Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

ĐTC Phanxicô và C9: Phỏng vấn Thư ký Hội đồng Cố vấn

ĐTC Phanxicô và C9: Phỏng vấn Thư ký Hội đồng Cố vấn

Hội đồng Hồng y Cố vấn – được gọi là C-9 – sẽ tổ chức cuộc họp lần thứ 29 trong tuần này, với các buổi hội nghị sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 11/9 đến ngày 13/9.

Hội đồng Cố vấn, được thành lập bởi ĐTC Phanxicô vào ngày 28 tháng 9 năm 2013, đã được thành lập để hỗ trợ Đức Thánh Cha trong việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ và đồng thời nghiên cứu dự án sửa đổi Tông Hiến ‘Pastor Bonus’, vốn điều chỉnh Giáo triều Rôma.

 Nhóm này bao gồm 9 Hồng Y đến  từ Vatican và trên toàn thế giới, cũng như một vị Thư kí, Đức Giám mục Marcello Semeraro. Trong một cuộc phỏng vấn độc lập với Alessandro Gisotti – cộng tác viên của Vatican Radio, Đức Giám mục Semeraro đã chia sẻ về công việc của C-9, về cách thức ĐTC Phanxicô tham dự vào các hoạt động của nhóm này, và giai đoạn kế tiếp của cuộc cải tổ đang diễn ra trong Giáo triều.

CÔNG VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

Đức Giám mục Semeraro đã mô tả công việc của Hội Đồng Hồng Y với ba từ khóa then chốt: lắng nghe, suy tư và xác minh. Hội đồng, Đức Cha Semeraro nói, lắng nghe những đóng góp của Giáo hội; suy tư về những đóng góp đó, và nghiên cứu các chi tiết trong đó, xem xét cách thức tốt nhất để đi tiếp. Sau đó, Hội đồng này sẽ đề đạt những đề xuất với Đức Giáo Hoàng; như Đức Giám mục Semeraro đã giải thích, Hội đồng có vai trò tư vấn chứ không phải là cân nhắc hay thận trọng đối với một vấn đề nào đó.

Hội đồng này, Đức Cha Semeraro nói, là một cơ cấu hiệp nhất, và theo nghĩa này các Hồng y có thể vừa phục vụ Đức Giáo Hoàng cũng như các Giáo Hội địa phương. ĐTC Phanxicô đã lựa chọn các vị Hồng y này một cách hết sức cẩn thận để họ có thể là “theo một nghĩa nào đó, ‘những ăng-ten nhạy bén’ có khả năng nắm bắt, một cách nào đó, những trường hợp của các Giáo hội địa phương trên một phạm vi rộng lớn”.

Như vậy, Hội đồng này là một cơ cấu nằm trong khuôn khổ của hàng ngũ các Giám mục và có quyền

ngang với Giám mục.

 

VIỆC THAM DỰ CỦA ĐTC PHANXICÔ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự vào công việc của Hội đồng, thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của các Hồng y. Đức Giám mục Semeraro cho biết ĐTC Phanxicô hiện diện trước hết qua việc lắng nghe, mặc dù Ngài luôn can thiệp, “với một sự suy xét hết sức khôn ngoan”, khi cần làm rõ một số điểm hoặc trình bày những kinh nghiệm cá nhân của mình hoặc kêu gọi sự chú ý đối với  những thực tế nhất định trong Giáo Hội. Đức Giám Mục Semeraro nhấn mạnh rằng việc cải cách Giáo triều chỉ là một khía cạnh trong công việc của Hội đồng; nhiệm vụ chính là cùng cộng tác với ĐTC Phanxicô, và đồng thời đữa ra những lời khuyến nghị hoặc chia sẻ những ý kiến của mình “khi ĐTC Phanxicô cho rằng cần phải tham khảo những ý kiến như vậy”. Đức Cha Semeraro đã đưa ra một thí dụ về “một thực tế đau buồn đó là việc lạm dụng trẻ vị thành niên” mà Hội đồng đã mang lại sự chú ý đối với ĐTC Phanxicô. “Điều này, tự nó, không phải là một phần của cuộc cải cách Giáo triều Rôma”, Đức Cha Cha Semeraro nói, “tuy nhiên ĐTC Phanxicô đã quyết định lắng nghe Hội đồng Cố vấn” thậm chí ngay cả đối với vấn đề này.

TIẾN TRIỂN CỦA CUỘC CẢI CÁCH

Khi được hỏi về tiến triển của cuộc cải cách, Đức Giám Mục Semeraro cho biết rằng việc cải cách đã được thực hiện hơn ba phần tư, ít nhất là liên quan đến công việc của các Hồng Y. Đó là, Đức Cha Semeraro nói, gần như là đến mức mà các Hồng y có thể trình bày những đề xuất của họ với Đức Thánh Cha. “Tôi nghĩ rằng trong vòng vài tháng, bản sửa đổi này sẽ được hoàn thiện ít nhiều”, Đức Cha Semeraro nói, và “khi đó ĐTC Phanxicô sẽ có kế hoạch đối với những đề xuất liên quan đến tất cả các Thánh Bộ và tôi mong đợi ĐTC Phanxicô sẽ quyết định cách thức và thời gian để thực hiện cải cách”. Đức Cha Semeraro lưu ý rằng ĐTC Phanxicô đã ưu tiên hơn, cho đến thời điểm này, việc cải cách được thực hiện từ từ từng bước một, với một giai đoạn “can thiệp”, vốn cho phép việc sửa đổi mà chắc chắn được kêu gọi khi cuộc cải cách chuyển từ lý thuyết sang thực tế.

 

MT

1105    13-09-2017