Sidebar

Chúa Nhật

05.05.2024

Vì sao chấp nhận sự thật lại khó khăn như thế?

 

 

Sự thật bật mí các giới hạn, các nói dối và sự dốt nát của chúng ta, điều này là một thử thách đáng gờm.

  1. Cái chết của triết gia Socrate thời cổ đại là trường hợp mẫu để nghiên cứu: khi nói lên sự dốt nát của các quan tòa, những người tự cho mình là nhà hiền triết và thông thái dưới mắt mọi người và dưới mắt của cả chính họ, thì Socrate đã làm cho các quan tòa hận thù, chính vì vậy họ muốn giết ông.
  2. Việc bật mí các giới hạn, các nói dối và sự dốt nát của mình làm chúng ta đối diện với sự thật, sự thật này chắc chắn làm chúng ta bị xáo trộn. Chúng ta càng xa sự thật thì chúng ta càng có nguy cơ mất uy tín, mất sự hợp pháp với các hệ quả xã hội quan trọng cho địa vị, cho danh tiếng và cho những gì chúng ta có được; chúng ta sợ bị sỉ nhục và vì thế một cách chủ quan, sự thật có thể bị xem như là một điều xấu.
  3. Thánh Âugutinô tự hỏi: “Vì sao sự thật lại tạo ra hận thù”? Ngài giải thích, sự thật là một điều quá quý mà con người thật sự yêu thích, con người muốn đó là sự thật. Điều này không nhất thiết buộc họ phải hoán cải với một sự thật bên ngoài, sự thật mà ý chí của họ nên theo hoặc hoặc chấp nhận mình sai lầm. Nhưng tất cả những gì con người muốn là muốn giữ cho đúng. Thế mà “họ thích ánh sáng khi nó chiếu sáng, nhưng lại ghét khi ánh sáng làm bẽ mặt”.
  4. Các đồ đệ của Socrate nhìn ở một bối cảnh khác, bối cảnh của sự hoán cải qua sự thật, qua đó là lòng biết ơn cho sự dốt nát của mình, đã không làm cho họ sợ hay làm tổn thương họ vì kiêu ngạo. Ngược lại, sự thật được xem như một việc tốt lành, một giải phóng, khởi đầu của con đường khôn ngoan.
  5. Chịu đựng thử thách do sự dốt nát, do các thiếu sót của mình được sự thật nêu lên không phải là chuyện dễ dàng đối với con người. Thử thách sẽ nhỏ nếu mình khiêm tốn chấp nhận trong bối cảnh thân tình, nhân hậu để có thể tìm được mình triết và hạnh phúc.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

642    26-02-2019