Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

ĐGH Phanxicô có chuyến đi phức tạp đến Myanmar và Bangladesh vào Chúa Nhật

ĐGH Phanxicô có chuyến đi phức tạp đến Myanmar và Bangladesh vào Chúa Nhật

 Chúa Nhật này, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chuyến tông du phức tạp về ngoại giao với Miến Điện và Bangladesh, hình ảnh một trong những cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất hành tinh, ảnh hưởng đến người Rohingya.

 Đây là một thiểu số Hồi giáo đã định cư cho nhiều thế hệ ở Miến Điện, một quốc gia có đa số Phật giáo. Họ thậm chí không được công nhận là công dân và, trong những tháng gần đây, cuộc bách hại của họ đã dẫn đến một cuộc di dân tập thể. Liên Hiệp quốc ước tính rằng hơn một nửa triệu người đã có mặt ở Bangladesh và có nhiều người Rohingya ở ngoài Myanmar, hơn là ở trong nước.

 Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Tôi đến để rao giảng Tim Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một sứ điệp hòa giải, tha thứ và bình an.”

 Cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha dự kiến ​​sẽ giúp ngăn chặn bạo lực. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ở lại Miến Điện từ ngày thứ Hai, 27 cho đến thứ Năm, 30. Phát ngôn viên của Vatican, ông Greg Burke, khẳng định Đức Thánh Cha đã thay đổi chương trình nghị sự của ngài để gặp gỡ với người đứng đầu quân đội, tướng Min Aung Hlaing. Ông phụ trách các hoạt động ở Rakhine, nơi mà đa số người Rohingya đến. Cuộc hội kiến diễn ra nhờ sự trung gian của Đức Hồng y Charles Maung Bo.

 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ một lần nữa gặp gỡ với người được trao giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi, Tham tán Nhà nước đầu tiên và Liên Bộ trưởng Ngoại giao. Sự im lặng của bà trước cuộc khủng hoảng Rohingya đã được giải thích một cách mơ hồ. Những người bảo vệ bà nói rằng bà không lên tiếng, nhưng bà đang bí mật làm việc cho hòa bình. Mặt khác, nhiều người chỉ trích bà vì đã không lên tiếng và tố cáo những gì mà Liên Hiệp Quốc và các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hoà bình gọi là “diệt chủng.”

 Muhammad Yunus, Giải Nobel Hoà bình:

“Tất cả những người Rohingya đang bị trục xuất, họ đang bị giết. Hãy gọi đó là diệt chủng, hãy gọi nó là một cuốn sách giáo khoa về trường hợp làm sạch dân tộc.”

 Muhammad Yunus đến từ Bangladesh, một quốc gia mà Đức Thánh Cha sẽ thăm vào Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một đến Thứ Bảy, 2 tháng Mười Hai. Đức Thánh Cha sẽ gặp một nhóm nhỏ người Hồi giáo gốc Rohingya.

 Trong chuyến đi này, ngoài những cuộc họp chính thức với các quan chức dân sự và tôn giáo, Đức Thánh Cha sẽ chú ý đến cuộc gặp gỡ với các Phật tử và những người Hồi giáo.

 

 Người Phật giáo chiếm đa số ở Miến Điện và Hồi Giáo ở Bangladesh. Ở cả hai quốc gia này, người Công giáo chiếm thiểu số, chỉ hơn một phần trăm ở Miến Điện và 0,25 phần trăm ở Bangladesh. Nguyễn Minh Sơn

638    26-11-2017