Sidebar

Thứ Năm
09.05.2024

Giáo Dục Toàn Diện - Tháng 09 năm 2008

CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC TOÀN DIỆN

TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 Đường 3 tháng 2
P.1 Thị Xã Vĩnh Long - VIỆT NAM

Tel : (070) 824016
Email : tgmvinhlong@gmail.com

Vĩnh Long, ngày 27.08.2008

V/v GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

 Kính gởi :Các Linh mục,
Các Tu sĩ
Toàn thể Giáo dân trong Giáo phận Vĩnh Long,

“Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội Công Giáo có bổn phận thông truyền cho mọi người, nhất là các tín hữu, một nền giáo dục toàn vẹn”

1. Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2007, số 32, nhắc lại Giáo Huấn của Công Đồng Vaticanô II: Tất cả những quan tâm của Hội Thánh hướng về con người toàn diện, con người có xác có hồn ( Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, lời mở đầu).

Nhờ mang một thể xác, con người có những nhu cầu vật chất, có những liên hệ với thế giới hữu hình, với cha mẹ, bà con họ hàng, với xã hội. Được phú cho một linh hồn thiêng liêng, con người được mời gọi sống hiệp thông với Thiên Chúa, hiệp thông với đồng loại, biểu lộ hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi hợp nhất với nhau (Giáo lý của HTCG, số 1702).

2. Hội Thánh truyền giáo nhắm kết hợp con người với Chúa Kitô, với cộng đoàn tín hữu, làm thành đoàn dân mới của Thiên Chúa. Hội Thánh quan tâm giáo dục đức tin nhằm lo cho các tín hữu ngày càng liên hệ chặt chẽ mật thiết hơn với Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’.

Để thực hiện sứ mệnh đã được Chúa Kitô trao phó, Hội Thánh không thể không để ý đến hoàn cảnh của con người, đến khả năng của con người, và những mối đe dọa xảy đến cho con người. Những giáo huấn về xã hội cũng như những hoạt động bác ái xã hội đã cho thấy Hội Thánh gần gũi đồng hành với con người: những đóng góp cứu trợ nhanh chóng và hữu hiệu của Hội Đồng Tòa Thánh ‘Đồng Tâm’và Tổ Chức Bác Aùi Quốc Tế; Hội Thánh không ngừng kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở những nơi đang có xung đột, và lên tiếng trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc về Lương Thực, về Bảo vệ môi trường, về Truyền Thông, về Di Dân, về Chăm sóc sức khỏe, về Sự Sống con người, về Gia Đình, có thể nói đó là một sự quan tâm bao quát mọi lãnh vực liên quan đến cuộc sống con người.

3. Tuy nhiên sứ mạng và mọi sinh hoạt của Hội Thánh vẫn là phải làm sao cho mọi người đạt tới sự hợp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô (Êphêsô 4,13).

Con người đã được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa để thực sự sống công chính và thánh thiện (Eph.4,24). Thế nhưng, mặc dầu đã được cứu chuộc, chúng ta vẫn còn cảm nghiệm nơi bản thân những bóng tối của cám dỗ ích kỷ, tranh giành, chia rẽ…Và may mắn thay! Có một con người thật sự mang hình ảnh Thiên Chúa, là Chúa Kitô Phục Sinh, là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết, là Đấng phá đổ mọi bất công, mọi ngăn cách.

Để trở nên con người mới, để đạt tới con người toàn vẹn, giống Chúa Kitô, Thánh Phaolô khuyên chúng ta, Hãy để Thánh Thần Chúa đổi mới tâm trí anh em...Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, la lối, thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô (Eph 4,23.29-32).

Giáo dục con người toàn diện bao gồm việc giáo dục đức tin, thực hiện công bằng xã hội, thăng tiến đời sống con người về kinh tế, trí thức và đạo đức. Điều đó không phải là chuyện dễ dàng trong xã hội có quá nhiều thách đố hôm nay. Nhưng sự cao cả của con người là dám đối mặt với những thách đố của cuộc sống, bằng cách làm cho mọi người thật sự liên đới với nhau. Chúng ta biết nỗi khổ của những mối tình bị phản bội, nhưng chúng ta cũng cảm nghiệm tình yêu bất diệt của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng sự cao cả của con người là trung thành với những điều đã cam kết’ (Đức Hồng Y André Vingt-Trois).

Như vậy, mỗi người chúng ta cần được Ơn hoán cải để góp phần vào sự nghiệp giáo dục của Hội Thánh, xây dựng Thân Thể Chúa Kitô.

+ Tôma Nguyễn Văn Tân
Giám mục Giáo phận Vĩnh Long

CHỦ ĐỀ
GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN

I. THƯ MỤC VỤ số 33

Vì con người là linh hồn nhập thể, khi giáo dục đức tin, Giáo Hội cũng nhằm đến giáo dục con người toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. Khi ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình, Kitô hữu cũng nhận lấy sứ mạng để sẵn sàng lên đường loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa tin và củng cố lòng tin của anh chị em mình. Phẩm giá Kitô hữu luôn là những bài học suốt đời còn tiếp tục, vì tín hữu mãi là khách hành hương. Phẩm giá ấy đang hình thành và sẽ chỉ thành toàn vào ngày cánh chung. Cũng như sứ mạng tín hữu mãi mãi là được sai đi, tới cánh đồng lúa chín đang thiếu thợ gặt (x. Mt 9, 37). Vấn đề giáo dục Kitô giáo ở đây hôm nay là quyết tâm bồi dưỡng phẩm giá để thực thi sứ mạng và càng biết thực thi sứ mạng, phẩm giá lại càng được củng cố hơn.

II. DẪN GIẢI

Giáo dục (cũng là học hỏi) toàn diện nghĩa là mọi khía cạnh tạo nên con người với nhân phẩm tốt, có giá trị, đáng tôn trọng.
Giáo dục để chúng ta biết được sứ vụ của mình là được sai đi truyền bá Tin Mừng, giúp đời, giúp người sống Tin Mừng.
Phẩm giá và sứ mạng luôn có mãi nơi mỗi con người, vì thế, giáo dục phải còn mãi cho đến chết.
Nhân phẩm cao thì sứ mạng tốt; sứ mạng tốt thì tỏ ra nhân phẩm cao.

KIỂM ĐIỂM

Có nhận thấy con người có giá trị không?
Có tìm biết (nhờ giáo dục, học hỏi) giá trị của mình và cố gắng bảo vệ, tăng trưởng giá trị của mình không?
Có biết mình có sứ mạng không?
Có biết mình cần được giáo dục, học hỏi, để biết mình và giúp người không?

III. CHUYỆN MINH HỌA

NHỮNG NGƯỜI MÙ Ở NIGIÊRIA

Một vị thừa sai truyền giáo tại Nigiêria, quốc gia nghèo bên Phi Châu, thuật lại một kinh nghiệm của ngài như sau:

Hôm ấy, tôi đi đường dọc theo biên giới sa mạc về phía bắc nước Nigiêria. Dọc đường tôi gặp một nhóm người mù, thật là một thảm cảnh đau lòng khi nhìn thấy ánh sáng của đôi mắt họ tắt lịm dưới hai mí mắt khép kín lại trong hũng mắt sâu.

Một vài người trong nhóm chỉ còn trông thấy bóng người lờ mờ đến gần, họ ngửa tay xin chút bố thí, một miếng bánh, một chén cơm, một manh áo và một chút tình thương. Họ vừa đi vừa hát, mỗi bài hát của họ được kết thúc với câu: "Xin hãy thương, xin thương xót chúng tôi với ông chủ ơi!"

Tôi thò tay vào túi áo nhưng không tìm thấy một cắc lẻ nào, tôi chỉ có một cái kẹo duy nhất và lập tức tôi trao cho một em bé khoảng chừng sáu tuổi đứng gần tôi.

Tay em cảm thấy cái kẹo, một món quà thật bé nhỏ, nhưng đối với em quả là một món quà lớn lao, em liền kêu to cách vui vẻ. Em cầm lấy cái kẹo một lúc, kế đó với cử chỉ cương quyết, em dùng răng cắn cái kẹo thành năm phần nhỏ. Trước hết em chạy tới đứa em đang được ẵm trên lưng mẹ, giơ tay đút một miếng kẹo nhỏ vào miệng em đó. Một miếng kẹo nhỏ thứ hai em đút vào miệng một bà cụ già tâm thần. Hai miếng kia em bé cũng đem chia cho đứa bạn khác cùng lứa tuổi. Chúng ăn miếng kẹo rất ngon lành và còn thòm thèm giơ tay mút những chất kẹo dính ở tay. Còn lại miếng kẹo nhỏ cuối cùng là phần của em.

Là một đứa bé đã làm lại phép lạ cho một cái kẹo hóa ra nhiều. Bấy giờ tôi mới nhận ra rằng, từ những đôi mắt mù lòa đó, một ánh sáng đã chiếu soi tâm hồn tôi, tôi bắt đầu hiểu đâu là sự giàu có phong phú của một tâm hồn khó nghèo nhưng lại rất quảng đại và biết thực sự yêu thương.

Tình yêu chân thành quả là một phép lạ. Đối với tình yêu ích kỷ, hưởng thụ, so đo tính toán hơn thiệt, thì tình yêu chân thành vị tha quả là một sự lạ đời và có khi còn được coi là sự điên dại nữa.

