Sidebar

Thứ Sáu
17.05.2024

Những người hồi giáo trở lại mà chúng ta không nói đến

Tác giả quyển sách “Họ đã chọn Chúa Kitô” đã gặp các người hồi giáo trở lại mà chúng ta không nói đến này. Đối với họ, gặp Chúa là một cú sốc. Một cú sốc có thể đánh thức các tín hữu kitô đã nhàm với đạo.

Vì sao và làm thế nào tôi gặp các người hồi giáo trở lại đạo công giáo này? Cũng cả mười mấy năm nay, nhà tôi và tôi đề nghị giáo xứ cho chúng tôi được giúp các người lớn chuẩn bị rửa tội. Người dự tòng đầu tiên giáo xứ nhờ chúng tôi giúp là một phụ nữ hồi giáo. Các năm sau có thêm hai người khác, sau này thì một nửa xin chúng tôi giúp là người hồi giáo. Nguồn gốc, quá trình của họ có thể khác nhau nhưng nhiệt tình và các khó khăn của họ thì giống nhau.

Những người chán chường và những người giao động

Kitô hữu từ khi sinh ra như chúng ta cũng thường chán chường vì chúng ta nhận mà không phải đi tìm, và không có gì làm cho đời sống chúng ta bị nguy hiểm. Chúng ta sẵn sàng tin Chúa hy sinh cho chúng ta, để lại cho chúng ta một thông điệp khó theo, chúng ta tự nguyện đi lễ ngày chúa nhật, biết rằng chúng ta có thể đi hoặc không vì Chúa luôn tha thứ cho các yếu đuối của chúng ta. Dù sao Chúa đến là vì vậy. Một sự thoải mái tiện nghi mà đứng trước sự sững sờ, lòng nhiệt thành, đôi khi cuồng nhiệt của những người hồi giáo khi họ nghe Lời Chúa, làm cho chúng ta phải nhanh chóng đặt lại vấn đề. Những gì chúng ta xem như tự nhiên, chuyện đương nhiên, chuyện đã biết, chuyện gần như tầm thường thì những chuyện này lại làm cho họ chưng hửng! Giống như họ đi tìm những điều này từ lâu mà không làm sao tìm được.

Một phụ nữ trở lại nói lời chứng của mình trong quyển sách Họ đã chọn Chúa Kitô cho biết, chính giáo dục hồi giáo đã cho bà nỗi khát khao muốn biết về Chúa, nên đã chuẩn bị cho bà gặp Ngài. Như thế Chúa hy sinh đời Ngài cho tín hữu kitô, những người không đi tìm Ngài, trong khi người hồi giáo đi tìm Ngài mà không được phép tìm: thật vậy, trong đạo Hồi, Chúa mạc khải cho tất cả qua kinh Coran. Vì vậy khi Ngài đến với họ, thật là cả một biến động! Và chúng ta chỉ có thể nhớ lại câu này của nhà hàn lâm Pháp André Frossard: “Chúng ta gặp Chúa Kitô như chúng ta gặp cây tiêu huyền khổng lồ.”

Khi Chúa chủ động

Trên thực tế, người công giáo không truyền giáo nữa, Chúa phải chủ động cuộc gặp gỡ. Và Ngài làm đủ cách, thường là những cách bất ngờ nhất. Thị kiến, tầm nhìn, hiện ra, giấc mơ, mùi thơm, chữa lành, các cuộc gặp khó tin, các bài đọc… Tôi kể nhiều trường hợp “thần hiện” này trong quyển sách Họ đã chọn Chúa Kitô, nhưng dần dần tôi thường thấy các trường hợp khác, trong đó họ nhận ra chỗ của mình. Trong rất nhiều câu chuyện có câu chuyện sau: vào cuối tuần Lễ Lá, khi đang làm việc, một cô thợ cắt tóc thấy trong gương hình Chúa Giêsu đi vào thành Giêrusalem rất rõ ràng…

Phải có một cú sốc cực kỳ mạnh để những người sống sự kiện này chấp nhận, qua bao nhiêu thử thách tích tụ, và họ biết những chuyện này chờ họ! Bị gia đình, bị cộng đoàn cắt đứt vì sự bội giáo này bị cho là nhục nhã, là phản bội, là bỏ hàng ngũ. Có khi còn bị giết trong sự dửng dưng của nước Cộng hòa thế tục và quyền có được tôn giáo nào mình muốn. 

Chông gai của những người trở lại

Dù các khó khăn Giáo hội đang trải qua lúc này, Giáo hội cũng phải vui mừng và kinh ngạc. Cả hành động của Thần Khí trong chông gai của các người trở lại đã chịu đựng để đến được với Giáo hội! Họ đã trả giá bằng chính sự an toàn của mình. Biết bao nhiêu người hồi giáo khi gặp người công giáo lần đầu đã bị những người này từ chối khéo, lấy lý do họ “đã có một tôn giáo đẹp” là hồi giáo!

Tuyên ngôn Nostra aetate về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài kitô thường được một số người đưa ra để biện minh cho việc từ chối loan báo Chúa Kitô, nhân danh sự tôn trọng của tuyên ngôn mời gọi một cách hợp pháp các tín hữu khác. Nhưng có phải là đọc nhanh quá không? Trong bầu khí tôn trọng này, theo văn bản công đồng, Giáo hội “loan báo và không ngừng loan báo, Chúa Kitô là ‘đường, là sự thật, là sự sống’ (Ga 14,6), trong đó con người phải tìm thấy sự viên mãn của đời sống thiêng liêng và trong đó Chúa đã hòa giải mọi sự”. Chính vì vậy mà Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii nuntiandi, 1975) bổ sung rõ ràng: “Nhất là ngày nay chúng tôi muốn đưa ra, không phải sự tôn trọng và quý trọng các tôn giáo khác, không phải sự phức tạp của các vấn đề được đưa ra để Giáo hội phải im lặng không loan báo Tin Mừng với những người ngoài kitô giáo”. May thay Thần Khí hoạt động để giải quyết cho sự dè dặt này của người công giáo!

Một bài học hy vọng

Một ghi nhận cuối cùng nhưng rất cảm động: những người trở lại công giáo cũng là những người trở lại với truyền thống nước Pháp, họ yêu lịch sử, văn hóa và truyền thống nước Pháp. Họ nói một cách tự nhiên đến nguồn gốc kitô giáo của nước Pháp, đến vai trò người con cả của Giáo hội, đến sự cần thiết phải bảo vệ di sản kiến trúc tôn giáo. Nếu quá nhiều nhà thờ trống, chắc chắn họ sẽ sớm lấp đầy.

Đức Phanxicô làm người công giáo ngạc nhiên, ngài mời gọi Âu châu đón nhận người Phi châu, ngay cả khi họ là thiểu số tại đất nước họ, Họ chọn Chúa Kitô là một bài học của Hy vọng!

Những người hồi giáo trở lại mà chúng ta không nói đến (Ils ont choisi le Christ, ces convertis de l’islam dont on ne parle pas, Jean-François Chemain, Artège, 2019)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

275    29-04-2019