãnh vực đời sống hôn nhân.

Trách nhiệm bảo vệ sự sống, trước hết, phải bắt đầu từ chính gia đình. Cần nổ lục xây dựng đời sống gia đình từ việc học giáo lý dự bị hôn nhân một cách nghêm túc, để các bạn trẻ nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa đích thực của đời sống gia đình, nhờ đó, biết sống đời gia đình theo tinh thần Kitô giáo. Từ căn bản đó, khi sống đời vợ chồng, đôi bạn trẻ biết trân trọng và gây dựng tình yêu lứa đôi, và hạnh phúc đón nhận quả phúc của tình yêu ấy nơi những người con mà họ sinh ra. Từ cuộc sống biết kính sợ Thiên Chúa, yêu thương chung thủy, cha mẹ quan tâm, chăm sóc con cái và hướng chúng đến những điều thiện hảo trong tinh thần đức tin. Có được một nền tảng đạo đức vững chắc từ gia đình, con cái biết sống vị tha, quên mình đồng thời biết tôn trọng và bảo vệ sinh mạng của mình và của người khác, trong đó, đặc biệt là mạng sống cuả các thai nhi vô tội.

Lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa làm được mọi việc mà con người không thể làm. Xin thức tỉnh lương tâm nhân loại, để mọi người biết biết kính sợ Chúa và tôn trọng mạng sống của mình và người khác, nhất là các thai nhi vô tội. Amen.

KIỂM ĐIỂM

Có nhìn nhận bào thai mặc dầu chưa có cơ thể, chưa có hiểu biết, nhưng vẫn có sự sống, nên vẫn là một con người, có nhận biết không?

Bởi bào thai đã là một con người thì phá thai, thì đúng là giết người. Hơn nữa, cha mẹ giết con, có biết không?

Giúp chết êm dịu? Chống ý Chúa, có biết không?

Có cảm thấy cần phải học biết Luật Chúa để sống đúng Luật Chúa, làm đẹp lòng Chúa?

V. LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,
Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Thiên Chúa: có trí khôn, có tình yêu và có tính cộng đồng. Gia đình có sứ mạng tôn trọng và bảo vệ sự sống Chúa ban. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho mọi người:

  1. Chúa phán: “Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi thành phần Hội Thánh, thật sự là môn đệ Chúa Kitô, làm cho mọi người được sống chính sự sống của Thiên Chúa.
  2. Chúa phán: “Ta đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi Kitô-hữu, theo gương Chúa Kitô mà yêu thương giúp nhau lãnh nhận ơn Chúa cứu chuộc.
  3. Thiên thần nói với Giuse: “Hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi Kitô-hữu đang sống trong gia đình, giúp nhau tôn trọng và bảo vệ mạng sống cho nhau, như một hồng ân Chúa ban.
  4. “Đức Maria và thánh Giuse tiến dâng Hài Nhi vào đền thánh”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong họ đạo chúng ta, biết dùng tình yêu gia đình mà chăm sóc sự sống cho nhau, nhất là về sự sống của linh hồn.

Kết thúc: Lạy Chúa, là Đấng tác thành sự sống trần gian và sự sống thiên đàng cho nhân loại. Xin Chúa làm cho mọi gia đình chúng con, biết gìn giữ và phát triển sự sống Chúa ban, mà cùng nhau hưởng phước thiên đàng. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH

BẢO VỆ SỰ SỐNG

Xã hội ngày nay, có rất nhiều phong trào, nhiều chương trình, nhiều bài viết đã lên tiếng cho việc bảo vệ sự sống. Mặt khác, trong một xã hội mà chủ nghĩa tự do được đề cao một cách quá đáng, lối sống ích kỷ hưởng thụ len lỏi vào trong chính từng cá nhân con người và cả người Công giáo nữa không phải là một ngoại lệ. Những dòng chữ ngắn ngủi này, xin được góp phần nói lên sự thánh thiện, bất khả xâm phạm của sự sống và gợi một thoáng suy nghĩ về sự cộng tác của gia đình trong việc bảo vệ sự sống.

Ai cũng hô hào “bảo vệ sự sống, bảo vệ sự sống”, nhưng trước hết cần làm rõ sự sống là gì mà ta cần phải bảo vệ và đâu là môi trường nào sự sống cần được bảo vệ.

Trước hết, bởi được sáng tạo theo và giống hình ảnh Chúa nên sự sống con người có giá trị thiêng liêng và bất khả xâm phạm. “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (x St 1, 27- 28). Như thế, con người được dựng nên không phải cho chính mình nhưng cho Thiên Chúa nên sự sống con người là trường tồn bất diệt và thánh thiêng, vì lẽ sự sống của họ là sự sống Thiên Chúa. Để diễn tả điều này, tác giả sách Sáng thế đã dùng hình ảnh rất sống động “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2, 7), con người trở nên sinh vật thông chia sự sống Thiên Chúa.

