Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Sự tái sinh của Giáo Hội Công Giáo 100 năm sau Cách mạng Nga

Sự tái sinh của Giáo Hội Công Giáo 100 năm sau Cách mạng Nga

 Một trăm năm kể từ Cuộc Cách mạng Nga năm 1917, đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chế độ tìm cách bứng rễ Thiên Chúa khỏi tâm hồn con người. Tuy nhiên, đức tin chống lại cuộc đàn áp đau khổ bởi những người dám thực thi tôn giáo của mình để chống lại các đường lối chỉ đạo chính thức.

 Bà Giovanna Parravicini, Tổ chức Kitô giáo Nga:

“Có một tiến trình tái sinh Kitô giáo, nhưng tại sao? Bởi vì trái tim của con người được tạo dựng dành cho Thiên Chúa, như Thánh Augustinô đã nói, Điều này có nghĩa là nhiều người, sau nhiều năm, đã bị bắt bớ, vẫn làm chứng cho đức tin của mình và sẵn lòng chết vì đức tin, những người, khi chế độ cuối cùng đã bị sụp đổ, bắt đầu xây dựng lại Giáo hội và cộng đồng Kitô giáo.”

 Giovanna Parravicini đã sống ở Nga từ những năm 90, nhưng biết đất nước này từ thời Liên Xô. Cô nhớ lời khai của nhiều người trẻ tuổi như cô, người đã bị trừng phạt chỉ vì họ muốn diễn tả đức tin của họ.

 Bà Giovanna Parravicini, Tổ chức Kitô giáo Nga:

“Để gặp gỡ những người đồng tuổi tôi, những người độ tuổi 20, nhiều hay ít hơn tuổi tôi, những người sống âm thầm khi bị lên án đến các trại tập trung hoặc nhà tù ... những người tôi đã gặp vào năm 79, chẳng hạn, đó là vào những năm 80 đã chịu đựng đau khổ … năm năm trong trại và năm năm tù rồi bị trục xuất. Một số người ra đi, có lẽ, người vợ đang mong đợi đứa con đầu lòng, nhưng vẫn hy sinh 10 năm của cuộc đời mình. Thấy vậy tôi đã nói, ‘Rồi Đức Kitô phải tồn tại, đó không chỉ là một ý tưởng.’”

 Bà Giovanna làm việc với Tổ chức Kitô giáo Nga, một tổ chức được thành lập năm 1957 tại Milan bởi Cha Fr. Romano Scalfi, một linh mục được yêu cầu trở thành nhà truyền giáo ở Nga của Stalin. Ngài thành công bí mật, nhưng khi ngài bị phát hiện, ngài đã bị cấm không được vào đất nước này trong 20 năm.

 Tổ chức Kitô giáo Nga nhằm mục đích để cho thế giới thấy vẻ đẹp của truyền thống tinh thần Đông phương và cũng là bi kịch mà những người Kitô giáo trải qua sự bách hại.

 Vì lý do này, một trong những sáng kiến ​​đầu tiên của tổ chức này là dịch sách tâm linh và tôn giáo sang tiếng Nga, vì những năm khủng bố tôn giáo, đã gây ra một sự mê muội khủng khiếp về tôn giáo. Tập đầu tiên được in ở Ý và gửi đến Nga, nơi bà Giovanna phân phát chúng.

 Bà Giovanna Parravicini, Tổ chức Kitô giáo Nga:

“Sách của chúng tôi thực sự đã thành công rực rỡ. Các linh mục đến từ Siberia với ba lô để mang chúng, vì các giám mục yêu cầu với số lượng lớn như vậy. Có sự khát khao thực sự những cuốn sách này. Các nhân viên bưu điện nhìn tôi tự hỏi tại sao một người Ý đã nhận được liên tục những kiện hàng này. Tôi nhớ rằng tôi đã mở một gói hàng để họ thấy rằng nó không có gì bất thường, có những cuốn sách về cuộc đời của thánh Phanxicô, đó là một gói gồm ba hoặc bốn bản. Tôi thấy ánh mắt những người đầy kỳ vọng, tôi đã đưa cho mỗi người một bản sao và tôi đã đem đến cho họ dạt dào hạnh phúc.”

 

 Giáo hội Công giáo ở Nga là một cộng đồng nhỏ bé có từ 300 đến 500.000 tín hữu, nhưng chúng đặc biệt sống động và đang trở thành điểm gặp gỡ đối thoại với các giáo hội khác. Nguyễn Minh Sơn

851    30-11-2017