Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Vị Giám mục Hồng Kông chia sẻ về quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ, đồng thời hy vọng về tương lai

 

Đức Cha Michael Yeung Ming-cheung Địa phận Hồng Kông nhấn mạnh rằng những thử thách mà người Công giáo tại Trung Quốc phải chịu đựng là vô cùng phức tạp, thế nhưng lại có nhiều lý do để hy vọng về tương lai của Giáo Hội tại Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNA, Đức Giám Mục Yeung đã giải thích tình trạng tự do tôn giáo và quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ tại Trung Quốc, đồng thời vạch ra những thách đố lớn và nhấn mạnh tầm quan trọng của các công việc của Giáo Hội giữa những người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người cao tuổi, những người bệnh tật và những người nghèo.Được bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 8 với cương vị Giám mục Địa phận Hồng Kông sau khi phục vụ trong cương vị là Giám mục Phụ tá, Đức Cha Yeung đã kế nhiệm Đức Hồng Y John Tong Hon coi sóc một Giáo phận có tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, nơi mà Toà Thánh đã đặt trụ sở để thi hành sứ mạng nghiên cứu về tình hình của người Công giáo tại Trung Quốc đại lục.

Đức Giám Mục Yeung nhấn mạnh rằng bất chấp những thách thức về mặt chính trị, Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn tiếp tục khám phá diện mạo của Chúa Giêsu nơi khuôn mặt của những người nghèo. Không có bất kì động cơ thúc đẩy nào ngoài việc phục vụ Đức Kitô bằng cách phục vụ những anh em yếu kém của Ngài mà không loại trừ những người khác khỏi tình yêu và vòn tay âu yếm của Ngài. Điều này quả thực hoàn toàn chính xác với Giáo hội tại Trung Quốc cũng như tại bất cứ nơi nào khác.

Tòa Thánh và Trung Quốc không có bất kì mối quan hệ ngoại giao nào, và chính phủ Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc kể từ năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền kiểm soát nhà nước. Điều này đã dẫn đến một mối quan hệ ngày càng trở nên hết sức khó khăn và phức tạp trong 70 năm qua.

Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc

Năm 1957, chính phủ Trung Quốc thành lập Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc (CCPA), và yêu cầu tất cả các Giám mục phải tham gia. Giáo hội Công giáo Trung Quốc đã bị chia rẽ, với nhiều Giám mục và linh mục hầm trú.

Theo thời gian, Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc đã triển khai các giải pháp thực dụng về chính sách đối với việc bổ nhiệm các Giám mục, mà chính quyền Trung Quốc tuyên bố quyền kiểm soát. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn bổ nhiệm các Giám mục trong CCPA mà Tòa Thánh không công nhận, và ĐTC Phanxicô cũng đã bổ nhiệm các Giám mục mà CCPA đã từ chối không công nhận.

Các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận có thể giữa Toà Thánh và chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục đã được tiến hành trong những năm gần đây. Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc đã kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và không có bất kì sự phô trương rầm rộ nào, vì vậy hy vọng rằng một thỏa thuận sẽ được hoàn tất. Mặc dù trong thực tế, mọi thứ vẫn đang trong thời điểm bế tắc.

Đức Giám mục Yeung giải thích rằng các nhà chức trách Trung Quốc xác định vai trò của CCPA như là một cầu nối giữa Giáo hội và các văn phòng quản trị nội bộ của nó”, nhưng vai trò của nó được thực hiện như thế nào để có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.

Đức Cha Yeung cho biết rằng không có quá nhiều thứ có thể đọc được từ việc thiếu một sự phô trương rầm rộ nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập của CCPA bởi vìđối với tôi, CCPA không có vẻ như sẵn sàng để tự xóa sổ.

Đức Cha Yeung giải thích rằng CCPA được tạo ra bởi Đại hội đại biểu Công giáo Trung Quốc (NCCCR), một tổ chức được thành lập để thay thế Hội đồng Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc (BCCCC), vốn do Toà Thánh thiết lập.

“Sự tồn tại của ba thực thể này, thành phần của họ cũng như mối quan hệ giữa họ và với Giáo hội có lẽ là một phần của những thách đố sẽ phải đối mặt trong cuộc đàm phán giữa Toà Thánh và chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đức Giám mục Yeung nhấn mạnh rằng đây không phải lànhững thách đố mới, như Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tự xác định và thừa nhận những điều này cũng như nhiều vấn đề khác trong bức thư năm 2007 của Ngài gửi cho các tín hữu Công giáo Trung Quốc mà không thể bị cuốn trôi nếu có bất kìmột sự chữa lành bền vững cho các mối quan hệ'.

Những vị tiền nhiệm của Đức Giám mục Yeung đã có những quan điểm mạnh mẽ về sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo Giáo hội Trung Quốc: vị tiền nhiệm của Ngài, Đức Hồng y John Tong Hon, đã ủng hộ cuộc đàm phán này, trong khi vị Đức Hồng Y Joseph Zen rất có ảnh hưởng trước đây đã phê bình kịch liệt đối với thỏa thuận có thể xảy ra.

