Người giới thiệu chương trình truyền hình “Ngày của Chúa” mất cha mẹ trong một tai nạn năm ông sáu tuổi. Bây giờ là người lớn, ông làm chứng cho các giai đoạn cần thiết để giải phóng được nội tâm và khuyến khích các em bé mồ côi khác vượt lên thử thách.
Người vui vẻ tươi cười, chuyên nghiệp, thoải mái trên sàn quay, đàng sau dáng vẻ bề ngoài thành công hoàn toàn, không ai ngờ David Milliat lại che giấu một bí mật. Nhưng tuổi thơ bầm dập do cha mẹ mất sớm đã mở ra một kẻ hở để vùi vào đó sự bấp bênh và từ đó nó không bao giờ đi ra. Qua lợi ích của việc đi tìm đời sống thiêng liêng, nhưng phải trả giá bằng đời sống gia đình. Bây giờ, ông làm chứng cho quá trình con mồ côi của mình, từ mặc cảm với nhu cầu cần được hiểu đến việc mời các nạn nhân của im lặng nói lên, tránh cho họ khỏi phải chịu các hệ quả quá nặng nề.
Tuy nhiên kẻ hở này lại hỗ trợ cho công việc của ông, châm ngòi cho khát khao quan hệ và là động lực cho một cuộc đi tìm ý nghĩa thật sự. Chắc chắn ông sẽ không là ứng viên lý tưởng để giới thiệu lễ chúa nhật mà không nếm qua kinh nghiệm mong manh này. Dù vậy, khi mang gánh nặng nỗi buồn có thể dẫn đến trầm cảm, thì chúng ta phải làm gì để tiếp tục đi tới? David Milliat tin chắc mỗi người đều mang trong mình các nguồn năng lực không nghi ngờ để đối diện với thử thách. Ông đã có kinh nghiệm, dù kinh nghiệm này phải trả giá bằng can đảm, phải xử lý với căng thẳng, phải vượt lên các giới hạn của mình. Nhất là ông muốn truyền tải thông điệp mà ông đặt tựa cho quyển sách: Tôi quyết định sống, vì nhổ đi bóng tối bên trong là chuyển động của sự sống.
Mồ côi, làm thế nào để lấp khoảng trống tình yêu của cha mẹ?
Thật khó để có câu trả lời cho tất cả. Khi bạn là người lớn và bạn phải báo cho một em bé sáu tuổi biết cha mẹ của em đã chết vì tai nạn, nhưng cả khi bạn đã là người lớn, một vài câu hỏi đau khổ vẫn còn đó. Có gì tự nhiên hơn khi trở thành nhà báo, chuyên gia trong các vấn đề tôn giáo?
Một mặt, David Milliat vác thập giá của mình và cố gắng xây dựng đời sống, ông lập gia đình, có hai con gái nhưng rồi ly dị vì trong lòng vẫn còn khắc khoải của cậu bé mồ côi. Mặt khác, quá trình nghề nghiệp của ông được vạch gần như ngoài ý muốn của ông, từ các kênh truyền hình công giáo đến chương trình “Ngày của Chúa”. Trong nhiều năm, ông đương đầu với cuộc chiến nội tâm để không bị đắm, công việc nghề nghiệp tốt đẹp này như một nơi nghỉ ngơi. Ông khám phá ở đây nhu cầu quan hệ của mình, niềm vui được chia sẻ với công chúng, được gặp những người ẩn giấu, những người luôn mang các giá trị thiết yếu, từ ông Jean Vanier đến các phụ nữ làm việc trong giáo xứ, những người âm thầm phục vụ để phụng tự được tồn tại, được là khoảnh khắc sống của cộng đoàn. Ông thấy mình có khả năng là người tiếp sức cho các quan hệ, quên đi cảm giác bị bỏ rơi, không được là người con, đến lượt mình lại không thành công khi làm cha. Giới thiệu “Ngày của Chúa” không phải là chuyện bình thường cho một người khi còn trẻ đi bên lề đức tin. Nhưng nhu cầu dai dẳng đi tìm người kia, với âm hưởng nhân tính của Ngài, nếm sự hiện diện của Ngài và truyền sự hiện diện này lên truyền hình, chính xác là cuộc gặp gỡ của ông với Chúa, mà ông nghĩ Ngài đã bỏ mình khi mình còn nhỏ, khi một phần thế giới của ông đã bị sụp đổ.
Khi đưa ra chứng từ của mình trong quyển sách này, thì đó là cũng là cuộc gặp gỡ mà ông mời gọi cho một tiến trình, một thái độ không khoe khoang, không kiêu ngạo, tất cả những gì tách biệt với người khác và cả với chính mình. Chắc chắn đây là những lời nói mang đến cho độc giả ý nghĩa và khát khao để có các cuộc gặp gỡ đích thực, tôn trọng và những giai đoạn đau khổ mà chúng ta phải đi qua trước khi tìm thấy ánh sáng. Nếu Chúa không bao giờ để chúng ta một mình thì chắc chắn Ngài cũng trông cậy vào chúng ta để làm nhân chứng, để bắt chước.
“Tôi quyết định sống”, con đường của một người mồ côi trở thành người dẫn chương trình truyền hình, tác giả David Milliat và Christophe Henning, nxb. Salvator, 11-2018. (“ J’ai décidé de vivre”, itinéraire d’un orphelin devenu présentateur télé, de David Milliat et Christophe Henning, éditions Salvator, novembre 2018).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch