Sidebar

Chúa Nhật

19.05.2024

ĐGH Phanxicô: Tôi nêu lên mối quan ngại về người Rohingya với các nhà lãnh đạo Miến Điện

ĐGH Phanxicô: Tôi nêu lên mối quan ngại về người Rohingya với các nhà lãnh đạo Miến Điện

 Cử chỉ của ĐGH Phanxicô khi trả lời những câu hỏi trên chuyến bay từ Dhaka về Roma

 “Nếu, trong một bài phát biểu chính thức, tôi dụng từ này, họ sẽ đóng cửa trước mặt tôi,” ngài nói với các phóng viên.

 Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài biết rõ rằng ngài ngài làm thất vọng một số người bởi lẽ ngài không sử dụng từ Rohingya ở Miến Điện, nhưng mối quan tâm chính của ngài là vượt qua được quan điểm này, và ngài đã thực hiện.

 Ngài nói với các phóng viên trong chuyến bay từ Dhaka, Bangladesh, tới Roma. “Nếu tôi dùng từ này, cánh cửa sẽ đóng lại.”

 Ngài đã dành gần một giờ đồng hồ để trả lời các câu hỏi của phóng viên sau chuyến đi 6 ngày tới Miến Điện và Bangladesh, nhưng hầu hết nhựng câu hỏi đều xoay quanh về chuyến đi này.

 Trong các bài diễn văn ở Miến Điện, Đức Thánh Cha đã nhắc lại nhiều lần về nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống và nhân quyền của tất cả mọi người. Nhưng ngài không đề cập cụ thể đến Rohingya, người Hồi giáo thiểu số từ bang Rakhine. Quân đội Miến Điện tuyên bố thẳng tay đàn áp các chiến binh này, đã bị cáo buộc là một cuộc bách hại có quy mô lớn người Rohingya đến mức một số người mô tả nó là cuộc thanh lọc sắc tộc.

 Chỉ từ tháng Tám, hơn 620.000 người Rohingya đã chạy trốn qua biên giới Bangladesh, tham gia cùng hàng trăm ngàn người đã sống trong các trại tị nạn ở đó.

 Đối với chính phủ Miến Điện, người Rohingya không tồn tại; thay vào đó họ được coi là di dân không có cơ sở.

“Tôi biết rằng nếu, trong một bài phát biểu chính thức, tôi mà sử dụng từ này, họ sẽ đóng cửa trước mặt tôi,” Đức Thánh Cha nói với các phóng viên, những người đã hỏi tại sao ngài không nêu tên nhóm này. Tuy nhiên, “tôi đã mô tả tình hình này” một cách công khai, nên biết “tôi có thể đi xa hơn trong các cuộc họp riêng tư” với các quan chức chính phủ.

 “Tôi thực sự rất hài lòng với những cuộc họp này,” Đức Thánh Cha nói. “Tôi dám nói tất cả những gì tôi muốn nói.”

 Quả thật, Ngài nói, “Tôi không có hứng thú” khi đưa ra “một lời tố cáo công khai, nhưng tôi đã hài lòng về việc đối thoại, cho phép người khác có tiếng nói và, theo cách đó, thông điệp đã được thông qua.”

 Tuy nhiên, cuối cùng việc gặp được một số người tỵ nạn Rohingya ở Bangladesh là một khoảnh khắc cảm xúc.

 Những cuộc sắp xếp đã được thực hiện cho 16 người tị nạn đi đi đến Dhaka từ Cox's Bazar, nơi có rất nhiều những trại tỵ nạn, họ có thể tham gia với Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo tôn giáo Bangladesh để tham dự một cuộc họp nhằm củng cố hòa bình.

 Những người tị nạn đã đi cho đến nay và đã hoàn thành mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài không thể chỉ để cho họ bắt tay ngài và xô đuổi họ, như một số nhà tổ chức sự kiện kết cuộc dường như cho là đúng.

 “Và ở đó tôi cảm thấy bối rối. Tôi muốn kêu to lên một chút. Tôi là một tội nhân,” ngài nói.

 Ngài đã dành cho mỗi người một vài phút, lắng nghe câu chuyện của họ với sự trợ giúp của một thông dịch viên, nắm tay họ và nhìn vào mắt họ.

 “Tôi đã khóc, nhưng tôi cố giấu,” Đức Thánh Cha nói với các phóng viên. “Họ cũng khóc.”

Thật xúc động khi lằng nghe họ, ngài nói, và “Tôi không thể để họ bỏ đi mà không nói điều gì” với họ. Vì vậy, ngài đã yêu cầu một micrô và nói về phẩm giá được Thiên Chúa trao ban và nghĩa vụ của các tín đồ thuộc mọi tín ngưỡng phải đứng lên xem họ như anh chị em của mình. Ngài cũng xin lỗi vì tất cả những gì mà họ đã phải gánh chịu.

 Đức Thánh Cha đã từ chối cung cấp cho phóng viên những chi tiết về những cuộc họp riêng của ngài với các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo quân sự ở Miến Điện, nhưng ngài nhấn mạnh rằng họ đã được đánh dấu bởi “cuộc đối thoại văn minh” và ngài đã có thể đưa ra những điểm đối với ngài là quan trọng.

 Phóng viên hỏi Đức thánh Cha về những lời chỉ trích gần đây của những nhóm nhân quyền về bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hoà bình và trên thực tế là người lãnh đạo chính phủ dân sự Miến Điện, nhúng tay đối phó với cuộc khủng hoảng Rohingya. Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời rằng mọi người phải tính đến những thách thức là một phần của sự chuyển đổi từ chính thể quân chủ sang chính thể dân chủ.

 Miến Điện đang ở “bước ngoặt,” mà ở đó sẽ rất khó khăn để tiến lên phía trước, ngài nói, nhưng nó cũng sẽ khó tháo lui trước sự chuyển đổi.

 Và, ngài nói, “Tôi không bao giờ mất hy vọng.”

 

 Giống như Thiên Chúa đã làm cho cuộc gặp gỡ với người Rohingya ở Dhaka có thể sẽ tiếp tục thực hiện những điều kỳ diệu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Nguyễn Minh Sơn

569    04-12-2017