Và Người nói với họ “Hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất” (x St 1, 27- 28), như thế Thiên Chúa đã ủy thác cho con người thông truyền sự sống của Thiên Chúa nơi con cái. Qua từng sự sống được nảy sinh thì Thiên Chúa vẫn đang ra tay hành động để thông chia sự sống mình cho con người. Qua bí tích hôn phối mà người nam người nữ cử hành, gia đình họ được mời gọi trở nên cung thánh của sự sống tức là trở thành nơi cưu mang và phát sinh sự sống qua hành vi truyền sinh thánh thiện, qua việc nuôi dưỡng và làm cho sự sống Thiên Chúa trao ban được lớn lên và phát triển, qua việc che chở và bảo vệ sự sống…

Xã hội ngày nay, với nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, người ta có thể biết được sự sống sắp chào đời là trai hay gái, lành lặn hay bệnh tật,…. Cùng với việc lớn mạnh của các trào lưu của văn hoá sự chết: sống buông thả, ích kỷ, tham lam trong vật chất, danh vọng…người ta sẳn sàng bỏ đi những sự sống Thiên Chúa gởi đến mà xem ra không mang lại lợi ích cho họ. Chúng ta phải biết rằng dù là con người cao trọng hay sinh linh bé bỏng, dù người lành mạnh hay sinh linh tật bệnh….đều là sự sống do chính Thiên Chúa tặng ban. Thiên Chúa không bao giờ để con người thiệt thòi khi đón nhận ân ban của Người, “Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.(Lc 12, 7)

Mỗi gia đình Kitô hữu chúng ta hãy suy nghĩ và xác tín niềm tin của mình nơi Thiên Chúa là Đấng phát sinh sự sống, để hiểu biết về giá trị thánh thiêng cũng như là không thể xâm phạm của sự sống con người. Bởi sự sống là của Chúa nên chúng ta cũng phải biết yêu thương và quý trọng sự sống bằng những hành động cụ thể như sẳn sàng đón nhận con cái, hy sinh nuôi dạy con cái, trở nên gương sáng trong gia đình…

Các gia đình nói chung, các đôi bạn sống đời hôn nhân hãy biết trân trọng sự sống vì sự sống ấy là thiêng liêng, là kỳ diệu, là cao cả. Chúng ta được Thiên Chúa tin tưởng giao cho sứ mạng thông truyền sự sống, một sứ mạng thiêng liêng, nên chúng ta hãy thi hành sứ mạng ấy với tất cả tình yêu thương và sự tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng, để sự sống trong mỗi gia đình chúng ta được phát triển tròn đầy theo ý muốn của Thiên Chúa.

VII. HỌC KINH THÁNH

BÀI 46: TỪ BABILON TRỞ VỀ

Năm -539 đế quốc Babylon bị sụp đổ: thủ đô Babylon bị thất thủ dưới sức tấn công của quân đội Ba Tư do Cyrus chỉ huy.

1/ Cuộc hồi hương đuợc thực hiện như thế nào?

Năm -537 một năm sau khi sắc chỉ hồi hương được ký, người Do thái bắt đầu trở về Giuđa. ?ó là những người nghèo nhất, đạo đức cùng nhiều vị tư tế trở về. Đợt đầu có khoảng 30.000 người ra đi dưới sự lãnh đạo của thượng tế Giosua và của hai người trong hoàng tộc còn sống sót là Sassabasar (có lẽ là con trai của Gioakim) và Zôrôâbabel. Hai ông nầy là những người đầu tiên cai trị nước Giuđa phục hồi.

2/ Sau khi được định cư những người hồi hương gặp những khó khăn nào?

Họ gặp rất nhiều khó khăn: trước tiên là nơi ăn chốn ở, thứ đến họ bị thất vọng trước cảnh trái ngược giữa sự phồn vinh ở Babylon với sự điêu tàn đổ nát của Giuđa.

Lời Chúa: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì Ta bảo các ngươi: có lắm kẻ tìm cách vào, nhưng không thể được”. (Lc 13, 24).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết đón nhận chương trình của Chúa trên chương trình đời con và biết dành trọn thời giờ, sức lực cho công việc xây dựng Nước Chúa. Amen.

VIII. SỐNG ĐẠO

ĐỨC TIN GIÚP CON NGƯỜI NÊN CÔNG CHÍNH

Công chính có thể hiểu là thánh. Người công chính là người thánh. Công chính là vẹn tuyền không tội lỗi. Nhưng tại sao nói đức tin giúp cho con người nên người thánh được?

Chúng ta cũng biết đức tin không việc làm là đức tin chết. Các việc làm, nếu làm không có ý thức, làm như máy thì việc không có giá trị. Nếu làm với ý tốt, sâu đậm thì nói được giá trị cao hơn.

Ý thức trong việc làm rất quan trọng. Có những việc chính tự nó là xấu (objectivement) ví dụ: phạm thượng, giết người… Việc tự nó là xấu, thì dầu làm với ý tốt thì chính việc không không kể được là tốt. Có việc tự nó không xấu, không tốt, thì tuỳ hoàn cảnh, tuỳ trường hợp mà nó thành tốt hay xấu, thì do nơi tâm ý của con người. Tâm ý xấu thì việc làm nên xấu; tâm ý tốt thì việc làm được kể là tốt.

Sau khi nhận định về tốt xấu (lành dữ) trong việc làm, bây giờ chúng ta nghĩ về việc đức tin tạo cho tín hữu nên thánh.

Đức tin là Thiên phú đức, đức do chính Thiên Chúa ban, là ánh sáng soi đàng cho thấy đúng sự thật, và cũng là nghị lực giúp cho vượt qua những ngờ vực, những chông gai…

Nhờ đức tin tác động như thế mà tín hữu sống không lầm lạc, sống can đảm mạnh mẽ. Đó là sống đức tin, sống thánh thiện công chính.

Do đó, không nên hiểu sống đức tin chỉ là biết nhận các chân lý, các mầu nhiệm của Chúa.

Phải nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần để thật sự Sống Đạo.

 MỤC ĐÍCH TỐI CHUNG CỦA CON NGƯỜI

Nhờ ơn Chúa, ơn Chúa mạc khải, chúng ta nhận biết được có Thiên Chúa tạo dựng con người chúng ta, ban cho chúng ta bao gồm mọi yếu tố của vũ trụ, cả yếu tố thiêng liêng và lại còn ban cho con người yếu tố siêu linh, là sự sống giống như sự sống của Chúa.

Chúa ban cho biệt vị siêu việt như vậy mà không chỉ định cho một mục đích thì tạo dựng xem ra vô lý. Giá như Chúa chỉ dựng tạo vật vô tri, và để nó trong tình trạng không biết Chúa thì tạo nên làm gì? Chúa tạo nên con người hữu tri để tự biết và biết thay cho vũ trụ, yêu mến thay cho vũ trụ. Và nhờ có hiểu biết, yêu mến như Chúa, thì con người có được chút tình đền đáp và kết hợp với Chúa.

Vậy có thể quả quyết: Chúa tạo dựng nên con người và chỉ định cho mục đích là thờ phượng yêu mến và vui hưởng trong kết hợp. Như thế con người mới có lẽ sống.

Sống trên đời mà không biết mục đích thì đi về đâu, thế gian là sa mạc hoang vu.

Tìm cực lạc ở nơi đâu? Gặp khoái lạc ở cõi tiên? Chỉ là mơ hồ. Người ta hay nói: “Con là nợ, vợ là oan gia”, họ cũng nói: “Dàm danh khoá lợi”. Tửu sắc tài khí không đem đến vui phúc, mà thường lại phải mang xiềng xích.

Mình có nhớ Chúa đã chỉ cho mình một mục đích phải thể hiện; mặc dầu mình tự do, Chúa vẫn buộc.

Không biết đường thì đi lạc đã đành, mà đi lệch đường ít nhiều cũng bị phạt, nếu đi đường lạ thì càng bị phạt nặng nề hơn.

Lạy Chúa, xin giúp con hãy nhớ mục đích của đời con, và giúp chịu khó trèo qua con đường khổ nhọc để hưởng khoái lạc gặp Chúa.

 THÁNG CÁC ĐẲNG

Hội Thánh nhắc chúng ta, tháng 11 phải thương nhớ và cầu nguyện cho các đẳng.

Các đẳng là những con người đã bước qua kiếp chết: xác thể tan rã còn hồn thì ở trong án lịnh của Chúa. Trong tình trạng nầy chúng ta nghĩ tưởng có phần cao trỗi hơn hiện trạng sống, nên chúng ta tôn xưng là các đẳng, đẳng cấp cao hơn.

Kiếp sống tạm là thời gian hạn định Chúa ban cho con người tự do, dùng tự do để làm lành lánh dữ, tạo cho chính mình nên tốt hay thành xấu (tạo nhân phẩm).

Qua thời gian hạn định (kiếp sống tạm) thì con người không còn khả năng kiến tạo con người của mình nữa mà chỉ còn phải đón nhận án lịnh của Chúa.

Án lịnh của Chúa thế nào? Lành thánh được thưởng trên Thiên đàng; còn tội ác thì phạt vào hoả ngục; còn ai không lành hẳn, còn nhiều khiếm khuyết thì Chúa đặt vào một nơi mà chúng ta thường gọi là Luyện ngục.

Thiên đàng, luyện ngục, và cộng đoàn tín hữu ở trần gian, ba nơi đó mỗi người đều có mối dây liên kết với nhau nên một Nhiệm Thể, sống liên kết nên một Nhiệm Thể. Chúng ta gọi là sống hiệp thông.

Hiệp thông, nghĩa là mọi thành phần ở thiên đàng, nơi luyện ngục và mọi tín hữu nơi cõi trần đều chung nhau tôn thờ, ca tụng Chúa. Đối với người còn nơi trần thế: cùng nhau van xin cho biết dùng ơn Chúa, dùng tự do, thích dụng thời gian để được nên thánh.

Còn đối với các đẳng, giờ chết là thời gian hạn định đã hết, không còn khả năng lập công đền tội cho mình nữa.

Do đó, xem ra phải nhớ và cầu nguyện cho các đẳng nhiều hơn. Thân nhân qua đời, người gia tộc vẫn nhớ thương; người luyến ái càng khó quên. Tuy nhiên, có thể một ngày, có khi một giờ cũng đủ để quên…

Bằng sao được! Nhiệm thể. Hiệp thông

Sống Tháng Các Đẳng phải sống như thế nào? Thương nhớ, cầu nguyện, có thể hiểu ăn chay, hãm mình, bố thí giúp người nghèo, làm việc lành, xem lễ, dâng lễ, việc đạt ân xá, đại xá….v.v.

