Sidebar

Thứ Sáu
17.05.2024

Sức mạnh của lời cầu nguyện chuyển cầu

“Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6).

Việc cầu nguyện chuyển cầu hiệu quả không phụ thuộc vào sự thánh thiện hay sự trưởng thành của những người cầu nguyện. Việc cầu nguyện ấy có thể giúp đỡ, nhưng không đảm bảo. Quan trọng hơn nhiều là những đức tính như sự chân thành, khiêm nhường và sự  kiên trì – những đức tính mà tất cả chúng ta đều có thể có. Như chúng ta đã nói trong bài báo đầu tiên, Thiên Chúa muốn chúng ta đến với Người với tất cả những gì chúng ta đang có. Không quan trọng là đức tin của chúng ta trưởng thành hay chưa trưởng thành, nếu chúng ta mới theo đạo hay đang chạy đua trong nhiều năm. Thiên Chúa hứa với tất cả chúng ta: “Khi các ngươi hết lòng tìm kiếm ta, ta sẽ cho các ngươi gặp” (Gr 29,13-14). Đây là kiểu chân thành và kiên trì đưa chúng ta vào sự hiện diện của Thiên Chúa và mang  ân sủng của Người vào trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của những người chúng ta đang cầu nguyện.

Khi Mitch được thông báo rằng anh ta bị ung thư đại tràng, anh đã tìm cha xứ của anh và một số thành viên trong nhóm cầu nguyện của giáo xứ và xin họ cầu nguyện cùng với anh để được chữa lành. Sau sáu buổi cầu nguyện kéo dài mười phút – cùng với một ngày nhịn đói trong tuần – Mitch trở lại bệnh viện để xét nghiệm thêm. Thật ngạc nhiên, mức độ ung thư của anh đã giảm xuống còn số không.

Tất nhiên, Mitch đã trải qua một quá trình hóa trị liệu cùng lúc khi anh ta nhận được lời cầu nguyện. Anh cũng đã thay đổi đáng kể chế độ ăn uống của mình, dưới sự giám sát của bác sĩ. Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc chắn chính xác điều gì gây ra một sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, bác sĩ của Mitch đã rất vui mừng và ngạc nhiên bởi những kết quả xét nghiệm này. Ông nói rất hiếm khi thấy một sự thay đổi tuyệt vời như thế. Bây giờ, mười ba năm sau, Mitch tin nhận quyền năng của Thiên Chúa với sự chữa lành của Người, và anh háo hức chia sẻ câu chuyện của mình với bất cứ ai anh biết ai bị mắc bệnh ung thư.

Ăn Chay Và Lời Cầu Nguyện Chuyển Cầu. Suốt dọc dài Kinh Thánh và trong lịch sử của Giáo Hội, việc ăn chay và việc cầu nguyện chuyển cầu đã được liên kết mật thiết với nhau. Nhiều lần, người ta ăn chay khi họ muốn được Thiên Chúa trợ giúp. Anna ăn chay khi bà cầu xin Chúa ban cho bà một đứa trẻ (x.1Sm 1,7-8). Nehemiah ăn chay cho sự phục hồi của Giêrusalem (x.Nkm 1,4). Thành phố Ninivê đã ăn chay để đáp lại lời kêu gọi ăn năn sám hối của Giôna (x.Gn 3,5). Danien nhịn ăn khi cầu nguyện để có được sự thấu hiểu từ Chúa (x.Đn9,3). Giêhôsaphát tuyên bố một cuộc ăn chay trước khi bắt đầu cuộc chiến (x. 2 Sb 20,3). Thánh Phaolô đã ăn chay sau khi ông cải đạo (x.Cv 9,8-9). Các trưởng lão của hội thánh tại Antiôkia đã ăn chay và cầu nguyện cho Phaolô và Banaba khi họ bắt đầu chuyến đi truyền giáo đầu tiên của họ (x.Cv 13,1-2). Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã ăn chay trước khi bắt đầu sứ vụ công khai của Người (x.Mt 4,1-2).

Một cách hợp lý, không có lý do tại sao ăn chay nên dẫn đến một sự tuôn tràn ân sủng. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa tôn vinh và ban phúc lành cho tất cả những nỗ lực của chúng ta để chúng ta yêu thương nhau – và ăn chay là một trong những nỗ lực đó. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã hứa: “Khi anh, khi ăn chay,… Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,17.18). Người đang nói với chúng ta rằng Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho sự ăn chay của chúng ta bằng cách tuôn đổ phúc lành của Người trên những người mà chúng ta đang cầu nguyện cho.

