Sidebar

Thứ Hai
20.05.2024

Tội chống lại Đức Chúa Thánh Thần là tội như thế nào?

 

“Mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha” (Mt 12, 31). Tội phạm đến Thần Khí này đã làm chảy bao nhiêu mực và tạo ra bao nhiêu lo âu! Các lời nói mạnh này tiếp theo các phép lạ của Chúa Kitô đã gây phiền hà cho tầng lớp giáo sĩ theo luật lệ. Trước khi nói đến tội chống Thần Khí, Đức Giêsu nói lên lòng nhân hậu của Người Cha, Đấng cho mỗi người những gì họ cần. Cuối cùng, những lời này nằm trong bối cảnh các cuộc chiến thiêng liêng mà qua đó, Đức Giêsu đã trừ quỷ cho nhiều người. Thêm một lần nữa, việc này làm cho người pharisêu nổi giận, họ kết án Ngài đuổi Satan nhân danh Satan.

Bối cảnh Thánh Kinh này giúp chúng ta hiểu hơn tầm quan trọng của những lời này. Giữa muôn vàn dấu hiệu của lòng thương xót và lời nói nhân hậu của Người Cha, Chúa Giêsu cảnh giác sự chai cứng tâm hồn có thể dẫn đến thái cực: từ chối để cho Thần Khí dạy dỗ và chạm đến chúng ta. Nói cách khác “phạm thượng” không phải là xúc phạm đến lời của Thần Khí; nhưng từ chối nhận ơn cứu độ của Chúa ban cho con người qua Thần Khí” (Đức Gioan-Phaolô II)

Điều này có nghĩa tội phạm đến Thần Khí mang hai chiều kích. Chiều kích thứ nhất là từ chối đưa tội ra ánh sáng qua hành động của Thần Khí. Trí thông minh thoát ra một cách có hệ thống mạc khải cứu rỗi tội, mạc khải được thực hiện qua các cuộc gặp gỡ và các bối cảnh của cuộc sống mà Thần Khí dạy dỗ chúng ta bên trong. Đó là cái chúng ta gọi là sự chối bỏ sự “biểu lộ của tội”. 

Đức Giêsu cảnh báo sự chai cứng tâm hồn có thể dẫn đến thái cực

Đức Gioan-Phaolô II viết: “Đây là sự kháng cự bên trong, gần như là một sự không thể chấp nhận được của lương tâm, một tình trạng tâm hồn mà chúng ta có thể gọi là cố tình chai cứng. Đó là điều mà Sách Thánh gọi là ‘chai cứng tâm hồn’”. Điều này tương ứng với thời buổi chúng ta về việc “đánh mất ý nghĩa về tội” đi song song với “đánh mất ý thức về Chúa”. Kết luận là: “Giáo hội mong sự nguy hiểm của tội chống Thần Khí sẽ chuyển đổi qua một tinh thần sẵn sàng chấp nhận Thánh Thần đến ‘chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử’”. (Ga 16, 8).

Một khi tội lỗi được đưa ra ánh sáng, chiều kích thứ hai của tội chống Thần Khí là từ chối lòng thương xót của Chúa. “Nếu Đức Giêsu nói tội chống Thần Khí không tha thứ được ở đời này cũng như đời sau, là vì sự “không-xá miễn” dính với “không-ăn năn”, có nghĩa là từ chối dứt khoát hoán cải và đón nhận sự tha thứ của Chúa”. Đức Phanxicô thường hay nói “Chúa tha thứ tất cả!”. Nhưng chúng ta khép lòng, không cho mình được tha thứ. “Chúng tôi không muốn được tha thứ! Chúng tôi không để cho mình được tha thứ!” Chính vì vậy, quan trọng là phải xin Chúa cho mình một quả tim biết lắng nghe, biết để cho mình được giảng dạy; một lương tâm biết để cho mình được soi sáng; và cuối cùng là một quả tim ăn năn, vui vẻ đón nhận lòng thương xót của Chúa!

1126    11-11-2017