IX. MỤC VỤ GIỚI TRẺ

Ngay từ khi tạo dựng vũ trũ vạn vật, Thiên Chúa đã ban cho con người được quyền cộng tác với Người để sinh ra những sự sống mới. Đây là một trong những ơn ban cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Do đó, mục đích chính yếu của bậc sống hôn nhân gia đình là sinh con cái. Con cái là kết quả tình yêu của đôi vợ chồng. Con cái chính là giọt máu và là núm ruột của đôi vợ chồng.

Dầu vậy, trong thế giới văn minh tiến bộ hôm nay con người lại càng ngày càng có xu hướng xem thường sự sống. Đặc biệt là họ không còn biết quý trọng những sự sống ngay từ mới thụ thai. Con số những ca phá thai ngày càng gia tăng đến mức chóng mặt. Đáng buồn là những vụ phá thai ấy phần lớn nằm trong thành phần những người trẻ. Điều đáng buồn nữa là con số những người trẻ sử dụng những chất kích thích gây tổn hại đến sự sống như ma túy trong những vũ trường ngày càng đông. Lại nữa, những thanh niên nam nữ xem thường sự sống của mình cũng như của người khác trong những vụ phóng xe vượt ẩu ngoài đường phố.

Do ảnh hưởng bởi lối sống hưởng thụ ích kỷ nên mới dẫn đến những điều đáng buồn ấy. Những biểu hiện này không chỉ làm cho những người có trách nhiệm trong Giáo hội mà cả những người có trách nhiệm ngoài xã hội phải đau đầu.

Là người có đức tin chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa mới là nguồn cũng là chủ của sự sống. “Mặc dù con người có khả năng thông truyền sự sống, nhưng con người không có quyền hủy hoại sự sống của mình hay của người khác” (Trích Thư của HĐGM năm 2009, số 18). Do đó, là người trẻ Công giáo chúng ta hãy biết tôn trọng và bảo vệ sự sống của mình cũng như của người khác. Có như thế hạnh phúc gia đình mới mong được bảo đảm bền lâu.

X. MỤC VỤ GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆ SỰ SỐNG

Thiên chúa là nguồn gốc (Đấng tạo dựng mọi sự từ hư không) và cùng đích (muôn loài muôn vật phải qui về) của muôn loài muôn vật. Chính Ngài là Đấng hằng sống, Giosuê nói với dân Israel: “ Thiên Chúa hằng sống ngự giữa anh em” (Jos 3,10). Chính Vua Dariô, người Ba Tư ngoại giáo cũng xác nhận với mọi người thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia: “ Thần của Daniel, Người là vị thần hằng sống và tồn tại muôn đời, Vương Quốc của Người chẳng hề suy vong, quyền thống trị của Người vô cùng vô tận” (Dn 6,26-27). Ngài là nguồn sống, làm chủ sự sống, sự sống ở trong tay Ngài. Ngài ban phát sự sống cho muôn loài. Muôn loài tiếp nhận sự sống và sử dụng sự sống theo Thánh ý Chúa. Không một ai trên trần đời này có quyền làm chủ sự sống. Nếu có ai trên đời này tự huỷ hoại sự sống của mình hay cướp đoạt sự sống của người khác như Cain đối với Abel (St 4,8) thì chỉ có khả năng tiêu diệt, giết chết, không có khả năng trả lại sự sống. Do đó , trong 10 điều răn Chúa truyền cho dân Do Thái qua Môisen trên núi Sinai Chúa dạy điều răn thứ 5 “ ngươi chớ giết người ” (Xh 20,13)

Khi tạo dựng con người trong mái ấm gia đình dựa trên căn bản tình yêu và sự sống, Chúa đã ban sự sống tự nhiên cho Adam “ khi thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật ” (St2,7). Bên cạnh đó Chúa ban cho họ cuộc sống đặc biệt thân tình nghĩa thiết với Chúa, cuộc sống tại vườn Eden ( diệu quang, địa đàng) “ Rồi chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Eden, về phía Đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra ” ( St 2,8). Thiên Chúa chúc phúc lành cho họ và phán bảo: “ Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất. Hãy bá chủ cá biển chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất (St 1,28). Thiên Chúa chia sẻ và thông ban sự sống cho con người khi ban cho Adam và Evà khả năng sinh sản, nhờ đó ông bà có thể sinh con là cain và Abel.