Thật vậy, còn gì điên dại cho bằng tình Chúa yêu thương nhân loại. Còn gì điên dại hơn cho bằng Đấng Cao Cả là Chủ Tể trời đất muôn vật lại tự hạ mình để trở nên như một tạo vật thấp hèn. Còn gì điên dại hơn cho bằng Đấng là giàu có vô cùng đã tự nguyện chọn cho mình một cuộc sống khó nghèo đến nỗi sinh ra trong một hang lừa thấp hèn, chọn cái nôi làm máng cỏ, nằm ngủ giữa hơi thở của bò lừa thay cho chăn ấm nệm êm. Còn gì điên dại hơn cho bằng Đấng là nguồn tình yêu lại đến gõ cửa lòng nhân loại để được xua đuổi, chối từ, khinh bỉ, không đáng được một chỗ trọ giữa đêm khuya giá lạnh trong cảnh khó khăn xa chốn quê nhà.

Mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập Thể tự nguyện mặc lấy thân phận con người, quả là mầu nhiệm của tình Chúa yêu thương loài người cách điên dại, tuy là nguồn tình yêu và hạnh phúc vô tận, Ngài đã đến với con người để chia sẻ tình yêu và để cho con người nếm được hạnh phúc vô tận của Người là gì.

Tình yêu là một món quà cho đi mà không sợ bị hao hụt mất mát. Hạnh phúc thật là niềm vui khi được chia sẻ và lan rộng như hương thơm lan tỏa và thấm nhập khắp mọi nơi.

IV. DIỄN GIẢI

Giáo hội đã định hướng rõ ràng rằng: con người là con đường của Giáo hội. Vì thế, mọi nỗ lực và cố gắng của Giáo hội là nhắm đến con người và vì con người. Chính Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về những điều đ ó . Chắc chắn, Ngài cũng muốn cho con người đựơc thăng tiến và được lớn lên trong mọi khía cạnh của đời sống, nhất là đời sống của người con cái Chúa. Vì thế, sứ mạng giáo dục con người toàn diện trở thành điều vô cùng cấp thiết và chính đáng.

Hội đồng Giáo mục Việt Nam chọn năm 2007 là năm Giáo giục Kitô giáo là nhằm mục đích khơi lên ý thức về việc giáo dục và đào tạo con người sao cho thật hữu hiệu và kết quả. Con người chỉ thật sự trưởng thành khi được trang bị đầy đủ những khía cạnh của đời sống: trí thức, đạo đức và thể lý (trí dục, đức dục và thể dục) để có thể bước vào đời và hoàn thành sứ mạng của mình. Bỏ qua hay xem nhẹ một khía cạnh nào đ ó trong việc giáo dục con người toàn diện sẽ làm cho họ lệch hướng, ngộ nhận và chắc chắn họ sẽ phạm phải nhiều sai lầm trong cuộc sống; làm hại đến phẩm giá của con người họ và nhất là phẩm giá của người con cái Thiên Chúa.

Trồng người là kế họach lâu dài và cực kì quan trọng. Có thể nói, không một kế hoặch nào lớn lao, quan trọng và cao quí cho bằng kế họach trồng người. Quản Tử đã nói lên ý nghĩa đ ó như sau: “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ nhân” (Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người).

Một nền Giáo dục tốt là nhằm vào việc làm tăng trưởng, mở rộng và nâng cao toàn bộ đời sống con người về thể chất, trí thức và tâm linh.

Một vài khái niệm về Giáo dục:

Theo từ điển Giáo dục học của nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa 2001, thì Giáo dục là “nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội”.

Định nghĩa trên cũng phần nào cho chúng ta thấy đường hướng cũng như mục đích của việc giáo dục: nhằm phát huy tối đa những khả năng của con người, nhằm thăng tiến bản thân và góp phần xây dựng xã hội loài người.

TheoTự Điển Larousse thì giáo dục là hoạt động đào tạo, huấn luyện về tri thức song song với việc thực hành đạo đức.

Như vậy, Giáo dục tốt con là nhằm giúp cho con người nhận ra sự thật về chính mình: con người không chỉ là vật chất, mà còn là tinh thần. Không phải chỉ có đời sống thể lý, nhưng còn là đời sống tâm linh linh và thiêng liêng nữa.

Những thách đố trong Giáo dục hiện nay:

Trong môi trường xã hội ngày nay, con người dễ bị cám dỗ chỉ nghĩ đến những giá trị vật chất, chỉ chú trọng đến việc phát triển trí thức sao cho mình thật giỏi về chuyên môn để có thể tìm được một chỗ đứng thật tốt trong xã hội với đồng lương thật cao, mà ít khi nghĩ đến những giá trị tinh thần. Đời sống đạo của những bạn trẻ Công giáo đang xuống cấp rất nhiều. Một phần lớn các bạn chỉ giữ đạo theo mức tối thiểu mà thôi. Ví dụ: xưng tội một năm một lần, đi lễ ngày Chúa nhật sao cho thật nhanh và ngắn gọn, Kinh tối kinh sáng chỉ còn mang tính chiếu lệ thôi . . .

Có một câu nói rất hay của một Mẹ bề trên Thiền Viện Sri Aurobindo bên Ấn Độ. Đó là M. Alfassa. Mẹ nói: “Biết thì tốt, sống thì tốt hơn, làm người là tốt nhất”. Nhưng làm người cho đúng nghĩa đâu phải là vấn đề đơn giản. Bởi lẽ con người là một thực thể phức tạp, một sinh vật ưu tuyển, một sinh vật có lý trí, tự do và có đời sống tôn giáo. Vì thế, con người cần được hướng dẫn và chỉ ra cho thấy đâu là những giá trị đích thực của mình, thấy được sự thật về mình, để “sự thật sẽ giải phóng các con”. (Ga 8, 32)

Nhiệm vụ và phương thế trong Giáo dục:

Nhiệm vụ đ ó trước hết dành cho những người có trách nhiệm. Trước nhất có thể nói là nhiệm vụ của gia đ ì nh, của cha mẹ; của thầy cô và của Giáo hội. Giáo hội có trách nhiệm dạy dỗ và hướng dẫn người tín hữu về đời sống đức tin qua việc dạy Giáo lý cho họ.

Nhiệm vụ của Giáo hội trong Giáo dục

+ Dạy Giáo lý: Chúng ta nên lưu ý rằng, các lớp giáo lý không bao giờ chỉ là những lớp học kiến thức thuần tuý, dù kiến thức có cần đến mấy đi nữa. Việc giảng dạy Giáo lý phải được định hướng và phải dẫn đến những thực hành trong đời sống. Chính nó phải là một phần của đời sống đức tin. Trong ý nghĩa này mà Đức Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn về việc Dạy Giáo Lý (1979), đã nhấn mạnh đặc tính qui Kitô và yếu tố cầu nguyện của công việc này. Đề cập đến sự cần thiết phải có “chứng từ sống động của người rao truyền,” các giám mục Việt Nam khuyến dụ trước hết các giảng viên giáo lý phải có một đời sống đức tin đích thực. Thật vậy, không có các chứng tá thì lấy gì dệt nên những chứng từ?
+ Đời sống chứng tá:
Trong lãnh vực giáo dục đức tin nói riêng và trong sứ mạng thừa sai của Giáo Hội nói chung, đời sống chứng ta đóng một vai trò cự kỳ quan trọng. Bởi lẽ, “Trăm nghe không bằng một thấy”, “lời nói bay đi, gương bày lôi kéo” là kinh nghiệm phổ quát vẫn còn được mãi giá trị của nó.

Đức Phaolô VI, nói chuyện với một nhóm giáo dân hồi năm 1974, đã ghi nhận: “Con người thời nay nghe các chứng nhân hơn các thầy dạy, và nếu họ nghe các thầy dạy thì đấy bởi vì các thầy dạy ấy là những chứng nhân.” Một nhận xét tuyệt vời.

Nói về nhiệm vụ và sứ mạng của Giáo Hội, Thư Giacôbê có viết như sau: “Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội Công Giáo có bổn phận thông truyền cho mọi người, nhất là các Kitô hữu, một nền giáo dục toàn vẹn. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục Kitô giáo là đức tin. Giáo dục đức tin không chỉ là truyền lại cho tín hữu những định tín, nhưng còn giúp cho tín hữu sống đức tin ấy trong cuộc sống cụ thể, vì “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Các tín hữu, nhờ được huấn luyện, sẽ “trở thành men, muối và ánh sáng cho trần gian”.

Sống Đức Tin trở thành sứ mạng chung cho hết mọi người tín hữu. Mấy chữ “đức tin chết” của Thánh Giacôbê muốn nói lên rằng đức tin nếu không được đưa vào đời sống thì không còn là đức tin nữa. Kiến thức đức tin không phải là đức tin. Đọc kinh cầu nguyện và cử hành phụng vụ bí tích, dù rất quan trọng, cũng không phải là tất cả đức tin. Đức tin như men, như muối ngấm vào và lan tỏa hết kích thước cuộc sống, làm cho cuộc sống của người tin trở thành men, muối ngấm vào và lan toả nơi môi trường mà mình hiện diện và trong các mối tương quan của mình.

