Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Kitô giáo không phải là một trong các gốc rễ của Âu châu, nó là gốc rễ duy nhất

 

 

 

Trong khi bây giờ Âu châu quay lưng lại với các gốc rễ kitô giáo, các phân tích của sử gia Christopher Dawson (1889-1970) có thể nuôi dưỡng và làm phong phú thêm tư tưởng và hành động cho tất cả những ai cự lại với cuộc tháo chạy trước này.

Ngược với các thành kiến, các câu nói rập khuôn (cli-sê) thường không phải là các tư duy trần tục, nhưng ngược lại, là các tư tưởng độc đáo và mạnh mẽ, được đánh dấu bởi dấu ấn của sự hiển nhiên hay của thiên tài – đôi khi của cả hai (đó là lý do vì sao chúng được lặp lại nhiều lần, đôi khi đến buồn nôn, nhưng như thế nó mới trở thành câu nói rập khuôn). Trong số các tư tưởng gia đã đánh dấu thời của mình, đến mức mà các tư tưởng và chủ đề suy tư của họ mới đầu được đưa ra một cách rất đặc biệt, sau chúng trở thành các câu nói rập khuôn và các khung sườn quy chiếu cho mọi tranh luận về chủ đề đó, cho thế hệ của họ và thường còn cho các thế hệ sau, dù khác nhau hay ngược nhau, chắc chắn trong số các tư tưởng gia này có Christopher Dawson (1889-1970).

Sự tiến bộ đích thực của con người

Christopher Dawson sinh ở Anh trong một gia đình quân đội và theo anh giáo, có văn hóa cao. Sau khi được đào tạo vững chắc theo trường phái cổ điển ở Oxford, chàng thanh niên trẻ quyết định sống với các nguồn lợi tức thừa hưởng của gia đình, dù không phải là không khó khăn, thay vì theo đuổi một sự nghiệp hứa hẹn ở trường đại học. Không có chút gì gọi là lười biếng hay coi thường trong quyết định này, nhưng vì chàng thanh niên quyết định cống hiến trọn đời mình để nghiên cứu: lịch sử tổng quát của nhân loại. Sau mười lăm năm làm việc đơn độc, Dawson bắt đầu xuất bản và từ đó, mỗi quyển sách của ông là một sự kiện trong thế giới anglo-saxon và còn vượt ra bên ngoài thế giới này. Quyển đầu tiên, Thời đại của các Vị Thần (L’Âge des Dieux, 1928) là tổng hợp hiểu biết các nền văn minh thời Cổ Đại. Tiếp theo là quyển Tiến bộ và Tôn giáo (Progrès et Religion, 1929) và Xây dựng Âu châu (La construction de l’Europe, 1932). Trong các tác phẩm này, Dawson triển khai một vài tư tưởng-mạnh mà ông đã giữ suốt cuộc đời mình, đào sâu thêm theo năm tháng và công bố nó:

Tôn giáo là nền tảng và là yếu tố năng động của mọi văn hóa, mọi văn minh. Tôn giáo luôn bao gồm một trục phụng vụ lễ nghi và một trục ngôn sứ, trong sự căng thẳng sáng tạo, kể cả trong nền văn minh sơ thủy.

Nền văn minh Âu châu được sinh ra từ sự kết hợp giữa tín điều kitô giáo và cách sống theo tinh thần kitô giáo. Kitô giáo không phải là một trong các gốc rễ của Âu châu, nó là gốc rễ duy nhất, vì Âu châu hoàn toàn sinh ra từ nó và từ sự tái-chiếm hữu các gốc rễ khác (hy lạp, la mã, man rợ, vv.). Đương nhiên các ý tưởng này phản ảnh công việc của sử gia, một công việc uyên bác và sắc bén mà các tác phẩm của ông ngày nay vẫn còn là sách quy chiếu trong nhiều lãnh vực, dù đã có các tiến bộ vô cùng to lớn về khoa học lịch sử trong ba phần tư thế kỷ vừa qua.