Vì sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả năng xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người. Vì sự sống là ân ban của Thiên Chúa, là vốn quý giá nhất của đời người, nên con người phải đón nhận với lòng biết ơn và luôn tạ ơn “ Tôi cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ tôi chẳng để tôi không đời đời mà lại sinh ra tôi cho tôi được làm người, cùng hằng gìn giữ tôi, hằng che chở tôi ” (kinh Cám Ơn). Chính Chúa nâng niu và bảo vệ sự sống tự nhiên của con người khi chu cấp lương thực đầy đủ cho họ “ Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất và thứ cây có trái mang hạt giống để để làm lương thực cho các ngươi ” (St 1,29). Do đó “ mọi thời đại điều phải học biết tôn trọng sự sống” (Glcg 2260)

Nơi gia đình, cùng với cha mẹ và qua cha mẹ, sự sống con cái được tượng hình qua thai nhi mà cha mẹ phải bảo quản cẩn thận với hết dạ yêu thương chăm sóc, thai nhi khi đủ ngày đủ tháng được sinh ra, cha mẹ đón nhận với hết lòng hân hoan, cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục để đứa trẻ lớn lên trong vui mừng, sung sướng. Chính trong mái ấm gia đình sự sống của đứa bé được tôn trọng, được bảo vệ, được gìn giữ khỏi mọi nguy hiểm chết người. Giáo lý công giáo số 2270 dạy: “Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ giây phút thụ thai: chính cung cách tôn trọng và bảo vệ sự sống của cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày đã dạy con cái và mọi người biết tôn trọng và bảo vệ sự sống của mình và của nhau, đây là thành quả của nền văn minh tình thương và sự sống.

Trong xã hội mà cuộc sống con người vì ích kỷ muốn bảo vệ quyền lợi của mình, hưởng thụ một mình mọi niềm vui, nên họ gạt bỏ, loại trừ và huỷ diệt người khác đang cùng sống chung với họ trong cùng một môi trường. Bên cạnh đó còn có ghen tỵ, hiềm thù, oán ghét, nên khiêu chiến, đánh nhau, ôm bom tự sát để loại bỏ nhau và cái chết là bước cuối cùng.

Là Kitô hữu, ai cũng biết luật vàng của Chúa Kitô : “Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12); “ Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: không được giận, không được chưởi mắng (Matt 5,21-22) không được trả thù (Matt 5,38-42) phải yêu kẻ thù (Matt 5,43-47). Vậy, “ anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Matt 5,48). “Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội. Đây là một yếu tố nền tảng của xã hội dân sự và luật pháp” (Glcg 2273) “phải đặc biệt tôn trọng sự sống của những người tàn tạ, yếu ớt” (Glcg 2276). Bằng gương sáng đời sống và bằng những chỉ dẫn cụ thể, cha mẹ cho con cái biết : “Mọi can thiệp của khoa học nhằm lựa chọn giới tính, những hành vi giết người như phá thai, làm chết êm dịu… đều đi ngược với phẩm giá con người và chống lại Thiên Chúa, vì chúng biến con người thành một thứ hàng hoá hay một sản phẩm thay vì là một sinh linh cao quý mang hình ảnh của Đấng Tối Cao “Thư MVHĐGMVN 2008 số 18”

Gia đình là chiếc nôi tình yêu và sự sống, tình yêu và sự sống phải được tôn trọng và bảo vệ cẩn thận. Sau lụt Đại Hồng Thuỷ, Chúa phán với Noe “ Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu…Ta sẽ đòi con người phải đền mạng sống của anh em mình” (St 9,5). Mọi người phải coi mạng sống con người là linh thánh và bất khả xâm phạm. Ước gì mọi thành viên trong gia đình biết tôn trọng nhau, yêu nhau và giúp nhau thăng tiến về mọi mặt, chỉ mang lại phúc lợi cho nhau để mọi người đều có quyền sống, sống viu vẻ và hạnh phúc từ trẻ cho đến già.

GIỮ LẤY TƯƠNG LAI

Bạn có bao giờ thấy người ta “nhấp vịt” chưa ? Đó là một cách câu cá bằng cách lợi dụng bản năng bảo vệ con của loài vật để bắt cá lóc mẹ. Ngày nay điều đó đã bị cấm.

Khi gặp một bầy lòng ròng (cá lóc con mới nở), càng nhỏ càng hay. Người ta dùng một cần câu, tóm rất nhiều lưỡi, phía trên những lưỡi câu đó người ta gióng một con vịt con.

Họ thả vịt con ngay giữa bầy lòng ròng mà nhấp. Cá lóc mẹ ngỡ là vịt đến ăn con mình nên cắn vịt con. Có khi vịt con chết tại chổ, nhưng thường nó chỉ cắn nhằm lưỡi câu. Nhiều khi cá mẹ bị giật rớt lên rớt xuống nhiều lần, nhưng không vì thế mà hoảng sợ bỏ mặc bầy con. Nó tiếp tục cắn con vịt, cho tới bị người ta tóm vào giỏ.

Bảo vệ sự sống là luật thiên định, không chỉ ở loài cá, mà ở tất cả mọi loài, ngay cả cỏ cây là giống vô tri mà cũng sống theo luật đó.

Trừ trường hợp trồng cỏ có chủ ý, có ai muốn cỏ hoang mọc um tùm ở những nơi không nên có đâu ? Thấy cỏ, người ta đào tận gốc, tróc tận rể, cố vùi, lấp sao cho chúng tuyệt nòi tuyệt giống. Thế nhưng, dù cho bị người ta tìm mọi cách để tiêu diệt, chúng vẫn âm thầm chờ đợi. Đến một lúc nào, gặp thời cơ thuận tiện, chúng lại nảy lộc đâm chồi, sức sống còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Sự sống thật mãnh liệt, nhưng cũng rất mong manh và ngắn ngủi. Không ai có thể trường sinh bất tử, không ai biết được lúc nào mình sẽ chết và chết bằng cách nào. Bởi vì chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào và bất cứ lý do gì. Bảo vệ sự sốâng là ưu tiên hàng đầu của con người. Người ta có thể chấp nhận mất của chứ không thể mất mạng, thậm chí có nhiều kẻ tham sanh, úy tử, cam chịu nhục để được sống. Còn sống là còn tương lai. Chết rồi thì không thể hy vọng được nữa.