Đường hướng giáo dục đúng đắn:

Ngày nay, người ta lên tiếng báo động về tình trạng học sinh, sinh viên thiếu đạo đức, người trẻ thiếu nhân bản. . Thực tế đó phải chăng là tảng băng nổi của một lề lối giáo dục một chiều, lối giáo dục mang đậm nét tính “duy vật”, “duy thực dụng”, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, hiệu năng và kinh tế, chỉ lo “bề nổi” mà mất đi nét đẹp của tâm hồn. Tình trạng lệch lạc này làm hụt hẩng đời sống nội tâm, khiến mất tính cách đạo đức và phương hướng trong mọi hoạt động, là nguyên nhân tạo nên xáo trộn và hỗn loạn trong đời sống cá nhân, cũng như gây ra nhiều tiêu cực và tệ đoan trong xã hội. Người ta vẫn luôn đặt ra vấn đề đạo đức, vẫn rêu rao đ ò i nêu cao phẩm chất đạo đức. Nhưng là “đạo đức” gì? Đạo đức như thế nào? Nội dung và ý nghĩa của từ ngữ đ ó ra sao và có ý nghĩa gì? Người ta dựa trên nền tảng nào để nói hai chữ “đạo đức”? Phải chăng có nhiều thứ đạo đức, mỗi thứ đạo đức lại được quyết đoán theo một ý hệ, theo một chủ thuyết, theo điều kiện và nhu cầu của thời đại. Nếu thế, sợ rằng “đạo đức” dần dần trở thành “đứt đạo”.

Nhưng nếu giáo dục chỉ nhắm đến mặt thiêng liêng, đạo đức, mà thiếu đ à o tạo về mặt nhân bản, trí thức, thể chất, thì lại tạo nên những con người ngây ngô, lạc lỏng, mơ hồ, sống trong tưởng tượng chứ không sống trong thực tế, như thể người của một thế giới khác. Đường hướng giáo dục nếu như thế thì không thể hòa nhập với cuộc sống xã hội đang vươn lên và vô tình tự loại trừ mình khỏi thế giới loài người.

Cũng cần nên tránh tối đa đường hướng giáo dục theo kiểu Lò ấp trứng. Nếu việc giáo dục của gia đ ì nh hay học đường giống như lò ấp trứng thì những người giáo dực đã tạo ra một hình thức giả tạo, trong đ ó đương sự sống, làm việc, học hành một cách chiếu lệ, trôi nổi theo dòng nước chảy. Một con người như thế khi vào đời sẽ bị chìm ngập trong những biến động. Để cho mọi cái dễ dàng lôi cuốn mình, mình không còn là mình nữa. Bởi vậy, “Giáo dục một người là đ à o luyện cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh” (Ch. Rivet).

Vai trò của người làm công tác giáo dục

Đường hướng giáo dục nào cũng phải để cho những người được giáo dục có cơ hội và điều kiện để thể hiện chính mình. Mọi hình thức áp đặt, nhồi nhét, nắn đ ú c, thúc ép, rập khuôn, đều là xúc phạm và gây tai hại, làm mất đi tính cách giáo dục. Vai trò của người giáo dục là giúp người ta trở nên chính họ, chứ không trở nên giống mình. Không ai được quyền ép buộc người khác trở nên một loại người hay một kiểu người theo một thứ khuôn thước đã định sẵn, cho dù đ ó là cha mẹ của đương sữ đi chăng nữa. Chính vì thế mà R. Tagore đã xác định: “Mục đích của giáo dục là dạy cho con người biết quan cảm cái chân lý trong sự nhất trí hoàn toàn của nó”.

Trách nhiệm của những người giáo dục là giáo huấn, dạy dỗ, chỉ bảo, nhưng bằng phương cách trình bày, hướng dẫn, chỉ đường, chứ không bó buộc hay quyết định thay cho người thụ huấn. Điểm hay của người thầy là biết khơi dậy những khả năng tiềm ẩn đa dạng của mỗi người, đồng thời hỗ trợ và bổ túc những điều cần thiết, gợi ý những sáng kiến và đưa ra những phương pháp, cách thức, để mỗi người tự do lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và tính cách của mình. Eward Gibbon cho thấy rằng: “Mọi người đều hấp thụ được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo cho mình”.

Nhiệm vụ của người thụ huấn:

Kết quả giáo dục, cuối cùng là tùy thuộc ở người thụ huấn. Họ là người giữ vai trò chính yếu trong việc ý thức chủ động và tích cực rèn luyện bản thân mình. Coi thường nguyên tắc tự đào luyện là vô tình đánh mất những khả năng thiên phú nơi mình, là tạo cho mình không còn khả năng chịu đựng hay kiên trì nữa.

Vì thế, mọi công cuộc đào tạo hay giáo dục, cuối cùng là tự đào tạo, tự giáo dục từ những gì mình đã được khai mở. Mỗi người là một cá vị độc nhất, hoàn toàn có tự do và trách nhiệm về cuộc đời mình, không thể dựa dẫm hay nại vào người khác, nhưng biết khai sáng cho mình một lối đi, một tâm thế, một phương cách thích hợp để phát huy mọi tiềm lực và khả năng của mình cho một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Giáo dục con người toàn diện còn là trách nhiệm huấn luyện tâm hồn và lương tâm của con người. Chúng ta nên ý thức rằng: Mọi sự tốt đẹp đều triển nở từ đời sống tinh thần và lương tâm đúng đắn của con người. Đánh mất vẻ đẹp tâm hồn, lương tâm bị lu mờ thì con người coi như không còn sống đúng với cuộc sống của con người nữa. Khi tinh thần đã trở nên nô lệ cho vật chất thì con người bị tha hóa. Mọi sự bắt đầu từ bên trong, khi bên trong bị manh động thì mọi cái bên ngoài trở nên hỗn loạn. Cuộc sống con người cao đẹp từ chính đời sống tinh thần của họ, nghĩa là trong chính tâm thế và phẩm cách của họ. Giá trị của một con người được xác định chính yếu từ đ ó . Mọi cái khác như tài năng, chức vụ, chuyên môn, thế giá trong xã hội chỉ là những yếu tố phụ thuộc và thứ yếu mà thôi.

Tôn giáo chính là môi trường tốt nhất giúp đ à o tạo tâm hồn con người và huấn luyện cho lương tâm của họ nên sắc bén và ngay chính. Xã hội nào thiếu sự hoạt động của các tôn giáo trong ngành giáo dục, thì khó lòng nói tới đạo đức và lành mạnh xã hội, và dễ gây suy thoái về phẩm chất đời sống làm người. Chỉ có tôn giáo mới giúp con người có khả năng hướng thiện, hướng thượng, nhận ra căn cốt của mình để sống đúng ý nghĩa của đời sống con người.

Giáo dục toàn diện là giúp con người đạt tới hiểu biết sâu xa, làm nền tảng cho mọi phát triển của đời sống con người trong mọi khía cạnh của đời sống, nhất là đời sống tâm linh và nhân bản. Làm được điều đó , thì mới có thể nói là Giáo dục đã hòan thành sứ mạng cao quí của mình là một nền giáo dục chân chính và đích thực.

KIỂM ĐIỂM

Mỗi người chỉ lo giữ đạo cho riêng mình, không quan tâm đến người xung quanh?
Anh em xấu, anh em tội, “mặc kệ họ” ?
Họ đạo nhiều gương xấu, “ăn thua gì đến tôi”?
Không thấy mình có trách nhiệm gì với anh em, với họ đạo, với Hội Thánh. Không ý thức trách nhiệm của mình đối với tập thể!

V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Kêu mời: Anh chị em thân mến,

Vì Chúa cứu chuộc con người toàn diện, nên đường lối giáo dục của Chúa cũng là giáo dục toàn diện. Chúng ta hãy tin tưởng đặt mọi sự vật liên quan đến sự sống con người, vào trong nền giáo dục Kitô giáo. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện:

Về nhân phẩm, Chúa phán: “Hãy để những trẻ nhỏ đến với Thầy, vì Nước Trời thuộc về những kẻ như chúng”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người biết tôn trọng phẩm giá và mạng sống con người, dầu là của những kẻ hèn mọn.

Về tình thương, Chúa dạy: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con”. Chúng ta cầu nguyện cho mọi Kitô hữu và thế giới biết sửa đổi lòng yêu mến mình, cách cư xử của mình, sao cho giống như tình yêu của Chúa.

Về công bằng, Chúa dạy: “Của Cêsar, trả về Cêsar, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Chúng ta cầu nguyện cho các Kitô hữu và mọi người biết tôn trọng lẽ công bằng trong xã hội, tôn trọng công lý và hoà bình.

Về sự thật, Chúa dạy: “Điều gì có thì nói có, không thì nói không”. Chúng ta cầu nguyện cho các Kitô hữu và mọi người biết tôn trọng sự thật trong cộng đồng nhân loại, thật lòng tương trợ lẫn nhau, mà đạt tới thiên đàng.

Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa cứu chuộc mọi người và cứu toàn diện con người, cả phần hồn lẫn phần xác. Xin cho chúng con biết áp dụng đường lối giáo dục Kitô giáo, nhằm thánh hoá con người toàn diện, hầu cho tất cả đạt tới sự sống đời đời. Amen.

VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH

TRỒNG NGƯỜI

Thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2007 số 33 nói như sau: “Vì con người là linh hồn nhập thể, khi giáo dục đức tin, Giáo Hội cũng nhằm đến giáo dục con người toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. Khi ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình, Kitô hữu cũng nhận lấy sứ mạng để sẵn sàng lên đường loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô cho người chưa tin và củng cố lòng tin của anh chị em mình…”.

