Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Miến Điện và Bangladesh thỏa hiệp về việc người Rohingya trở về lại Miến Điện

 

 

Chỉ còn vài ngày nữa là Đức Phanxicô đến thăm Miến Điện và Bangladesh (ngày 27 tháng 11), ngày thứ năm 23 tháng 11, hai nước thông báo đã có một thỏa hiệp về việc người tị nạn Rohingya sẽ được trở về Miến Điện. Trong vài tuần gần đây, có hơn 600 000 người Rohingya đã bỏ trốn qua Bangladesh.

Tại thủ đô hành chánh Naypyidaw của Miến Điện, bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.H Mahmood Ali giải thích với báo chí: “Đây là giai đoạn đầu tiên, người Miến Điện cam kết ‘sẽ nhận lại’ người Rohingya hiện nay đang sống ở biên giới của hai nước trong các trại tị nạn thiếu thốn đụ mọi phương tiện”.

Thỏa hiệp này được ký giữa bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi và bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh, ông Mahmood Ali sau nhiều tuần thảo luận không mang lại kết quả.

Tuy nhiên hai chính quyền không cung cấp một chi tiết nào về thỏa hiệp, về lịch trình cũng như về các điều kiện trở về.

Gần đây, đại tướng quân đội Miến Điện, người bị Liên Hiệp Quốc lên án chủ trương “thanh trừng chủng tộc” cho rằng, không thể có chuyện người di dân chuyện trở về hàng loạt như đề nghị của Bangladesh.

Trong những ngày gần đây, các nhà chức trách ngoại giao đã lần lượt đến thủ đô hành chánh Naypyidaw Miến Điện để có các cuộc trao đổi với chính quyền Miến Điện, chỉ còn vài ngày là đến chuyến đi của Đức Phanxicô đến Miến Điện và Bangladesh, một chuyến đi chưa từng có của một giáo hoàng đến thăm một đất nước phật giáo.

Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã đề nghị với bà Aung San Suu Kyi một “tiến trình gồm ba giai đoạn” (trong đó có việc trở về của người tị nạn), mà theo Trung quốc thì sẽ được Miến Điện và Bangladesh “chấp nhận”.

Về phần mình, ngày thứ tư 22-11, nước Mỹ lên tiếng chống quân đội Miến Điện, cũng như Liên Hiệp Quốc lên án Miến Điện đã có một “cuộc thanh trừng chủng tộc chống người Rohingya”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

796    24-11-2017