Sidebar

Chúa Nhật

19.05.2024

Tranh luận quanh việc hôn tay, hôn nhẫn giáo hoàng

Tranh luận quanh việc hôn tay, hôn nhẫn giáo hoàng

169

Tranh luận quanh việc hôn tay, hôn nhẫn giáo hoàng

bbc.com, James Reynolds, BBC News, Rôma, 2019-03-26

 

Chiếc nhẫn ngư ông của giáo hoàng là chiếc nhẫn độc nhất của mỗi giáo hoàng, chiếc nhẫn này sẽ bị phá hủy sau khi giáo hoàng qua đời.

Chúng ta nên chào giáo hoàng như thế nào? Ngày xưa, trong nhiều thế kỷ, đó là hôn chân giáo hoàng. Ngày nay, giáo dân chọn cách cúi đầu và hôn nhẫn giáo hoàng.

Những người công giáo bảo thủ thường cáo buộc giáo hoàng hiện nay đi xa khỏi giáo điều và truyền thống giáo hội, bây giờ họ lại nghĩ ngài muốn chấm dứt hôn nhẫn. Họ nêu ra một video quay chuyến thăm thành phố Loreto sáng thứ hai 25 tháng 3 cho thấy ngài rút tay khi giáo dân muốn hôn nhẫn.

Nhưng hình ảnh đầy đủ thì khác. Đoạn video đưa ra thì ngắn so với thực tế khi Đức Phanxicô chào giáo dân thì dài hơn nhiều. 

 

Các hình ảnh chính thức của đài truyền hình Vatican cho thấy Đức Phanxicô chào giáo dân sắp hàng trước mặt ngài khoảng 13 phút, có 113 tu sĩ và giáo dân chào, họ đi riêng hoặc đi hai người. Không có ai ở đó để hướng dẫn cách chào ngài.

Trong vòng mười phút đầu có 14 người đến bắt tay ngài nhưng không cúi xuống hôn nhẫn. Sau đó có 41 người nghiêng mình trước bàn tay Đức Phanxicô, hoặc làm cử chỉ tượng trưng hôn nhẫn hoặc hôn nhẫn thật. Ngài không phản đối. Và có chín người làm nhiều hơn. Họ cúi xuống và hôn nhẫn, rồi ôm hôn ngài, có một tu sĩ đặc biệt hơn người khác, tu sĩ này hôn cả hait ay Đức Phanxicô.

Sau 10 phút đầu tiên, Đức Phanxicô thay đổi cử chỉ. Hàng chào đi nhanh hơn. Trong vòng 53 giây, Đức Phanxicô rút tay khỏi 19 người đang nghiêng mình hôn nhẫn. Đặc biệt có một ông hôn chính tay mình sau khi ngài thình lình rút tay chào. Và đó là đoạn được chia sẻ nhiều trên mạng. Có thể ngài vội xong phần chào này, nhưng sau đó ngài dành nhiều thì giờ để chào giáo dân, rất nhiều người ngồi xe lăn trước nhà thờ.

Đức Phanxicô có thể không thích giáo dân hôn nhẫn nhưng sẽ không chính xác khi nói ngài từ chối tất cả những ai muốn hôn nhẫn hôm đó. Nhẫn giáo hoàng mang ở ngón áp út bàn tay phải là biểu tượng mạnh nhất của thẩm quyền giáo hoàng. Khi một giáo hoàng qua đời, chiếc nhẫn bị phá hủy ngay lập tức để chỉ định sự kết thúc triều giáo hoàng của ngài.

Trong nhiều thế kỷ, hôn nhẫn giáo hoàng thường mang ý nghĩa chính trị và tôn giáo.

Năm 1963, cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, người theo đạo công giáo, đã cẩn thận không hôn nhẫn Đức Phaolô-VI vì ngại là đề tài công kích cho rằng một tổng thống công giáo luôn tuần phục Rôma.

 

Đức Phanxicô cực kỳ ý thức tầm quan trọng của cử chỉ này. Có thể ngài thích diễn tả cử chỉ này theo một cách khác. Trong chuyến thăm Giêrusalem tháng 5 năm 2014, ngài muốn hôn tay nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống, Thượng phụ đại kết Báctôlômêô I như một dấu hiệu hòa giải giữa các nhánh kitô giáo. Thượng phụ muốn cự lại nhưng rồi hai người thân tình ôm nhau, một vòng ôm Đức Phanxicô đã có được.

Cũng trong chuyến đi này, ở đài tưởng niệm Lò Thiêu của Israel, Đức Phanxicô đã bắt tay những người sống sót sau thảm họa diệt chủng. Trước sự ngạc nhiên của họ, ngài cúi đầu và hôn tay họ, một cử chỉ được ghi nhớ nhiều năm sau này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Sự thật là… sau thánh lễ, Đức Phanxicô chào cộng đoàn các tu sĩ Dòng Capuxinô ở phòng thánh, khoảng bốn mươi người sắp hàng chờ, có các hồng y, các giám mục, các tu sĩ. Người nghiêng mình, có người quỳ, có người hôn nhẫn. Sau đó giám mục Fabio Dal Cin của giáo phận Loreto đến nhắc ngài còn nhiều người bệnh chờ ngài ở đền thánh…. và để không mất thì giờ ngài chào nhanh, nâng những người quỳ lên và không ngần ngại rút tay lại cho ai muôn hôn nhẫn! 
Cũng cần ghi nhận, Đức Phanxicô không mang nhẫn giáo hoàng, nhưng mang nhẫn giám mục có từ năm 1992 khi ngài nhận chức giám mục ở Buenos Aires.

667    29-03-2019