Khi nói đến giáo dục là ta nghĩ ngay đến một quá trình huấn luyện lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức như Quản Trọng đã nói: “Kế sách cho một năm, không gì bằng trồng lúa. Kế sách cho mười năm, không gì bằng trồng cây. Kế sách cho trọn đời, không gì bằng trồng người”. Như vậy, để một con người thật sự trở thành hữu ích cho chính bản thân, cho gia đình, cho xã hội, cho Giáo hội đòi hỏi con người ấy phải được sự giáo dục trọn vẹn. Vậy giáo dục trọn vẹn hay giáo dục toàn diện là gì?

Khi nói đến giáo dục toàn diện, người ta nghĩ ngay đến việc giáo dục đồng bộ và đầy đủ ba khía cạnh trí dục, đức dục và thể dục. Trí dục giúp cho con người đạt tới một trình độ tri thức cần thiết cho cuộc sống, đức dục hướng cho con người tới một nhân cách và một lối sống hợp với thuần phong mỹ tục và thể dục nhằm giúp con người có một sức khoẻ cần thiết cho đời sống.

Hơn nữa, chúng ta biết “con người là linh hồn nhập thể” nên con người không chỉ có thân xác và tinh thần mà con người con có nhu cầu tâm linh và đòi hỏi phải được huấn luyện tâm linh ngày một chìm sâu trong sự tương quan với Thượng Đế. Vì thế, giáo dục con người toàn diện phải đầy đủ ba khía cạnh thể chất, tinh thần và tâm linh nữa. Thiếu một trong ba yếu tố trên con người không thể nào phát triển toàn diện và không thể tìm được sự hạnh phúc và cống hiến vì họ chưa “phát triển” toàn diện.

Sự thiệt hại về việc con người thiếu sự giáo dục về thể chất và tinh thần thì ai ai cũng có thể nhận biết được nhưng sự thiệt hại về sự giáo dục thiếu nhu cầu tâm linh là một thiệt hại lớn mà ít được người ta quan tâm cũng như thấy được sự cần thiết của nó. Nếu chỉ phát triển về mặt trí thức hay tinh thần như đa số người thường nghĩ khi nói đến giáo dục hay kể cả có thêm sự huấn luyện thể chất thì con người vẫn chưa thể đạt đến sự thanh thoát để thực sự cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Bởi cuộc đời còn có cái gì đó cao quý hơn, linh thiêng hơn là tri thức, là sức khoẻ. Có nhiều người đã được huấn luyện đầy đủ hai yếu tố trên, thậm chí họ còn giàu có nữa nhưng họ vẫn cảm thấy không hạnh phúc vì họ không tìm được sự bình an trong tâm hồn hay có thể nói họ thiếu một đời sống tâm linh đúng mực.

Trong cách “trồng người” nơi xã hội chúng ta ngày nay, chúng ta đã cố gắng đi tìm những phương cách giáo dục thật tối ưu để trồng những thế hệ con người cho mai sau. Thiết tưởng chúng ta cũng không nên theo một chủ nghĩa cực đoan hay một đường lối sai lạc nào mà làm cho thế hệ mai sau bị thui chột và thiếu sự quân bình trong cách sống. Một nền giáo dục chính đáng phải là một nền giáo dục toàn diện, phải đầy đủ ba yếu tố thể chất, tinh thần và tâm linh. Cũng nên biết rằng một nền giáo dục gò ép, nhồi sọ đã không còn là phương cách giáo dục tốt nhất trong bối cảnh xã hội hôm nay. Hãy có một lối “giáo dục mở” đi song song với cách giáo dục truyền thống để con người có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc hấp thụ một nền giáo dục tốt.

Là những người Kitô hữu, là những nhà truyền giáo cho xã hội hôm nay, chúng ta cần được một nền giáo dục toàn diện để ý thức được giá trị cao quý của con người trong ý định cứu độ của Thiên Chúa. Có thấy được giá trị của mình ta mới thấy được tình thương của Thiên Chúa dành cho ta khi ta sống ở trần gian này. Có được giáo dục một cách đúng đắn và đầy đủ ta mới có thể thấy được giá trị của mình. Có một nền giáo dục toàn diện chúng ta mới có thể có một tâm hồn cao thượng, muốn được nên giống Chúa mà thực thi đức bác ái yêu thương trong cuộc sống này.

VII. HỌC KINH THÁNH

BÀI 33
NGÔN SỨ CỦA ISRAEL

1/ Ngôn sứ là gì?

Ngôn sứ là người đuợc Thiên Chúa sai đến để nói với dân nhân danh Ngài. Nói cách ngắn gọn: ngôn sứ là người nói thay cho Chúa.

Các ngôn sứ xuất hiện nhiều nhất vào lúc đất nước bị chia đôi cho đến sau thời kỳ lưu đày.

2/ Nội dung giáo huấn của ngôn sứ nhằm những điểm chính yếu nào?

Giáo huấn của các ngôn sứ thường tập trung vào những điểm sau:
- Sự thánh thiện trong tâm hồn.
- Chỉ thờ phượng một Thiên Chúa chân thật.
- Sự công bằng xã hội.

3/ Các ngôn sứ đã thay mặt Chúa nói với dân những gì?

Các ngôn sứ đã thay mặt Chúa để nói với dân:
- Khi thì nói với họ về tội lỗi, về sự bất trung của ho.ï
- Khi thì giải thích cho họ biết tại sao họ lại rơi vào cảnh lầm than, hoặc tai ương nào xảy đến.
- Khi gặp cảnh khốn cùng các ngài cũng gieo niềm vui, sự tin tưởng vào Chúa và tiên báo một tương lai sáng lạn.

4/ Cựu ước có nhiều ngôn sứ không?

Có rất nhiều, có hằng trăm vị, nhiều vị không viết sách như: Na-than, Êlia, Êlisêô. Có những vị viết sách dài như:
- Isaia; Giêrêmia; Egiêkiel. Người ta còn gọi là đại ngôn sứ (trường hợp Đaniel sẽ nói riêng), có vị để lại cuốn sách ngắn. Gồm 12 vị:
- Osée; Gioel; Amos; Abđya; Giôna; Giacaria; Mica; Nahum; Habacuc; Sophonya; Haggai; Malakia.

Lời Chúa: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã nói với cha ông qua các tiên tri. Vào thời sau hết, tức là những ngày nầy, Người đã nói với ta qua một người Con”. (Dt 1, 1-2).

Cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không thể yêu mến Chúa đủ, nếu Chúa không giúp con”. (Thánh Phi-lip Nê-ri)

VIII. SỐNG ĐẠO

THỜ TRỜI

Đáng lý ra nhận biết có Trời, thì phải thờ Trời. Mặc dầu, đa số nhân loại nhận có Trời, nhưng thờ Trời thì xem ra chỉ có số ít. Ngay đất nước chúng ta, nhà có Bàn Thiên rất ít. Nho giáo tin có Trời Đấng duy nhất lớn, nhưng chỉ có vua chúa mới thờ Trời. Lão giáo thì nghĩ Trời là Đạo. Phải hiểu Đạo hay Trời như thế nào? Tất cả phải quy hướng về Đạo. Trong chính trị thì phải theo đường lối của Đạo mới đạt kết quả tốt. (vô vi nhi vô bất vi). Phật giáo mong tìm đạt được Hữu thường, có thể nói là tìm Ông Trời và mong cho con người vô thường đạt đến tình trạng hữu thường (thường còn).

Đạo chúng ta, nhờ Chúa mạc khải mới xác tín có trời, nhờ đó chúng ta mới nhận định phải thờ trời và thờ như thế nào cho đúng cho tốt.

I. Trước tiên chúng ta hãy nhận định: thờ nghĩa là gì?

Theo nhà đạo của chúng ta thì thờ có nghĩa là nhìn nhận Trời (Thiên Chúa) là Đấng Tối Cao, Tuyệt đối, không có ai, không có vị nào, đấng nào lớn lao, quý trọng, quyền phép như Thiên Chúa như Ông Trời.

Á Đông chúng ta, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, mặc dầu tin Ông Trời là trên hết nhưng đến việc tôn thờ, thì trời cao cả quá, thường dân không khả năng tôn thờ, chỉ có vua, chúa mới thờ Trời. Còn mọi người thờ vua, con cái thờ cha mẹ. Tiếng thờ dùng cho vua quan, cha mẹ, hay một bậc hiền triết (như Khổng Tử chẳng hạn), một nhân vật có công trình đặc biệt với quốc gia, với dân tộc. Chúng ta vẫn dùng tiếng thờ: tiếng thờ này có nghĩa là cung kính đặc biệt.

Chỉ có những người theo Thiên Chúa giáo, Công Giáo, Hồi giáo là thờ trời rõ rệt…Còn thờ vua, thờ thầy, thờ cha mẹ, thờ nhân vật siêu việt có thể nói đó là tôn kính đặc biệt quyền hành, tài lực của Ông Trời biểu lộ qua con người, kể được là thay thế cho Ông Trời. Thờ chính đáng thì đòi phải

Nhìn nhận Chúa là Đấng cao cả hơn hết, Đấng tạo dựng muôn loài. Việt Nam chúng ta thường nói. Trời sinh, Trời dưỡng; sống thác nhờ Trời.

