Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Tại sao một số người Công giáo phương Đông lại dùng muỗng (thìa) để Rước Lễ?

shutterstock1390688306
 Vladyslav Kravchuk | Shutterstock


Một số người Công giáo Đông phương dùng
muỗng (thìa) để trao ban Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô.

Theo Nghi lễ Rôma, việc Rước L(Hiệp Lễ) thường được trao ban trước tiên là với bánh không men đã được truyền phép, và sau đó là với rượu đã được truyền phép. Rất ít giáo xứ theo Nghi thức Rôma sử dụng thực hành kết hợp (intinction), nghĩa là việc linh mục chủ tế nhúng bánh đã được truyền phép vào chén lễ đựng rượu đã được truyền phép.

Thực hành kết hợp này phổ biến nhiều hơn trong các Nghi lễ Đông phương thuộc Giáo Hội Công Giáo, cũng như trong các nhà thờ Chính thống giáo Đông phương.

Tuy nhiên, điều khác biệt là nhiều người Công giáo Đông phương sử dụng bánh men, làm cho việc thực hành kết hợp này khó khăn hơn một chút.

Theo truyền thống Đông phương, bánh men tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, và ngay từ đầu họ đã thấy không cần phải bắt chước trực tiếp Bữa Tiệc Ly. (Một số học giả vẫn tranh luận về loại bánh mà Chúa Giêsu đã dùng khi lập Bí tích Thánh Thể.) Họ tin rằng Bí tích Thánh Thể không chỉ là một sự tượng trưng cho Bữa Tiệc Ly nhưng quan trọng hơn là tập trung vào mối liên hệ với bữa tiệc trên trời.

Với ý nghĩ này, người Công giáo Đông phương phải nghĩ ra một giải pháp là trao ban Mình và Máu Thánh Chúa một cách tôn kính cho các tín hữu, đảm bảo rằng những mảnh nhỏ của Mình Thánh Chúanhững giọt của Máu Thánh Chúa không rơi xuống đất.

Sự bảo vệ này đối với Chúa Giêsu Thánh Thể xoay quanh niềm tin rằng Chúa Giêsu thực sự ở đó, thân xác, máu, linh hồn và thần tính, dưới hình bánh và rượu.

Do đó, một cái muỗng dành cho việc Rước Lễ đã được phát minh ra, giúp cho việc trao ban Mình và Máu Thánh Chúa một cách tôn kính dễ dàng hơn, đảm bảo không có phần nào rơi xuống đất. Người nhận mở miệng và hơi ngửa đầu ra sau. Vị linh mục đưa muỗng vào miệng người nhận mà không để chạm vào môi, răng hoặc lưỡi.

Đó là một biểu hiện độc đáo của đức tin vào Bí tích Thánh Thể, điều vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới.

Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: aleteia.org (18/9/2021)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

466    19-09-2021