Vậy sự sống con người từ đâu mà có? Sự sống, theo giáo lý Công giáo, phát xuất từ ý định của Thiên Chúa, được thể hiện qua đời sống gia đình. Cha mẹ nối dài cánh tay sáng tạo của Thiên Chúa. Chính từ gia đình mà đời sống của mỗi người được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng để có thể tồn tại và phát triển. Mất đi môi trường này, nó sẽ đối diện với sự mai một.

Ngày nay, do ảnh hưởng lối sống hưởng thụ, ích kỷ, một đàng người ta muốn kéo dài sự sống của bản thân mình, nhưng đàng khác lại nhẫn tâm hủy diệt mầm sống tương lai. Các gia đình ngày càng có khuynh hướng sinh ít con hơn; nạn ngừa thai, phá thai tràn lan làm ngăn trở, tiêu diệt sự sống mới. Đây chính là tội ác của nhân loại chống lại Thiên Chúa, Đấng là Chủ của Sự Sống; đồng thời đẩy nhân loại tới chổ diệt vong. Nếu chúng ta không bảo vệ và thông truyền sự sống thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu ?

XI. MỤC VỤ QUỚI CHỨC

TÌM HIỂU SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

Chương VI: Huấn Luyện Làm Tông Đồ

30. Người chịu trách nhiệm huấn luyện

Việc huấn luyện làm tông đồ phải bắt đầu ngay từ lúc mới giáo dục các trẻ em. Nhưng đặc biệt phải tập cho các thanh thiếu niên biết làm tông đồ và thấm nhuần tinh thần này. Việc huấn luyện này còn phải được tiếp tục trong suốt đời chúng tùy theo đòi hỏi của những trách nhiệm mới mà chúng lãnh nhận. Vậy những ai có trách nhiệm trong việc giáo dục Kitô giáo hẳn nhiên là phải coi trọng bổn phận huấn luyện tông đồ này.

Trong gia đình, bậc cha mẹ phải lo dạy cho con cái ngay từ khi còn thơ ấu nhận biết tình thương yêu thương của Thiên Chúa đối với hết mọi người, và dần dần, nhất là bằng gương sáng, phải dạy cho chúng biết lo lắng đến những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lân cận. Như vậy toàn thể gia đình và đời sống chung của gia đình phải nên như trường huấn luyện đầu tiên cho việc tông đồ.

Hơn nữa, trẻ em cần phải được giáo dục sao để vượt khỏi phạm vi gia đình, cho chúng biết nghĩ tới các cộng đoàn khác như Giáo Hội và xã hội. Chúng phải được tham dự vào đời sống cộng đoàn giáo xứ nơi chúng đang sống thế nào để cho chúng ý thức được mình là một thành phần sống động và hoạt động của toàn thể Dân Thiên Chúa. Các linh mục phải luôn nhớ đến việc huấn luyện tông đồ này trong khi giảng dạy giáo lý, trong các bài giảng, trong việc coi sóc linh hồn cũng như trong tất cả mọi hoạt động mục vụ khác.

Các trường học, các trường cao đẳng, các học viện công giáo nhằm mục đích giáo dục cũng có bổn phận phải giáo dục cho giới trẻ tinh thần công giáo và hoạt động tông đồ. Nếu thiếu việc huấn luyện này, hoặc vì thanh thiếu niên không học ở trường đó, hoặc vì một lý do nào khác, bậc cha mẹ và các vị chủ chăn cũng như các hội đoàn lại càng có bổn phận phải quan tâm đến vấn đề huấn luyện này. Do chức nghiệp và phận sự, các thầy dạy và các nhà giáo dục thực hành việc tông đồ giáo dân dưới một hình thức cao cả, do đó họ phải hấp thụ nền giáo lý cần thiết và phải thông thạo cao cả, do đó họ phải hấp thụ nền giáo lý cần thiết và phải thông thạo về khoa sư phạm để có thể giáo dục cách hữu hiệu.

Cả những tập thể hay các hội đoàn giáo dân, hoặc nhằm mục đích tông đồ hay nhằm những mục đích siêu nhiên nào khác, cũng phải tùy theo mục tiêu và phương thế riêng của mình mà chuyên cần hỗ trợ cho việc huấn luyện tông đồ này 4. Chính những tổ chức này thường là đường lối thông thường thích hợp cho việc huấn luyện làm tông đồ. Quả thật chính trong những tổ chức ấy người ta thấy có việc huấn luyện về giáo lý, về đời sống thiêng liêng và cả về thực hành. Cùng với những bạn hữu hay với các đồng chí hợp thành tiểu tổ, các đoàn viên của những tổ chức này kiểm điểm về những phương pháp, kết quả của hoạt động tông đồ của mình và cùng nhau đem đời sống hằng ngày của mình đối chiếu với Phúc Âm.