Do đó, con người hoàn toàn tuỳ thuộc Thiên Chúa (ông Trời).

Nhờ Trời trong tất cả mọi sự, sống thác nhờ Trời, Tin Trời (Trời sinh, trời dưỡng; Trời thương, Trời phạt).

Đạo chúng ta dạy như thế, nhờ đó mà chúng ta ít nhiều biết lề lối tôn thờ cho đúng đắn hơn. Nhưng thực ra chúng ta thờ như thế nào?

Thờ theo truyền thống: ông cha thờ thì con cháu thờ;
Thờ theo lệ thói: thiên hạ giữ, mình cũng giữ, không ý thức chi cả;

Không thờ, không giữ, sợ Trời phạt;

Thờ Trời để nhờ Trời ban cho mùa màng, cho khoẻ mạnh, sống sung mãn. Nếu Chúa không ban cho như ý, thì không thờ Chúa nữa, bỏ đọc kinh, xem lễ.v.v…

Vì danh, lợi, có thể bỏ Chúa.

Nota: Có người lại thờ tà ma, nghịch mạng với Chúa nữa!

Chúng ta tin, hiểu là tin có Chúa; nhưng thờ Chúa thì thế nào? Có quả quyết được là chúng ta thờ Chúa cách chính đáng, trung tín, nhiệt thành không?

II. Người Công giáo thờ Chúa thế nào?

Tin có ông Trời thì dĩ nhiên phải thờ Trời. Theo lương tâm, lý trí tự nhiên thì con người tìm cách thờ Trời: Bàn Thiên, Cúng Trời, Xin ơn Trời… Nhưng nếu muốn thờ Trời, đúng ý Trời, thì phải nhờ Trời mạc khải (chỉ dạy).

Xưa có dân Do Thái được Chúa mạc khải đã biết thờ Trời như ý Trời. Hiện thời có đạo Thiên Chúa, Đạo Công Giáo, nhờ Chúa Kitô hoàn hảo hoá đạo Do thái dạy người ta nhận biết phải thờ Trời thế nào cho đúng, cho tốt. Dầu vậy, chúng vẫn thấy có bao nhiêu đạo thờ Trời, ngay trong Công giáo vẫn có nhiều phe nhóm. Vì vậy, trong số người tin đạo, giữ đạo,chưa chắc đã thờ Chúa một cách chính đáng.

Thờ nghĩa là gì? Tiếng Việt chúng ta, động từ “thờ” không có nghĩa rõ rệt. Nghĩa đúng hơn cả : Thờ là nhìn nhận, tôn xưng một Đấng Tuyệt Đối, cao trọng hơn mọi loài, mọi ngôi vị. Không ngôi vị, Thần, Phật nào lớn hơn, cao trọng hơn, quyền phép hơn. Đó là thờ đúng nghĩa. Nho giáo nhìn nhận Thiên hay Trời là Đấng duy nhất lớn. (chữ Thiên gồm có chữ nhất và chữ đại hợp thành). Còn người Việt Nam dùng tiếng thờ để chỉ lòng tôn kính đặc biệt: thờ thần, thờ vua, thờ cha mẹ, thờ vật linh như cây cối, thú lạ,ï bình vôi, ông táo. Cách thờ như thế làm giảm phần tôn kính lại làm cho người ta kiêng sợ.

Người tín hữu chúng ta thờ Chúa, chắc rồi, nhưng thờ có đúng không?

Chúng ta giữ đạo, thờ Chúa, vì ông bà, cha mẹ thờ; ngay khi còn thơ ấu đã được ghi vào tâm ý cách phượng thờ như thế.

Chưa có đạo, khi lớn lên, thấy đạo vui, đẹp, nhiều người theo, giữ nên mình cũng theo vui. Thờ không có ý thức!

Thờ Chúa để được Chúa ban ơn phước, giúp cho khỏi hoạ, thưởng cho làm ăn khá, được Chúa phù hộ khỏi tai ương hoạn nạn….

Đôi khi lại nghĩ không thờ Chúa thì sợ bị phạt…

Thờ Chúa cách đúng đắn là:

Không những nhìn nhận mà còn xác tín Cháu là Chủ Tể, là Đấng Tạo dựng;
Vì vậy, chúng ta phải phụ thuộc Cháu hoàn toàn.
Phải nhận thấy mình phải tuỳ thuộc hoàn toàn.
Chúa sinh, Chúa dưỡng, sống thác, nhờ Chúa; do đó phải luôn nương tựa vào Chúa (tin thì đòi phải tưởng).

Tin tưởng còn đòi phải thương yêu. Bởi vì nếu thờ mà không yêu thương thì là tâm ý nô lệ, vì sợ hãi mà thờ, chưa đúng.
Mỗi người cố gắng chấn chỉnh để thờ Chúa cho phải đạo.

TÔN THỜ ĐÚNG VÀ TỐT

Tin có Trời, thờ Trời, nhưng cho được thờ đúng và tốt thì còn phải nhờ Chúa mạc khải qua dân Do thái và nhờ Chúa Kitô đến để hoàn hảo mạc khải. Nhờ Chúa Kitô, chúng ta có thể nhận định: thờ Chúa đúng và tốt thì cần:

- Tâm tình lệ thuộc Chúa, và phục tùng hoàn toàn.
- Hoàn toàn tin tưởng nương tựa vào Chúa (trông cậy).
- Lệ thuộc tin tưởng là do mến yêu.

Thiếu một trong ba yếu tố thì chưa nói được là thờ.

1. Lệ thuộc, tùng phục. Nhận Chúa là Chủ tể nhưng lại muốn mình còn được tự do hoàn toàn, thì nói được chưa nhận Chúa làm Chủ tể. Vì thế, thờ Chúa có nghĩa là nhận Chúa là Chủ tể và đón nhận mọi điều Chúa muốn; bởi vì Chúa chỉ muốn điều tốt cho chúng ta thôi.

Mặc dầu Chúa dựng nên chúng ta, Chúa vẫn cho chúng ta tự do. Có thể hiểu tự do ở đây là muốn chọn những điều tốt, muốn làm những điều tốt này hay điều tốt khác thì tự ý mình; còn tự ý muốn điều xấu thì không đúng ý Chúa, lại có thể là một điều tội. Trong Kinh Lạy Cha chúng ta xin “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…”. Chúng ta theo ý xấu, làm việc xấu thì không còn tùng phục Chúa, không đúng với việc tôn thờ.

2. Thờ Chúa theo nghĩa không những Chúa là Chủ tể, mà Chúa cũng là “Đấng Sinh Dưỡng” (sống thác nhờ trời). Đúng ra không có gì chúng ta có được mà không phải do Chúa ban. Vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn luôn nương nhờ Chúa (nhất là trong đời sống thiêng liêng: “Không có Ta, các con không thể làm gì được”). Không có Chúa, không ơn Chúa thì đọc kinh, xem lễ, làm việc lành… không có giá trị (dẫu bên ngoài xem ra có làm, nhưng trước mặt Chúa thì không giá trị).

3. Phải do tình thương yêu. Chúa cao cả, chúng ta phải thờ, nhưng thờ như nô lệ, như bị đàn áp, thì không tốt. Nhất là vì Chúa thương nên mới sinh, mới dưỡng, mới ban cho sống siêu nhiên, vì thế chúng ta phải đáp lại bằng tình thương, đó là thờ phượng. Có thương thì thờ mới đúng và mới tốt. Chúng ta thờ Chúa thế nào? Có tùng phục, có nương tựa và nhất là có thương Chúa khơng?

IX. MỤC VỤ GIA ĐÌNH

ĐÀO LUYỆN NHỮNG GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”.(Mat 28,19-20). Với lệnh lên đường này, trong thư chung năm 2007, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khẳng định: “Chúa Giêsu đã trao cho Giáo hội sứ mạng lên đường dạy dỗ muôn dân. Từ đó giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới…Vì thế, Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục. Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo”.(Thư chung số 7). Tiếp theo gương Thầy Giêsu, Vị đạo sư lang thang rày đây mai đó, các tông đồ đã lên đường, đi tới đâu là mở trường đào luyện không cơ sở tới đó. Các ngài tận lực đào luyện những con người biết sống với nhau và cho nhau, đồng thời đào luyện những môn đệ Chúa Kitô đồng hình đồng dạng với Thầy Chí Thánh, tận tâm tận tình thờ phượng Chúa và tận tụy yêu thương tương trợ, phục vụ mọi người trong tình huynh đệ, để xây dựng một thế giới đầy sự sống, tình yêu, bình an và hạnh phúc.

Đang khi xây dựng gia đình Hội Thánh, các tông đồ không quên xây dựng các gia đình là tế bào gốc của xã hội và Giáo Hội. Cộng đoàn gia đình không bền vững, ổn định, đầm ấm, thì xã hội và Giáo Hội cũng lung lay, suy sụp. Theo gương Chúa Giêsu, Đấng xác định gia đình do Chúa Cha sáng lập, vợ chồng gắn bó, hợp nhất không phân ly: “Thiên Chúa đã làm nên người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt…Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10, 6-9). Lo cho cha mẹ không đủ, Chúa Giêsu còn lo cho con cái, Chúa Giêsu chúc lành cho các trẻ nhỏ mà Chúa Cha đã ban cho các cặp vợ chồng, như một hồng ân: “Cứ để trẻ em đến cùng Thầy, đừng ngăn cấm chúng…Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10,14.16). Các tông đồ cũng giáo dục các tín hữu, Thánh Phêrô dạy các ông chồng: “Anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu, hãy có lòng quý trọng” (I Pet 3,7), Ngài cũng dạy các bà vợ: “Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng” (I pet 3,1). Thánh Phaolô dạy các bà vợ: “Người làm vợ hãy phục tùng chồng như phục tùng Chúa” (Eph 5,22), cùng một trật cũng dạy các ông chồng: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh…Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính mình” (Eph 5,25.28). Ngài cũng chỉ dạy cách sống giữa cha mẹ và con cái: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa Kitô, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ…Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Eph 6,1-4).