Điều này không đáng ngạc nhiên. Hãy suy nghĩ xem trái tim của bạn sẽ cảm động như thế nào khi bạn thấy ai đó hy sinh cho người khác. Nó làm cho bạn cũng muốn trở nên quảng đại. Nó tương tự với Thiên Chú, nhưng còn hơn thế nữa. Khi Người thấy chúng ta nhịn ăn vì một người khác, như thể Người nói: “Ta rất vui vì con đang hy sinh như vậy. Làm sao Ta lại không thể tiếp tục chúc phúc cho con và người mà con đang cầu nguyện?”

Hãy tìm Kiếm Những Sự Đột phá. Khi một đứa trẻ cuối cùng tinh thông một khái niệm trong lớp học toán, giáo viên sẽ nói rằng cậu ấy đã có một bước đột phá. Khi một nhà khoa học khám phá ra một phương pháp chữa bệnh ung thư mới sau nhiều năm nghiên cứu, nó được gọi là một bước đột phá. Và khi chúng ta dành tháng này qua tháng kia để cầu nguyện cho một ai đó và cuối cùng thấy sự thay đổi cuộc sống của người đó, đó cũng là một bước đột phá. Chúng ta không nên từ bỏ hy vọng; những sự đột phá luôn luôn có thể.

Khi chúng ta ăn chay, chúng ta đang nói, “Lạy Chúa, con quyết tâm làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được một bước đột phá cho tình huống này, nhưng con cần sự giúp đỡ của Chúa”. Việc ăn chay của chúng ta sẽ không ép buộc Chúa làm điều gì đó. Nhưng ăn chay là một cách mở cửa và cầu xin Chúa động lòng theo những cách kỳ diệu.

Do đó, nếu bạn có một nhu cầu cụ thể hoặc một quyết định quan trọng để thực hiện, hãy xem xét việc hướng đến Chúa bằng việc ăn chay và cầu nguyện. Nếu bạn tương đối mới với kỷ luật này, hãy bắt đầu từ từ. Hãy xem việc từ bỏ chỉ một bữa ăn và dành thời gian để cầu nguyện chuyển cầu thay vào đó. Có thể thử điều này một lần một tuần và sau đó từ từ xây dựng một lịch ăn chay nghiêm ngặt hơn. Nhưng luôn luôn cẩn thận để đo lường sức khỏe và năng lực của bạn. Tất nhiên, mục tiêu không phải là để giảm cân. Cũng không phải là để chứng minh bản thân với Thiên Chúa. Chỉ đơn giản là làm cho bản thân bạn sẵn sàng hơn cho Chúa.

Sự Huyền Bí về Ý Muốn của Thiên Chúa. Có một câu hỏi chúng ta vẫn cần phải trả lời khi chúng ta nhìn vào lời mời gọi cầu nguyện chuyển cầu: Nói gì về những lời cầu nguyện dường như không bao giờ được trả lời? Liên quan đến điều này là câu hỏi cũ xưa thậm chí còn xuất hiện ở nhiều điểm khác nhau trong Kinh Thánh: tại sao lại có quá nhiều đau khổ trên thế giới – đặc biệt là trong đó có những người đang cố gắng theo Chúa? Tại sao Thiên Chúa để những người tốt chết khi còn trẻ? Tại sao Chúa không can thiệp và chấm dứt nạn phá thai hoặc chiến tranh hay diệt chủng? Chúng ta có thể nhìn vào những đoạn như Thánh Vịnh 13 và sách ngôn sứ Khabacúc 1,1-3 để biết thí dụ về việc ngay cả những người thánh thiện nhất – các ngôn sứ và các thánh vịnh gia – đã bối rối về những câu hỏi này.

Có thể nói rằng không có câu trả lời đơn giản. Nếu có, người ta sẽ không liên tục hỏi những câu hỏi đó. Nhưng ngay cả khi chúng ta thừa nhận rằng có một điều bí ẩn ở đây, chúng ta không nên kết luận rằng cầu nguyện chuyển cầu là vô ích – hay tệ hơn, rằng Thiên Chúa quá xa để quan tâm đến chúng ta. Người sẽ chẳng sai Con của Người đến để chịu chết vì chúng ta nếu Người không quan tâm đến chúng ta.