Việc huấn luyện này phải được tổ chức thế nào để bao gồm tất cả hoạt động tông đồ của người giáo dân. Vì không những họ hoạt động tông đồ giữa những tiểu tổ của các đoàn thể, mà còn phải hoạt động suốt đời trong mọi hoàn cảnh nhất là trong đời sống nghề nghiệp và trong đời sống xã hội. Hơn nữa, mỗi người giáo dân phải tích cực chuẩn bị để làm tông đồ. Việc chuẩn bị này càng cấp bách ở tuổi trưởng thành. Thực vậy càng lớn lên, trí khôn càng mở mang, vì thế mỗi người có thể khám phá thêm những tài năng Thiên Chúa phú bẩm cho, cũng như có thể sử dụng hữu hiệu hơn những đoàn sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho để mưu ích cho các anh em mình.

Gợi ý giải thích:

Những ai có trách nhiệm huấn luyện việc Tông Đồ?
Gia đình làm những gì?
Cộng đoàn giáo xứ cần làm những gì?
Xã hội có trách nhiệm cụ thể gì?
Gợi ý thực hành:
Ban Quới Chức có trách nhiệm huấn luyện việc Tông Đồ?
Ban Quới Chức huấn luyện việc Tông Đồ cho ai trước?
Ban Quới Chức huấn luyện việc Tông Đồ cho t?i khi nào?

XII. TẢN MẠN

TỰ THƯỞNG

Phần thưởng dù lớn hay nhỏ, quí báu hay bình thường vẫn có một giá trị tinh thần nhất định của nó. Bởi lẽ, người được nhận lãnh phần thưởng cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì công lao của mình đã được nhìn nhận và được đánh giá cao. Từ đó, họ càng có động lực để cố gắng để làm nhiều việc tốt đẹp hơn.

Để phần thưởng thực sự trở thành món quà tinh thần, trở thành nguồn động viên và sức đẩy cho chúng ta trong cuộc sống khi chúng ta thực sự đã cống hiến công sức của mình vào một công việc nào đó và đã sinh ra hiệu quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho chính bản thân mình và cho những người khác. Còn ngược lại thì phần thưởng cũng chẳng có giá trị gì.

Có nhiều người được người đời thưởng công vì cả đời họ ra sức đi kiếm tìm phần thưởng. Làm việc gì họ cũng “thổi loa báo trước”, lễ nghi rình rang, cờ xí rực trời . . . Những người này sẽ tiếc một thứ gì , ngay cả việc dám hy sinh đến tàn hơi sức lực của mình, miễn sao công việc của họ được nhiều người biết đến, công sức của mình bỏ ra được người khác khen thưởng (được lên báo, lên truyền hình càng tốt). Công lao của tôi phải được nhìn nhận ngay lúc này. Thế thôi! Nói đến đây, tôi lại nhớ đến câu nói của Chúa Giêsu: “Họ đã được thưởng công rồi”!

Cũng có những người lãnh phần thưởng mà không biết mình đã làm gì để được thưởng nữa. Phần thưởng khi đó sẽ không còn giá trị gì nếu không muốn nói là vô nghĩa và vô duyên. Người ta thưởng công vì nể tình, vì quen biết, vì “tội nghiệp” . Hơn ai hết, người nhận phần thưởng kiểu này tuy có thể được nở mày nở mặt trước một số người nào đó, nhưng trong lòng họ chắc thật chẳng vui gì nếu không muốn nói là xấu hổ vì thấy mình có xứng đáng gì đâu mà lãnh thưởng chứ!

Lại cũng có nhiều người cả đời không bao giờ nhận được phần thưởng (dù họ cũng rất muốn), nên họ tìm cách “tự thưởng” để an ủi mình! Dĩ nhiên tự thưởng thì không có gì là vinh dự, cũng chẳng có gì để tự hào rồi. Nhưng có còn hơn không! Suy cho cùng, tự tìm niềm vui tinh thần cho mình cũng là chuyện tốt. Tự thưởng cho mình để tìm nguồn vui mà có sức làm việc và phấn đấu tiến lên là chuyện đáng khen. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là “tự thưởng” như thế nào cho mọi sự được tốt đẹp đây. Nếu “tự thưởng” ở mức độ quá dày, cường độ quá mạnh thì nguy hiểm lắm đây! Nhưng ngày nay hình như nhu cầu tự thưởng có vẻ càng ngày càng diễn ra đa dạng và phổ biến ở nhiều hạng người và nhiều nơi . Hình thức tự thưởng cũng theo đó mà có nhiều hình thức khác nhau: một chầu nhậu, một chuyến du lịch, một ngày giãn xả, một món quà, … mới nghe cũng hay hay đó.

Nhưng nguy hiểm là “tự thưởng” riết thành ra nghiện “phần thưởng”. Ngày nào cũng thưởng! Chuyện gì cũng có thể thưởng, lúc nào cũng có thể thưởng. . . Bao chuyện xấu xa và bê bối cũng xuất phát từ đấy.