“Hãy theo Thầy” (Ga 21,19) trên con đường giáo dục đời sống hôn nhân và gia đình, huấn quyền của Hội Thánh tìm mọi cách thế để thông tri, chỉ bảo, dạy dỗ giúp các gia đình Kitô sống đầm ấm tràn ngập yêu thương. Gần chúng ta hơn, Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới đã họp tại Roma từ 26.5 đến 25.10.1980 để bàn về gia đình. Sau Thượng Hội Đồng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ban hành cho tông huấn Familiaris Consortio “Những bổn phận của gia đình Kitô hữu” ngày 22.11.1981, cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp và những việc mục vụ về gia đình. Một điều chắc chắn các Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục đều muốn các Linh Mục và những người có trách nhiệm lo việc giáo dục hôn nhân và huớng dẫn các gia đình từ cha mẹ đến con cái. Hơn bao giờ hết, ngày nay, hôn nhân và gia đình đang bị đe doạ trầm trọng vì các bạn trẻ đua nhau sống thử trước hôn nhân, những người chung sống ngoài hôn nhân, những cặp vợ chồng đồng tính luyến ái, nạn ly dị phổ biến gia tăng khắp nơi với đủ mọi hạn tuổi, các gia đình rối…Vì thế giáo dục hôn nhân và gia đình là việc cấp thiết không thể lơ là.

Riêng Giáo Phận Vĩnh Long chúng ta, cần làm gì để ngày Đại Hội Gia Đình hằng năm 1/5 có kết quả thực tế? Mỗi họ đạo hay liên họ đạo có thể tổ chức những buổi học hỏi về hôn nhân và gia đình để xây dựng những gia đình đầm ấm không? Xin Quí Cha, Quí Tu Sĩ và anh chị em giáo dân suy nghĩ, góp ý cho Ban Mục Vụ Gia Đình, Toà Giám Mục Vĩnh Long. Mọi người đều được học hỏi trong Giáo Hội có sứ mạng giáo dục.

“Tiên Học Lễ…”

Anh ta là con của một gia đình công giáo, trời ban cho anh ta có tư chất rất thông minh nên học rất giỏi, anh là niềm kiêu hảnh của gia đình vì từ nhỏ anh luôn đứng nhất lớp, giấy khen treo đầy nhà.

Thấy con thông minh học giỏi nên cha mẹ anh luôn ủng hộ, đốc thúc anh học hành, anh phải học rất nhiều cho nên không còn thời gian để đến nhà thờ để học giáo lý, đi lễ và không còn biết mình là người Kitô hữu nữa.

Xong đại học, với bằng hạng ưu, anh mau chóng được một công ty nhận vào và dần dần với tài trí của mình anh mau chóng được thăng từ chức này lên chức khác. tiền bạc, địa vị của anh ai thấy cũng thèm thuồng.

Thế rồi thật bất ngờ một hôm người ta được tin anh ta bị bắt vào tù với nhiều tội danh. Nguyên do là vì muốn đạt được mục đích, anh đã bất chấp thủ đoạn.

Thấy anh có tài, người ta giao cho anh nhiều trọng trách. Mỗi lần nhận nhiệm vụ anh điều hoàn thành, có những công việc nhiều người khác không thể nào hoàn thành nổi, thế mà anh vẫn có thể hoàn thành một cách xuất sắc khiển mọi người hết sức ngạc nhiên, không hiểu bằng cách nào mà anh ta có thể làm được như thế. Chính vì thế mà lãnh đạo càng ngày càng giao cho anh những chỉ tiêu “lần sao cao hơn lần trước” và yêu cầu anh phải hoàn thành.

Con người chứ đâu phải là thần thánh, dù có tài nhưng tài sức cũng có giới hạn chứ đâu phải là quyền phép vô biên, muốn là được! Sở dĩ trước đây anh có thể hoàn thành được những việc mà người khác không thể hoàn thành, một phần nhờ vào thực lực của mình nhưng một phần là do anh đã dám làm những việc trái với lương tâm, những việc mà người khác không muốn và không dám làm.: bắt nhân viên làm thêm giờ, làm hàng kém chất lượng, làm hàng giả, đút lót, báo cáo láo …..

Thế nhưng, giấy không gói được lửa, sự thật rồi cũng được phơi bày ra ánh sáng. những việc làm ám muội của anh cũng bị phát hiện và anh phải lãnh lấy hậu quả do việc mình làm. Công lý là thế mà !

Tiếc thay một nhân tài! Vì đâu ra thể ấy? Đó là hậu quả của nền giáo dục khập khểnh chỉ chú ý giáo dục tri thức mà không chú tâm giáo dục đạo đức cho con người.

Ngạn ngữ có câu : Tri thức là chìa khóa mở mọi cánh cửa. Đúng vậy, không có tài, không có kiến thức thì chúng ta không thể làm gì được, nhưng điều đáng để chúng ta suy nghĩ đó là nếu chiếc chìa khóa vạn năng này rơi vào tay bọn ác thì xã hội sẽ khốn đốn như thế nào?

Lịch sử thế giới ghi nhận biết bao thảm họa do những kẻ có tài mà không có đức gây ra : Tần Thủy Hoàng, Hit- le, Pôn-Pốt, Bin- la- đen…

Thế mới hay việc giáo dục lương tâm nó cần thiết và quan trọng là dường nào ! Một kẻ có tài mà không có đức nếu họ không khiến được người khác thì sẽ bị người khác lợi dụng gây hại cho xã hội, còn nếu như họ khiến được người khác thì là một thảm họa cho xã hội.

Vì thế ta có thể nói rằng một nền giáo dục chỉ tạo ra những con người có tri thức mà không có đạo đức là một nền giáo dục chưa đáp ứng với nhân phẩm con người.

X. MỤC VỤ THIẾU NHI

MẤT CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG

Dòng đời không êm ái như dòng sông. Cuộc sống hiện tại như cuốn hút con người vào dòng chảy khốc liệt. Khoa học kỷ thuật đang có những bước tiến vũ bão, đã kéo con người vào cuộc chơi đến nghẹt thở. Nếu để cuộc đời trôi đi cách vô tội vạ ắt hẳn con người sẽ bị điều khiển bởi chính những gì mà họ đã tạo ra.

Điều đáng lo ngại nhất đó chính là sự mất cân bằng trong cách sống. Mất cân bằng dẫn đến một cuộc sống nhiều chênh vênh. Những nơi thừa bạc tiền thì lại thiếu đức tin, thừa khoa học nhưng thiếu lương tri. Sự chênh lệch nào cũng đều đưa đến nguy hại. Mất cân bằng sinh thái cũng chết, mất cân bằng giữa tâm và thận cũng gay, mà mất cân bằng giữa dư thừa vật chất và sự trống vắng tinh thần lại càng nguy hiểm.

Làm sao con người thoát khỏi những nghịch lý này? Đã đến lúc con người phải nhìn lại chính mình để sống một cuộc sống tròn đầy hơn. Phải chăng con người sống mất phương hướng vì đã thiếu một sự dẫn dắt căn bản trong cuộc đời. Sự dẫn dắt ấy không đến từ người khác nhưng đến từ sâu thẳm trong tâm hồn. Đó chính là niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa. Khi không có niềm tin con người sống với những điều rất hời hợt. Họ cứ đong đưa lững lờ khi phải đối diện trước một yêu cầu mang tính quyết định.

Một em học sinh suốt ngày cứ phân vân chọn lựa Chúa nhật đi lễ hay đi học. Vì hiểu biết chưa đủ, đức tin không sâu nhiều em thà bỏ lễ chứ nhất định không bỏ học. Phải chăng đó là sự mất cân bằng giữa lý trí và niềm tin. Chỉ lo phát triển sự hiểu biết đến mức sẵn sàng đánh mất căn cốt của đời sống. Thử hình dung, họ là những người đi giữa cuộc đời với dáng vấp cái đầu lúc nào cũng phình to, chắc chắn sẽ không thể đứng vững lâu dài.

Có người vì kế sinh nhai đã bỏ quên Chúa trong khoảng thời gian dài. Làm việc suốt tuần, Chúa nhật cũng không ngoại lệ. Họ sẵn sàng bỏ lễ với những lý do muôn thuở. Nào là chỗ làm khó khăn, nào là đường đi trắc trở, nào là chỗ ở xa nhà thờ… Nhưng thực sự, lý do sâu xa là vì họ không có niềm tin. Đã một thời con người chạy đến tôn giáo để tìm sự thãnh thơi trước một nhịp sống gây ra nhiều stress. Đức tin lúc ấy hiện hữu như một vũ khí chống lại ngoại cảnh, nó giúp con người tồn tại trong nghịch cảnh. Giờ đây cách nghĩ của con người có phần đổi khác. Họ viện nhiều lý do vì nghịch cảnh để tự cảm thấy an lòng khi chối bỏ bổn phận của mình trong niềm tin.

