Sidebar

Thứ Sáu
17.05.2024

Mùa Chay và Vấn Đề Đau Khổ

Đầu mùa chay Hội Thánh bảo giữ chay. Có thể hiểu là bảo chúng ta chịu khổ, dạy chúng ta biết chịu khổ.

Chúa tạo dựng con người, và đã muốn, đã xếp đặt cho con người được hạnh phúc. Vậy tai sao Hội Thánh muốn cho chúng ta chịu khó lại chịu khổ? Thử tìm hiểu khổ là gì?

Khổ là cái gì nghịch với cái sướng. Có hai thứ sướng:

Sướng giả và sướng thật.

Nghịch với sướng giả là khổ thật, còn với sướng thật thì khổ có thể hiểu là chưa được sướng thật, khổ như thế không hẳn là nghịch, không đẹp hơn được mà lại có thể là phương tiện để hưởng cái sướng chân thật. Sướng giả là sướng cho phần hạ, cho xác thể, sướng lệch lạc của tinh thần, còn sướng thật là sướng cao siêu, sướng vĩnh cữu.

Theo Phập học thì cái khổ sâu xa là cái vô thường. Đời sống con người gồm: sinh, lão, bệnh, tử. Vì là vô thường, nghĩa là không còn mãi mãi, thường xuyên biến chuyển, cho nên phải diệt khổ bằng lối sống siêu thoát. Dùng thiền (tọa thiền) để đạt tình trạng thường còn, hết biến đổi, hết khổ đạt phúc.

Một số người chỉ biết than van vì cái khổ! Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê. Ngay giới Công Giáo, và có thể một số người đã tin tưởng vào Phật, Thần, Thánh, hay vào một linh vật nào đó, cốt yếu là được khỏi khổ và được phước!

Chính Công Giáo của chúng ta không tìm cách thoát khổ, mà lại xin Chúa ban cho mình biết dùng khổ làm phương tiện, đón nhận khổ để được theo Chúa, giống Chúa: Ai muốn theo Ta hãy vác thập giá!

Đối với khổ, chúng ta nghĩ thế nào, áp dụng ra sao?

1.Thường chúng ta hay nghĩ khổ là hậu quả của tội. Sau khi ăn trái Chúa cấm, Adong phải làm lụng khổ nhọc, Eva đau đớn khi sinh nở.

Thiết nghĩ dầu không có nguyên tội, thì vật thọ tạo vì không hoàn hảo, cho nên phải có ít nhiều đau khổ. Vật có cảm giác biết đau để bảo vệ cuộc sống, vật có lý trí biết đau để việc hiến thân, hy sinh mới có giá trị.

2.Có thể nói đau khổ là tài sản riêng của con người. Vì ngoài đau khổ thì con người có được những gì? Tất cả đều do Chúa. Tài lực sinh hoạt chính là triển khai năng khiếu Chúa ban. Cái khổ nhọc đẩy năng khiếu tác động là của mình.

- Khổ nhọc kết hiệp với Chúa, có khả năng đền tội cho mình và cho người.

- Khổ nhọc cũng có được khả năng phần nào đòi Chúa trả công (lao công đáng giá).

- Khổ nhọc triệt để là cái chết dâng lên Chúa như dấu chứng tình yêu.

- Cái chết dâng lên Chúa là hy lễ toàn thiêu, vật thọ tạo (vừa là phần của mình mà cũng thể đại diện, thay thế vạn vật) dâng lên Chúa để tôn thờ, cám ơn.

Qua đó, chúng ta thấy không lý do phiền trách Chúa đã đẩy những khó nhọc vào đời sống con người.

Dòng Mến Thánh Giá, không coi khổ, mê khổ như mục đích (đó là một thứ bệnh hoạn!) mà thật sự Mến Thánh Giá như phương tiện và nhờ Thánh Giá (đau khổ) để nên thánh thiện và đạt phúc lạc thường hằng.

Tháng 04-2007

970    02-01-2011 23:15:45