Và còn giáo dân? Trong “Bức thư gởi dân Chúa”, Đức Phanxicô kêu gọi chiến đấu tập thể để chống các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội, cải cách cái ngài gọi là “chủ nghĩa giáo quyền”, từ khi ngài đưa ra lời kêu gọi này thì gần như mọi ‘radio’ để chế độ tắt! Ngoài Hội đồng những người rửa tội, người ta vô vọng chờ một hoặc nhiều phong trào trong Giáo hội Pháp lên tiếng, dù ở trong lãnh vực từ thiện, giáo dục, kinh tế, gia đình, nghề nghiệp hay các lãnh vực khác… Đôi khi có các quan điểm cá nhân. Nhưng không có tiếng nói nào từ các tập thể. Còn tệ hơn thế, một trong các phong trào này, tôi đặt câu hỏi với họ, họ bình thản trả lời, vấn đề ấu dâm trong Giáo hội không dính gì đến họ vì họ “lo cho kinh tế và xã hội” (vì đây là một phong trào kitô trong một môi trường nghề nghiệp chuyên biệt) và không lo cho Giáo hội (nguyên văn)”. Vậy Giáo hội là ai? Là gì?
Chỉ có các giám mục nói lên
Như Đức Phanxicô đã nói trong bức thư, “tầm rộng lớn và nghiêm trọng của các sự việc đòi hỏi chúng ta phải hành động một cách toàn thể và cộng đoàn”. Vậy chúng ta thấy ai? Các giám mục trong các lời nói rất hay như của Giám mục Luc Ravel giáo phận Strasbourg hay Giám mục Michel Aupetit của giáo phận Paris. Nhưng chỉ có các giám mục “không mà thôi”. Còn các giáo dân chỉ chờ các hành động này, đôi khi họ vỗ tay nhưng họ không can dự vào. Đối với họ là rõ ràng: chính các giám mục phải giải quyết vấn đề. Như thử các tín hữu kitô chỉ thuộc về các phong trào của họ, như thử họ không có con, không đi xem lễ, không quen biết các linh mục.
Xin đọc:Lạm dụng tình dục: Những người biết và không nói gì
Đức Giám mục Luc Ravel: “Im lặng để bảo vệ Giáo hội là một lỗi thần học”
Như thế là họ không biết gì về Giáo hội, vì Giáo hội là toàn dân Chúa. Là các giám mục, linh mục, nhưng cũng là bạn và tôi. Khi một chi thể của Giáo hội đau thì toàn Giáo hội đau… Thêm nữa, cuộc chiến chống giáo quyền thì quá quan trọng để chỉ giao một mình cho hàng giáo sĩ lo. Chống chủ nghĩa giáo quyền là đặt lại vấn đề tương quan giữa linh mục và giáo dân, giữa linh mục với nhau, giữa linh mục trong Giáo hội, ngắn gọn, đó là vấn đề quyền lực. Như Giám mục Luc Ravel giáo phận Strasbourg đã nói rất rõ, “chủ nghĩa giáo quyền làm đổi ngược quyền chủ nhân, để cho người khác nghĩ rằng con chiên thuộc về linh mục”.
Câu nói kinh khủng của Ca-in
Rất nhiều giáo dân có kinh nghiệm về quyền lực trong gia đình, trong khu phố, trong công ty và các suy tư, các hiểu biết chuyên ngành của họ sẽ được đón nhận. Trên thực tế, phải nói là các chuyện về lạm dụng tình dục, người giáo dân đã không được am tường. Trong các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội có sự im lặng của các giám mục và các linh mục đồng bạn. Nhưng cũng có sự im lặng của phụ huynh, của giáo dân và của tất cả chúng ta.
Chúng ta không thể để các linh mục, các giám mục giải quyết vấn đề to lớn này một mình. Phần chúng ta, chúng ta làm gì với câu hỏi kinh khủng của Ca-in, “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?”
Marta An Nguyễn dịch