Nền giáo dục kitô giáo mang tính toàn vẹn phải đưa con người đến một niềm tin sâu xa. Dù cuộc sống có nhiều hoang mang, hoàn cảnh có nhiều bất lợi thì con người vẫn giữ vững niềm tin không chối bỏ Thiên Chúa. Đức tin luôn được coi là nền tảng để xây dựng một đời sống kitô hữu toàn diện. Đức tin luôn được coi là biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân, là sự khẳng định của một thế giới tâm hồn trong lòng thế giới vật chất.

Xây dựng con người trên đức tin và cuộc sống nội tâm, con người sẽ an tâm sống trong môi trường kỹ thuật cao mà không bị cuốn hút đến quên lãng bổn phận. Con người tận hưởng những thành quả của kỹ thuật cao trong khi vẫn giữa được cá tính, đời sống riêng tư của tâm hồn. Sự hoà hợp giữa lý trí và niềm tin, giữa đời sống vật chất và tinh thần sẽ bảo đảm cho con người một cuộc sống cân bằng và phong phú.

XI. MỤC VỤ GIỚI TRẺ

NHÂN HÒA

Khi vừa được sinh từ lòng mẹ, ta đã là người. Dầu vậy, ta luôn được kêu mời mỗi ngày trở thành người hơn. Bởi lẽ, con người chúng ta được hình thành bởi nhiều yếu tố. Cho nên, muốn thật sự trở thành một con người và hơn nữa là một người con Chúa, ta cần phải được hưởng một nền giáo dục toàn diện. Giáo hội Công giáo tự bản chất là Mẹ và là Thầy nên có bổn phận và trách nhiệm phải lo cho con cái mình được hưởng điều này.

Mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục này chính là đức tin. Có được đức tin vững mạnh, người Kitô hữu sẽ nhận ra phẩm giá của chính mình cũng như của anh chị em thật là cao trọng. Phẩm giá ấy chính là con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Đồng thời, ta cũng tin rằng người nữ đã được dựng nên từ cạnh sườn của người đàn ông ( St 2, 21 - 22). Nghĩa là phẩm giá của người nam và người nữ sẽ như nhau. Do vậy, trong đức tin ta sẽ biết tôn trọng phẩm giá của mọi người như nhau.

Cũng thế, trong đức tin ta sẽ biết sống tình liên đới với nhau. Con người giống hình ảnh Thiên Chúa ở chỗ con người có khả năng biết yêu thương nhau. Hay nói cách khác tự bản chất con người mang trong mình xã hội tính. Nghĩa là sống cùng, sống với, sống vì và sống cho người khác là những đặc tính căn bản của con người. Một ai đó đã cảm nghiệm được điều này nên đã sáng tác nên hát sinh hoạt:

“Tôi chỉ thực sự là người, nếu tôi sống với anh em tôi. Đâu phải ai xa lạ mà là người đang sống bên tôi. Thế giới này không ai là một hòn đảo. Vườn hoa này không có loài hoa lạc loài”.

Tóm lại, một con người toàn diện là con người ấy sống hài hòa trong ba mối tương quan: với Chúa – với người khác – với vũ trụ van vật. Chỉ trong đức tin ta mới có thể sống tốt được ba mối tương quan này.

XII. MỤC VỤ ƠN GỌI

Giáo Dục Con Người

Một người hoàn hảo là người được giáo dục toàn diện về mọi phương diện của cuộc sống. Người ấy trở nên hữu dụng cho xã hội nếu tài và đức đi đôi với nhau. Nghĩa là, người ấy không chỉ có một tri thức mà còn phải có một đời sống đạo đức. Một tri thức hoàn hảo sẽ đem lại lợi ích cho xã hội nếu tri thức ấy được phát triển nơi một con người đạo đức. Về phương diện giáo dục ơn gọi cũng thế. Chúng ta không thể chỉ chú tâm vào việc giáo dục đạo đức cho “ơn gọi tương lai” mà lại bỏ quên việc giáo dục “mần non ơn gọi” ấy thành người. Chúng ta không thể có một linh mục hay tu sĩ đạo đức và thánh thiện khi người ấy không phải là một kitô hữu tốt; và không thể là một kitô hữu tốt nếu người ấy không phải là một người tốt.

Vai trò giáo dục của gia đình và họ đạo (cha sở) là rất quan trọng. Vì chính tại nơi đây “mần non ơn gọi” tương lai được học hỏi và lớn lên về đời sống đức tin và ý hướng dâng mình phục vụ Nước Trời. Nhưng cũng chính tại môi trường này, những “mần non ơn gọi” cũng còn phải học cách sống làm người. Gia đình và họ đạo là nơi ảnh hưởng rất mạnh đối với những mần non này. Nếu bỏ quên điều này, thật sự là một thiếu sót trong trách nhiệm giáo dục và đôi khi sự vô tình, bỏ quên ấy trở thành “mối hoạ” cho tương lai.

Việc giáo dục một con người, chúng ta không thể chỉ phó mặc cho nhà trường (vì giáo dục hôm nay người ta chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ quên việc giáo dục cách sống làm người). Chính người cha, người mẹ phải là những người giáo dục đời sống làm người (nhân bản) cho con cái mình song song với việc giáo dục đức tin. Con cái học được từ nơi người cha người mẹ mình cách sống làm người. Một con người nhân hậu, bao dung, vị tha và biết giúp đỡ người khác; một con người luôn lãnh trách nhiệm với việc mình làm chỉ có thể có được khi chính người cha người mẹ trong gia đình đã sống như thế. Phần lớn không thể một con người như thế khi đời sống gia đình không là một mẫu gương.

Nơi môi trường họ đạo cũng thế, các em nhỏ sẽ học được nơi môi trường này lòng yêu thương, tinh thần phục vụ, hy sinh và tận tuỵ. Đây là lý tưởng mà những người có trách nhiệm dạy cho các em. Đồng thời các em sẽ nhìn vào đời sống của những người có trách nhiệm và của họ đạo mà bắt chước. Nếu những người có trách nhiệm và họ đạo sống ngược lại với những gì mình dạy cho các em thì làm sao chúng ta mong muốn những mần non này mai sau trở nên những người tài đức, thánh thiện và nhiệt thành.

Một người tốt sẽ là nền tảng để trở thành một kitô hữu tốt. Một kitô hữu tốt sẽ đặt nền tảng để trở thành một linh mục (tu sĩ) nhiệt thành và thánh thiện. Chúng ta không thể đòi hỏi có được những người như thế nếu chúng ta không chú tâm và cộng tác vào trong việc giáo dục một con người. Nhiệm vụ ấy là của gia đình, của họ đạo, của những người có trách nhiệm và của tất cả mọi người. Ngoài việc giáo dục, tôi thiết nghĩ cần có một mẫu gương giữa đời sống vì “lời nói gió bay, gương lành lôi cuốn”.

XIII. MỤC VỤ QUỚI CHỨC

TÌM HIỂU SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

Chương III : Các Môi Trường Hoạt Động Tông Đồ

14. Trên bình diện quốc gia và quốc tế

Môi trường hoạt động tông đồ mở rộng bao la trên bình diện quốc gia và quốc tế, trong đó, hơn ai hết, giáo dân là những người nắm giữ và phân phát sự khôn ngoan Kitô giáo. Tận tâm đối với quốc gia và trung thành chu toàn những nhiệm vụ công dân, người công giáo cảm thấy bó buộc phải cổ võ cho công ích thực sự, và họ phải làm sao cho ý kiến của họ ảnh hưởng tới chính quyền để quyền hành được thực thi chính đáng và để luật lệ đáp ứng được những đòi hỏi của luân lý và công ích. Những người công giáo có khả năng làm chính trị và đã được huấn luyện đầy đủ về đức tin và giáo lý đừng từ chối tham gia việc nước, bởi vì nhờ thi hành nhiệm vụ cách tốt đẹp, họ có thể đóng góp vào công ích và đồng thời mở đường cho Phúc Âm.

Người công giáo phải tìm cách cộng tác với tất cả mọi người thiện chí để cổ động cho bất cứ những gì là chân thật, công bằng, thánh thiện và đáng yêu quí (x. Ph 4,8). Người công giáo hãy đối thoại với họ, hãy đến với họ cách khôn ngoan và tế nhị, hãy tìm cách kiện toàn những định chế xã hội và quốc gia theo tinh thần Phúc Âm.

Trong các dấu chỉ của thời đại chúng ta, phải đặc biệt chú ý tới ý nghĩa ngày một gia tăng và không thể tránh né về sự liên đới giữa các dân tộc mà nhiệm vụ của hoạt động tông đồ giáo dân là phải lo lắng cổ động và biến nó thành một khát vọng chân thành và thiết thực về tình huynh đệ. Hơn nữa giáo dân còn phải ý thức về lãnh vực quốc tế và ý thức về những vấn nạn cũng như những giải pháp trên lý thuyết hay trong thực hành đang được đề ra, nhất là về những vấn đề liên quan tới các dân tộc đang nỗ lực phát triển.
Tất cả những ai làm việc ở các nước khác hay đang trợ giúp những nước ấy phải nhớ rằng những mối bang giao giữa các dân tộc phải là cuộc trao đổi huynh đệ đích thực, trong đó, cả hai bên cùng cho và cùng nhận. Còn những ai xuất ngoại để lo công chuyện hay để giải trí phải nhớ rằng dù họ ở đâu họ cũng vẫn là sứ giả lưu động của Chúa Kitô và họ phải sống đúng danh hiệu đó.