Điều đáng nói là nhu cầu tự thưởng bắt đầu “rầm rộ” nơi những người có quyền, có tiền, có tự do… Đành rằng “làm thợ thì đáng được trả công”, nhưng công lao ấy cần phải được qui hướng về đâu. Nếu mình đã tìm cách để thưởng công cho mình đầy đủ rồi thì Chúa đâu biết lấy gì để thưởng cho mình nữa, vì “họ đã được thưởng công rồi”. Thôi làm việc cho Chúa thì hãy để Chúa lo phần thưởng cho ta đi. Việc đó sẽ tốt hơn cho ta rất nhiều. Bởi lẽ, Chúa thưởng công thì khỏi chê! Phần thưởng Chúa cho thì không ai có thể sánh được. Chúa ban thưởng điều gì đều tốt đẹp tuyệt đối cho ta. Ai lãnh phần thưởng nơi Chúa thì vô cùng hãnh diện, vô cùng hạnh phúc và sẽ “không bị ai cướp mất”. Hãy kiên tâm chờ đợi Chúa! Đùng bao giờ quyết định điều gì trước kỳ hạn. Chúa có chương trình của Chúa rồi. Hãy tin tưởng và vui lên! Chính Chúa Giêsu đã phán rằng: “ Con Người sẽ ngự đến trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng xuống cùng các thiên thần của Người. Lúc đó, Người sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm.”

XIII. MỘT LỐI SỐNG

Hãy Yêu đi !

Đây là bức thư của một người cha gửi cho con gái của mình trước khi từ bỏ cuộc sống của mình để đi về cõi vĩnh hằng:

"....Con ơi, dù con sợ tình yêu nhưng tình yêu cứ đến. Nếu đây là niềm vui thì con cứ nâng niu như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nếu đây là vết thương lòng cũng có thể tâm hồn con vương vấn. Con đừng bao giờ tự hỏi con rằng người con đang yêu có xứng đáng với con không? Cái thứ tình yêu mà mặc cả như món hàng ngoài chợ thì cái đó không còn là tình yêu nữa. Khi con yêu con đừng đắn đo tính toán.

Nếu người yêu con là người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy lao động xây đắp tô thắm cho tình yêu.

Nếu người yêu con già hơn con thì con sẽ làm cho người ấy trẻ lại với con. Nếu người yêu của con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc của họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu như con làm đúng theo lời cha dạy. Con phải luôn cảnh giác xem thử người đó yêu con vì cái gì?

Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng: Sắc đẹp của con rồi sẽ tàn.

Nếu người đó yêu con vì con có chức cao thì con hãy khẳng định rằng: Người đó không yêu con. Con hãy tự bảo họ rằng: "Địa vị không bao giờ đem lại hạnh phúc cho con người, chỉ có tự túc chân chính mới thỏa mãn lòng người chân chính. "Con phải độ lượng và giàu lòng tha thứ nếu như họ hối hận thật sự. Con hãy chung thủy với người yêu xây dựng cuộc đời riêng.

Nếu con làm mất hai chữ quí báu đó thì con sẽ hổ thẹn và không được quyền tự hào với chính con, với xã hội nữa.

Nếu con để cho một người nào khác chồng con đặt cái hôn ranh mãnh bẩn thỉu lên môi con thì trước khi hôn, họ sẽ khinh con và nhất là sau khi hôn họ sẽ càng khinh con hơn.

Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con. Vui khi có tin mừng, buồn khi con gặp sự không may. Đó chính là chồng của con. "CON HÃY YÊU ĐI, YÊU THA THIẾT NHƯ NGÀY XƯA MẸ ĐÃ YÊU CHA".......!!!!!

XIV. THƠ.

Tháng 10 – Tháng dành riêng để cầu nguyện cho Sự Sống của con người.

Lời Nguyện Cầu Của Thai Nhi

Con muốn nghe lời ru của mẹ,
Khát khao vòng tay ấm của cha.
Con ước mong ngày được sinh ra,
Dưới ánh mặt trời sung sướng reo ca.

Con mong thấy trời cao, biển rộng,
Con mong được nhìn thấy vầng dương.
Trong nắng mai còn đọng hơi sương,
Hương hoa thơm nồng dào dạt yêu thương.

Con xin, xin được làm người. Vươn mình tắm nắng bình minh.
Con xin, xin được làm người. Mẹ cha ơi! Xin đừng từ chối.
Con xin, xin được làm người. Vươn mình bay tới trời cao.
Con xin, xin được làm người. Mẹ cha ơi! Sao nỡ vô tình.

Thân xác con xiết bao kỳ diệu,
Chúa dệt hình hài trong dạ mẫu thân.
Gân cốt con Ngài dệt Ngài thêu,
Sự sống nhiệm mầu Ngài hằng thương yêu.

Con xin, xin được làm người. Vươn mình tắm nắng bình minh.
Con xin, xin được làm người. Mẹ cha ơi! Xin đừng từ chối.
Con xin, xin được làm người. Vươn mình bay tới trời cao.
Con xin, xin được làm người. Mẹ cha ơi! Sao nỡ vô tình.

A.P Mặc Trầm Cung (danchuausa.net)

XVI=. SỐNG LỜI CHÚA: Nêhêmia 9,6

Chính Ngài là Đức Chúa, là Đức Chúa duy nhất…
Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài;
và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan.

1494    23-04-2012 14:21:08