Đức Cha Yeung đã nhắc lại điều mà Quốc VỤ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 27 tháng 7 với tờ Il Sole 24 Ore của Ý. Đức Hồng y Parolin nói rằng việc đối thoại tự nó đã là một thực tế tích cực, và Tòa Thánh đã phải đối diện với nótheo tinh thần của chủ nghĩa hiện thực lành mạnh.

Đức Giám mục Yeung nhận định: Chủ nghĩa hiện thực lành mạnh thực sự cần phải được bảo vệ trước những hy vọng sai lạc và những kỳ vọng phi thực tế và mặt khác vội vàng khép lại những cánh cửa đối với  cuộc đối thoại xa hơn.

Mức độ thực tế

Đức Giám mục Yeung nhấn mạnh rằng mọi thứ không phải luôn luôn giống như vẻ bên ngoài của chúng, vàđiều đang xảy ra ở cấp độ thiết thực của thực tế thường cóý nghĩa quan trọng hơn những gì đã hoặc chưa đạt được ở cấp độ chính thức.

Phát biểu về tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc đại lục, Đức Giám mục Yeung cho biết rằng các tín hiệu thường hỗn tạp và tình hình khác nhau theo từng lĩnh vực tôn giáo, theo từng địa phương và theo thời gian.

Đức Giám mục Yeung nói rằng Hiến pháp Trung Quốc nói về tự do tín ngưỡng và việc bảo vệ đối với các hoạt động tôn giáo thông thường, nhưng điều thực sự quan trọng là cách kiểm soát của chính phủ trong thực tế.

Đức Giám mục Yeung lưu ý rằng việc kiểm soát là đặc biệt quan trọng trong thời điểm hết sức nhạy cảm này trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ vào tháng 11.

“Tôi không quá ngạc nhiên khi Yu Zhengsheng, một trong bảy thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị và Chủ tịch Hội nghị Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đã báo cáo trong tháng 7 năm nay, Bắc Kinh cóý định sẽ giữ sự kềm kẹp chặt chẽ để đảm bảo rằng Giáo hội Công giáo Trung Quốc được giữ vững trong tay những người yêu mến quốc gia và tôn giáo, cụ thể là cộng sản Trung Quốc.

Đức Giám mục Yeung giải thích rằng một phần chiến lược của Cục Sự vụ Tôn giáo Quốc gia Trung Quốc (State Administration for Religious Affairs, SARA) “đó là củng cố quy chế hoạt động tôn giáo và kiểm soát các tôn giáo, các nhóm thiểu số cũng như bất kỳ nguyên nhân tiềm tàng nào đối với sự chia rẽ xã hội.

Việc gia tăng các quy định hạn chế đòi buộc việc đăng ký đối với tất cả các nhân viên tôn giáo bao gồm các linh mục Công giáo, cả chính thức lẫn không chính thức, thông qua CCPA và việc xác nhận đối với tất cả các trang web tôn giáo.

Đức Tổng Giám mục Yeung nhắc lại rằng chính chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vào tháng 4 năm ngoái, khi phát biểu tại Hội nghị Quốc gia về Công tác Tôn giáo, các nhóm tôn giáo phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng (với ông là người quản lý của Đảng này), ủng hộ hệ thống xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đặc trưng của Trung Quốc, tiếp tục duy trì nguyên tắc độc lập tôn giáo vàtự quản lý’ và phải tuân thủ nguyên tắc Trung Quốc hóa tôn giáo’”.

Chính phủ Trung Quốc, Đức Giám mục Yeung cho biết, kể từ năm ngoái ít nhất cũng đã thúc đẩy cái gọi lànăm sự biến đổi, tức là bản địa hóa tôn giáo, tiêu chuẩn hóa quản lý, bản thể hóa thần học (bằng cách lập luận theo ngữ cảnh), minh bạch tài chính và thích nghi các giáo huấn Kitô giáo nhằm uốn nắn chúng trở thành các thể chế phản ánh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.

Một trong những lý do chính thức tại sao chính phủ Trung Quốc thành lập CCPA là vì họ yêu cầu tất cả các linh mục phải yêu nước và phải được kết nối với chính quyền Trung Quốc.

Đức Giám Mục Yeung đã phản ánh sự miễn cưỡng của chính phủ Trung Quốc dường như chấp nhận rằng các Giám mục Công giáo không phải là những người không yêu nước, và các tín hữu có thể là những người Công giáo tốt cũng như những công dân tốt và đồng thời là những người yêu nước.