Gợi ý giải thích:
“Làm việc Tông Đồ” trên bình diện quốc gia và quốc tế, giáo dân phải làm gì?
Người giáo dân cộng tác với ai, nhằm những thiện ích chung nào?
Qua những dấu chỉ thời đại, giáo dân làm gì?
Những người tạm cư ở nước ngoài, phải thể hiện điều gì?

Gợi ý thực hành:
Quới Chức nào có liên hệ công việc hay bà con với người nước ngoài?
Trong bang giao, có những điều gì cần lưu ý? Đạo và đời.
Quới Chức nghĩ sao về vấn đề “gã chồng Đài Loan”?
Quới Chức nào đã đi nước ngoài? Chia sẻ kinh nghiệm……

XIV. TẢN MẠN

“VĂN HOÁ CÁI MUỐN"

Cuộc sống thời hiện đại với những phương tiện truyền thông kỹ thuật đã kích thích nhu cầu của con người, khiến con người ước muốn quá nhiều điều. Thậm chí đã hình thành cái gọi là “văn hoá cái muốn” của thế hệ X. Con người ngày nay ước muốn gì? Câu trả lời có vẽ đã rõ. Họ muốn thành công nhanh nhất với những phương cách dễ dàng nhất. Họ muốn: “kiếm được nhiều, lấy được nhiều, lấy được nhiều, giữ nhiều, sở hữu nhiều . . .” Và khi muốn những điều như thế thì cũng đồng nghĩa với việc họ không muốn hay sợ : chia sẻ, cho đi, săn sóc người khác, hy sinh, phục vụ . . .

“Văn hoá cái muốn” dễ đưa con người đến thái cực nguy hiểm này là:
- Xem cái bạn “có” quan trọng hơn cái bạn “là”.
- Xem những điều tốt là những điều làm cho họ trông đẹp hơn và đem lại thú vui cho họ.
- Xem thành công là có đủ tiền để mua hàng hiệu, hàng đắt tiền . . .

Điều đáng nói là “Văn hoá cái muốn” tác động và ảnh hưởng đến hết mọi người, mọi thành phần, trong đó có cả những người Kitô hữu và đặc biệt là những người sống đời thánh hiến và tận hiến cho Chúa.

Ngày nay, người ta mỉa mai nhiều khi nói đến lời khấn về đức KHÓ NGHÈO. Đời sống “Khó nghèo” được dịch lại là “Khó mà nghèo”. Dù đó chỉ là lời nói bông đùa, nhưng coi chừng đó là vấn đề thực tế với trọn vẹn ý nghĩa của nó, không hề bông đùa chút nào!

Tôi cũng đã từng nghe một vài linh mục và một số tu sĩ tâm sự cách rất chân thành rằng: “Thời nay, làm mục vụ mà không có tiền thì bó tay, không thể làm được chuyện gì hết! Có tiền mới giúp được người nghèo, có tiền mới truyền giáo được, có tiền mới xây dựng cái này cái kia được, có tiền mới tổ chức hội này, hội kia được . . .!” Xem ra những lý do mà những linh mục và những tu sĩ đó đưa ra nghe cũng có lý lắm, thuyết phục lắm. Nhưng nghĩ kỹ lại thì nguy hiểm quá. Vô tình chúng ta đã biến phương tiện trở thành mục đích mất rồi. Nói cách khác, “cái có” trở thành và được đồng hoá với “cái là” luôn rồi. Chính vì mang quan niệm lệch pha như thế nên có không ít linh mục đã trở thành những công chức, những linh mục “model 2.7” (thứ hai đi, thứ 7 về). Lý do là đi kiếm tiền về làm việc tông đồ, làm việc truyền giáo, xây dựng nhà xứ .

Có thể giáo dân sống trong những Họ đạo có mẫu linh mục như thế thì đời sống kinh tế sẽ khá hơn, cầu đường thông thoáng hơn, phương tiện nghe nhìn hiện đại hơn, thân xác no tròn béo tốt hơn. . . còn phần linh hồn thì đang trong cơn nguy khốn, thoi thóp, gầy còm và bị “suy dinh dưỡng”! Bởi lẽ, phần hồn của họ không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Thánh Thể Chúa. Họ cũng không tìm được ơn Chúa nơi các Bí tích . . .

Biết bao những thông điệp trong Giáo hội cho thấy rằng: linh mục là người của Chúa và có sứ mạng chính yếu là chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Vấn đề quan trọng là phải hiểu cho đúng hai chữ “chăm sóc”. Đâu là điều chính yếu, đâu là chuyện phụ tùy, đâu là mục đích, đâu là phương tiện. Bởi lẽ, khoảng cách giữa những điều này là rất gần; biên giới của chúng được kẻ bởi những sợi chỉ nhỏ và vô hình. Do đó, ta rất dễ nhầm lẫn và “đá lộn sân”!

Nói về “văn hoá cái muốn”, triết gia Bertrand Russell đã viết: “ Thành công là có được thứ bạn muốn, còn hạnh phúc là muốn thứ bạn có”. Câu nói nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng ý nghĩa thật là thâm thúy và sâu sắc. Có rất nhiều người không hề biết quí trọng những gì mình đang nắm giữ trong tay mà lại đi “thả hình bắt bóng”. Rất có thể sau khi đã đạt được điều mình muốn rồi (được làm linh mục, được khấn trọn) thì không còn biết quí trọng nó nữa, không còn xem đó là ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa vì yêu thương đã trao ban cho chúng ta nữa, mà chỉ coi như đó một thành công do nỗ lực riêng của bản thân để rồi tha hồ sống theo ý riêng của mình.
“Muốn thứ bạn có” là an vui với những gì mình đang có, đón nhận chúng cách vui vẻ và sống với chúng trong tâm tình hân hoan và biết ơn. Nhà tỉ phú người Mỹ Warren Buffet (người giàu nhất nhì thế giới) đã nói một câu rất hay: “Nếu bạn không tìm thấy hạnh phúc là lỗi của bạn”.

Trong “văn hoá cái muốn”, hàng loạt những nghịch lý đã và đang diễn ra. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ cụ thể:

Trong “văn hoá cái muốn”

* Có thể bạn có :
- Căn nhà lớn hơn nhưng gia đình nhỏ hơn
- Nhiều tiện nghi hơn nhưng ít thời gian hơn.
- Nhiều bằng cấp hơn nhưng cảm thức chung ít hơn
- Nhiều kiến thức hơn nhưng phán đoán nông cạn hơn

* Cũng rất có thể bạn ở trong tình trạng:
- Cười quá ít nhưng lái xe quá nhanh và giận dữ quá lẹ.
- Thấy việc lên mặt trăng dễ hơn qua đường gặp một người láng giềng mới.
- Chinh phục không gian dễ hơn nhưng không chiến thắng được thế giới nội tâm.
- Làm sạch được không khí nhưng gây ô nhiễm tâm hồn.
- Thu nhập cao hơn nhưng luân lý thấp hơn.
- Sống vội vã hơn và ít biết kiên nhẫn hay chờ đợi.
- Thu nhập 2 đầu nhưng ly dị nhiều hơn . . .

Ước gì chúng ta luôn biết đề phòng và cảnh tỉnh chính mình, đừng để thứ văn hoá không mấy tốt lành ấy xâm chiếm tâm hồn ta và biến ta thành kẻ nô lệ cho những thứ phụ tùy. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc và an vui hơn trong hành trình sống đức tin cũng như sống đời tận hiến.

XV. MỘT LỐI SỐNG

NGƯỜI CÓ GIÁO DỤC

Trong thư gửi cho em trai, văn hào Nga A.P. Chekhov viết : “Những người có giáo dục biết tôn trọng nhân cách, và bởi vậy bao giờ họ cũng độ lượng, mềm mỏng, lịch sự và biết nhường nhịn ...

Họ không bao giờ nổi doá lên vì ăn phải một bát súp cho muối quá tay, hay vì một cục tẩy bị rơi mất...

Họ không chỉ biết thương những người ăn mày và những chú mèo con và còn biết đau đến cả những điều mắt thường không trông thấy....

Họ trung thực và sợ điều dối trá như sợ lửa. Họ không nói dối ngay cả trong những chuyện tầm phào, vặt vãnh. Dối trá là xúc phạm người nghe và ti tiện hoá người nói.

Họ không làm điệu, uốn éo, không bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Họ không ba hoa và không trút ra hàng tràng lời tâm sự khi không ai muốn hỏi.

Họ không tự hành hạ mình để gợi lòng thương hại ở kẻ khác. Họ không vội vàng tất bật...”

(Việt Lâm/ Báo Thanh Niên 14. 04. 2005)

Người có giáo dục tốt là người biết tôn trọng mình để rồi cũng biết tôn trọng người theo như chính họ “là” (Con Chúa), chứ không theo những gì họ “làm”, tức là những cái họ có. Sống giản đơn, chân thật với mình và với người, niềm vui thanh thản sẽ đến trong tâm hồn.

XVI. SỐNG LỜI CHÚA: Mt 16, 214

Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.

1228    21-04-2012 15:39:04