Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Tình hình Ái Nhĩ Lan: sau trưng cầu dân ý về phá thai và trước chuyến thăm của ĐGH Phanxicô

Tình hình Ái Nhĩ Lan: sau trưng cầu dân ý về phá thai và trước chuyến thăm của ĐGH Phanxicô

 Đối với Ái Nhĩ Lan theo truyền thống Công giáo, dân số hiện tại có vẻ như họ không mấy gì ủng hộ Giáo hội. Tuy nhiên, linh mục Ái Nhĩ Lan và là giáo sư tại Đại học Gregorian, Cha Gerard Whelan, nói điều này không nhất thiết là đúng, mà là kết quả của lịch sử hàng thế kỷ.

 Ngài khẳng định rằng người Công giáo hổ thẹn vì bất kỳ hành vi sai trái nào và buộc phải di cư sang Anh quốc, chỉ là một trong nhiều sai lầm mà Giáo hội đã làm trong một khoảng thời gian mà nó lạm dụng quyền lực của mình, cả về tinh thần và chính trị.

 Cha Gerard Kevin Whelan, SJ, Giáo sư Đại học Gregorian:

“Trong thời gian gần đây, các quyết định mà người Công giáo sẽ thực sự hối hận, như trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính và phá thai gần đây ... Họ đều có nền tảng của mong muốn của người dân Ái Nhĩ lan khẳng định cá tính trưởng thành của họ lên trên và chống lại một Giáo hội Công giáo có quyền kiểm soát những đường lối xã hội và đạo đức theo một cách đặc biệt.”

 Trong cuộc Tổng điều tra năm 2016, 78% người được xác định là Công giáo và dưới một nửa thực thi hàng tuần. Mặc dù những con số này, ngài cho biết cú sốc vẫn là phản ứng đối với cuộc trưng cầu dân ý gần đây nhất là hợp pháp hóa phá thai.

 Cha Gerard Kevin Whelan, SJ, Giáo sư Đại học Gregorian:

“Hiệu ứng ngay ngay sau cuộc trưng cầu phá thai này là một cú sốc đối với tất cả những người Công giáo mà tôi nghĩ, hoặc ít nhất chắc chắn là các giám mục, linh mục, tu sỹ Dòng Tên của tôi đã không mong đợi rằng cuộc bỏ phiếu sẽ dứt khoát có lợi cho phá thai như trước đây.”

 Tuy nhiên, với chuyến thăm Ái Nhĩ Lan của Đức Thánh Cha vào tháng Tám tới đây cho Hội nghị Gia đình Thế giới, vị giáo sư Dòng Tên này nói nhiều người cảm nhận một cảm xúc cho chuyến thăm sắp tới này: lúng túng.

 Cha Gerard Kevin Whelan, SJ, Giáo sư Đại học Gregorian:

“Vì vậy, chúng tôi đang ở trong tình trạng xáo trộn, ngay cả trong những tháng sau cuộc trưng cầu phá thai, vì vậy có một sự lúng túng trong việc tổ chức cuộc họp quốc tế về gia đình và tổ chức đón Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết hoàn toàn biết rõ rằng đây là một tình huống biên giới của sự thay đổi văn hóa ở Ái Nhĩ Lan, sự suy giảm của Giáo hội Công giáo theo nhiều cách khác nhau. Ngài hoàn toàn thực sự vui mừng nhiệt tình trước một tình huống như vậy và làm những gì ngài có thể.”

 Sự hiện diện riêng của Đức Thánh Cha có thể kích thích sự phấn khích và giúp công việc truyền giáo, ý tưởng và giá trị lâu dài. Do đó, thay vì khiển trách công dân Ái Nhĩ Lan như đã được thực hiện trong quá khứ, Đức Thánh Cha có thể giải quyết các giá trị văn hóa và gia đình rộng lớn hơn mà ngài thường hay đề cập. Nguyễn Minh Sơn

 

201    13-07-2018