Các xác quyết của sự trở lại

Nhưng các ý tưởng này cũng là sự kiện trọng yếu trong đời sống của sử gia Christopher Dawson: cuộc gặp gỡ của ông với Giáo hội công giáo trong chuyến đi Rôma năm 1909 và sự trở lại của ông ngày 5 tháng 1 năm 1914. Chắc chắn đức tin của sự trở lại có một cái gì đó liên hệ đến xác tín rằng các nền văn minh được duy trì và được sống bởi các gốc rễ tôn giáo của chúng. Nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu thấy nơi ông một ý thức hệ hay một học thuyết. Các sách của ông chứng tỏ một sức mạnh thuyết phục rằng, vai trò của các yếu tố khác nhau trong sự cấu thành các nền văn minh, kể cả các yếu tố vật chất nhất, và sự tự lập của mỗi người. Vai trò trọng tâm của yếu tố tôn giáo là điều cốt yếu, ngay cả đối với các phân tích sâu xa về các yếu tố khác này. Nó không đè bẹp các yếu tố khác, nhưng liên kết nhiều thành sợi dây nối từng nền văn minh với sự siêu việt thần thánh. Các sách của sử gia Dawson xuất bản trong vòng bốn mươi năm sau thành công của các tác phẩm đầu tiên, đã làm sâu sắc thêm cho hai chủ đề chính mà ông đã nhấn mạnh. Trong số các sách này, người ta có thể kể Tôn giáo và Văn hóa, Tôn giáo và sự  phát triển văn hóa Tây phương, giúp cho quảng đại quần chúng thấy được thành quả các phân tích và suy tư được công bố trong các bài giảng nổi tiếng Gifford Lectures của năm 1947/ 1948 và 1948/1949. Các bài chuyên khảo về Newman và Phong trào Oxford và về cuộc Cách mạng Pháp chiếm một chỗ đặc biệt trong sự sản xuất và giới thiệu hữu ích cho hai phong trào lớn này – dù khác nhau – trong thời hiện đại. Một quyển sách hữu ích để đi vào tư tưởng của ông (cho người hiểu tiếng Anh, đó là quyển Động lực của Lịch sử thế giới, (Les dynamiques de l’Histoire mondiale, được xuất bản năm 1958 và gần đây được tái bản tại Mỹ) dùng lại các tài liệu đã có trong các tạp chí, dù đó là các quan hệ giữa lịch sử và khoa xã hội học, sự suy đồi theo cách cổ xưa và hiện đại, ý nghĩa của lịch sử, các điểm mạnh và điểm yếu của các tổng hợp lớn của Spengler hay của Toynbee… 

Con người có thể sống không có tôn giáo không?

Một chủ đề trọng yếu khác có một tầm quan trọng càng ngày càng lớn trong các nghiên cứu của sử gia Dawson: một nền văn minh có thể tồn tại nếu nó mất đi gốc rễ tôn giáo không? Ngoài hai tác phẩm nêu trên, quyển Kitô giáo và Thời đại mới, và Vấn đề tiến thoái lưỡng nan Hiện đại cho thấy mối quan tâm này. Khi thiếu hai chiều kích này, tôn giáo sẽ chết – và con người không thể phục hồi nó bằng một một nỗ lực hợp lý, dù nó được thuyết phục phải có sự cần thiết này để xã hội sống còn. Rất tích cực trong sự kháng cự về mặt thiêng liêng đối với chủ nghĩa toàn trị ở thế kỷ 20, sử gia Dawson đóng một vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh ý tưởng của một sự thống nhất có thể được cho đại lục chúng ta và vì thế, ông ở trong thành phần các các tiên tri và những người ủng hộ cho ý tưởng Âu châu. Tuy nhiên tầm nhìn của ông khá xa đối với những gì được thiết lập sau Thế Chiến Thứ Hai, một tầm nhìn chỉ dựa trên cơ sở kinh tế và vật chất. Cùng với Hồng y Hinsley, ông là một trong các tiền thân của phong trào đại kết công giáo, nhận thức được các chia rẽ giữa các Giáo hội là đi ngược với ý Chúa trong kitô giáo, các chia rẽ này cũng nguy hiểm như các tai tiếng khi đối diện với một thế giới bài-kitô.

Năm 1958, lúc đã gần 70 tuổi, lần đầu tiên sử gia Dawson chấp nhận một ghế ở Đại học Harvard. Ông ở lại Mỹ bốn năm. Nghịch lý thay, tác phẩm của ông được tái xuất bản và được bình luận ngày hôm nay nhiều hơn ở đất nước này, một đất nước mà theo ông là biểu tượng của một nền văn minh được giao phó cho máy móc hơn là nền văn minh ở đại lục cổ Âu châu. Đối với nhiều người, sự việc đó cũng là lời biện hộ cho kitô giáo, nhờ học thức uyên bác và nhờ sự nắm vững của một nhà sử học, nên đã mang lại lợi ích cho tất cả những ai không cự lại cho một tương lai không Chúa Kitô và không Thiên Chúa (nếu họ không bị giam hãm trong lãnh vực không có ý kiến) mà người ta giới thiệu cho chúng ta một cách dại dột, như đó là một định mệnh.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

835    31-08-2017