Bằng chứng của vô số các vị thánh và các anh hùng trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta nên luôn luôn cầu nguyện khi chúng ta đối diện với một tình huống khó khăn. Nhưng điều đó cũng cho chúng ta biết rằng lời cầu nguyện của chúng ta không nên chỉ giới hạn vào việc cầu xin Thiên Chúa lấy đi vấn đề hoặc ban cho chúng ta giải pháp mà chúng ta nghĩ là tốt nhất. Thay vào đó, chúng ta cũng nên cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta cởi mở với ý muốn của Người và với mầu nhiệm về cách thức Người đang làm việc giữa chúng ta.

Trong thế giới của chúng ta, từ “huyền bí (bí ẩn)” thường có nghĩa là một câu đố cần phải được giải quyết, như trong một cuốn tiểu thuyết tội phạm hoặc một câu đố ô chữ. Nhưng đây không phải là loại huyền ẩn mà chúng tôi muốn nói ở đây. Sự huyền bí ở đây nói về mục đích và kế hoạch vĩnh cửu, tòan vẹn của Thiên Chúa. Nó phải làm với một kế hoạch quá rộng lớn đến mức chúng ta không thể nào nắm bắt được nó trong sự viên mãn của nó. Đó là điều mà chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra – nhưng Thiên Chúa có thể tiết lộ một điều gì đó cho chúng ta, một chút tại một thời điểm.

Do đó, khi bạn phải đối mặt với tình huống khó xử hoặc một tình huống cam go, hãy tiếp tục cầu nguyện xin một giải pháp. Nhưng bạn cũng cầu xin Thiên Chúa soi sáng một chút về điều bí ẩn đằng sau tình huống này và xin cho bạn ân sủng chấp nhận kế hoạch của Người. Hãy luôn luôn cố gắng giữ cho trái tim của bạn cởi mở với Chúa. Hãy hy vọng vào Kinh Thánh cũng như bạn hãy lặp lại những lời của thánh vịnh gia khi đang thất vọng: “Con trông cậy vào lòng thương xót của Chúa” (Tv 13,6).

Có lẽ chúng ta không bao giờ được giới hạn Thiên Chúa hay xin Người nên can thiệp chính xác như thế nào! Tất nhiên, chúng ta nên cảm thấy tự do để nói với Người một cách trung thực rằng chúng ta cảm thấy thế nào về một tình huống – thậm chí chúng ta hãy cảm thấy tự do để nói với Người những gì chúng ta muốn Người sẽ làm cho chúng ta. Nhưng chúng ta nên luôn luôn cầu nguyện với sự khiêm tốn của trẻ thơ, thừa nhận rằng tầm nhìn của chúng ta bị che mờ và kiến ​​thức của chúng ta bị giới hạn. Mãi cho đến khi chúng ta ở cùng với Chúa trên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy toàn bộ bức tranh và hiểu chính xác “mọi sự đều sinh ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa” như thế nào (Rm 8,28). Trong khi đó, phản ứng tốt nhất của chúng ta là cầu nguyện cách nhiệt thành và cố gắng hết sức để theo Chúa và sống trong tình yêu của Người.

Cầu Nguyện Làm Thay Đổi Người Khác. Như thế, bạn hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày để dâng lên Chúa những lời cầu nguyện chuyển cầu. Cầu nguyện cho bất cứ gánh nặng nào trong trái tim bạn. Đừng sợ đến với Chúa Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin hãy ban ân sủng của Chúa vào tình huống này”. Và đừng để sự nản chí cản ngăn bạn khỏi sự bền bỉ. Thay vào đó, hãy theo lời khuyên dạy của Thánh Phaolô: “Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” (Pl 4,6).

Khi chúng ta “đứng trong chỗ” của người khác và cầu nguyện cho họ, Cha chúng ta sẽ làm việc mạnh mẽ giữa chúng ta. Điều đó dường như không thể hiểu được, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mọi người bằng những lời cầu nguyện của chúng ta. Nó có thể không chính xác như chúng ta mong muốn, nhưng bất cứ khi nào dân của Thiên Chúa quay sang cầu nguyện với Người, thì Người làm những điều tuyệt diệu. Nguyện xin Chúa ban phúc lành cho bạn và tất cả những lời cầu nguyện chuyển cầu của bạn.

Theo the Word Among us
November 2018 Issue
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

1399    18-11-2018