“Nhà cầm quyền Trung Quốc dường như có các định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa yêu nước với những mục đích khác nhau ở những thời điểm khác nhau, Đức Cha Yeung nói. Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách ngăn cản các đảng viên trở thành người Kitô hữu nhưng hoàn toàn hài lòng khi bổ nhiệm bà Carrie Lam, một người Công giáo, người không phải là thành viên của đảng, trở thành nữ Trưởng đạc khu chính quyền Hồng Kông. Không ai gợi ý rằng bà ấy không thể yêu nước và yêu Hồng Kông vì tôn giáo của bà”.

“Thật vậy, Đức Giám Mục Yeung giải thích, tôn giáo của chúng ta dạy chúng ta, trong số những thứ khác, phải yêu mến Thiên Chúa và những người thân cận, phải có trách nhiệm dân sự, tôn trọng nhà cầm quyền (đồng thời nhấn mạnh nhà cầm quyền đó là một hình thức phục vụ được thực hiện một cách có trách nhiệm), phải có lòng thương người, phục vụ người nghèo, những người bệnh tật và tất cả những người đang cần sự giúp đỡ và phải yêu nước, yêu đồng bào và hành tinh này. Thật vậy, chúng ta không thể trở thành một người Công giáo tốt mà không thực sự phấn đấu để trở thành một người tốt và một công dân tốt. Điều đó quả thực cũng chính xác đối với các Giám mục cũng như đối với bất kỳ một giáo dân bình thường nào khác.

Việc phục vụ người nghèo

Từ bài giảng đầu tiên sau khi được bổ nhiệm, Đức Giám mục Yeung đã nói về việc phục vụ người nghèo, những người bệnh tật và những người cần được giúp đỡ, bởi vì, theo lời của Ngài, phúc lợi của xã hội đòi hỏi phải khuyến khích hệ sinh thái đích thực cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm mang lại một sự phát triển con người toàn diện.

Phát biểu về những thách thức mà Giáo hội đang phải đối mặt trong sứ vụ của mình với tư cách làGiáo hội của người nghèo và cho người nghèo, Đức Giám mục Yeung cho biết rằng chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích mọi lĩnh vực tôn giáo tham gia nhiều hơn vào các công việc phục vụ xã hội và từ thiện.

Đức Giám mục Yeung giải thích rằng trong năm 2012, một số cơ quan chính phủ đã ban hành một văn bản chính sách có tên làNhững ý kiến liên quan đến việc Khuyến khích và Quy chế Dịch vụ Xã hội do các tổ chức Tôn giáo thực hiện nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho các công việc như vậy, vàvào thời điểm đó, nhờ chính sách mở cửa của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Giáo hội đã thiết lập được hàng trăm phòng khám và bệnh viện đa khoa nằm hầu hết ở các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị trấn thôn quê và các trung tâm đô thị.

“Thật không may, Giáo hội, với một số trường hợp ngoại lệ, chỉ có thể cung cấp các dịch vụ y tế tư nhân vì những cải cách của hệ thống bảo hiểm y tế nói chung không bao gồm các cơ quan y tế Công giáo”, mặc dù Đức Giám mục Yeung giải thích rằng trong những năm gần đây, điều này đã bắt đầu thay đổi.

Các bệnh viện Công giáo thu hút nhiều bệnh nhần, bởi vìchất lượng chăm sóc bệnh nhân mà họ cung cấp.

“Nhiều nhân viên tôn giáo cũng như những người giáo dân tận tụy là những người đi đầu trong công việc này, Đức Giám mục Yeung cho biết. Quý vị cũng có thể thấy họ cũng chính là những điều dưỡng viên chăm sóc những người già, những người tàn tật, các trẻ sơ sinh bỏ rơi và các trẻ em mồ côi, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở những khu vực nông thôn xa xôi.

Những thách đố mà các nhân viên này phải đối mặt bao gồm những khó khăn trong việc đăng ký chính thức, và nghiêm trọng hơn đó chính  làtính bền vững của các dịch vụ như vậy, đặc biệt là khi có sự sụp đổ tổng thể đối với ơn gọi trong đời sống tôn giáo.

Hy vọng đối với tương lai

Người Công giáo Trung Quốc hy vọng sẽ được đối xử công bằng hơn trong những năm tới, Đức Giám mục Yeung nói. Đức Cha Yeung nhắc lại lời của Đức Hồng y Parolin: Giáo hội Công giáo yêu cầu mọi người cần phải được đảm bảo quyền tự do tuyên xưng đức tin của mình vì lợi ích của tất cả mọi người cũng như đối với sự hòa hợp trong xã hội. Người Công giáo muốn sống đức tin một cách thanh thản ở các quốc gia tương ứng của mình với tư cách là những công dân tốt, hướng tới sự phát triển tích cực của cộng đồng quốc gia.

 

“Tôi thiết nghĩ, Đức Giám Mục Yeung nói, đây chính là những điểm đáng chúý, và chúng âm vang với trách nhiệm dân sự, sự hòa hợp xã hội và các mục tiêu phát triển trong bối cảnh của Trung Quốc đại lục.

795    06-09-2017