Sidebar

Thứ Hai
06.05.2024

Đức Phanxicô sẽ gặp các người Rohingya ở Bangladesh

 

Ngài thứ hai 27 tháng 11, ngài sẽ có hai chuyến thăm tế nhị, một ở nước Miến Điện phật giáo và một ở nước Bangladesh hồi giáo. Các lời tuyên bố của ngài sẽ được chú ý đặc biệt do có vụ bách hại đau thương của người Rohingya.

Ngày thứ tư 22 tháng 11, ông Greg Burke, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết, trong chuyến đi của Đức Phanxicô đến Bangladesh vào ngày 30 tháng 11 tới đây, ngài sẽ gặp các thành viên của cộng đoàn hồi giáo người Rohingya ở Dacca. Người Rohingya đã phải rời bỏ nước Miến Điện láng giềng đã bức bách giết hại họ.

Ông Greg Burke công nhận: “Đức Giáo hoàng đi vào thời điểm khó khăn của cả hai nước. Từ cuối tháng 8, các người Rohingya đã phải ồ ạt bỏ xứ ra đi vì có các vụ thảm sát. Vì thế chuyến đi cần phải chú ý đặc biệt và đây cũng là chuyến đi quan trọng về mặt ngoại giao”.

Có khoảng 900 000 người hồi giáo Rohingya đã phải bỏ trốn Miến Điện, hiện nay họ ở trong các trại tị nạn thiếu thốn đủ mọi phương tiện ở miền Nam Bangladesh. 620 000 người trong số họ đã trốn khỏi Bang Rakhine (miền Tây-Nam Miến Điện) để tránh các bạo hành quân sự mà bây giờ cơ quan Liên Hiệp Quốc và Washington cho đây là một vụ “thanh trừng chủng tộc” của đất nước có đại đa số người dân là Phật giáo. Tại nước Miến Điện Phật giáo, họ bị cho là tiện dân, cũng như các sắc dân thiểu số khác, nhất là các kitô hữu.

Cuộc gặp rất được mong chờ của Đức Giáo hoàng với một “nhóm nhỏ người Rohingya” được tổ chức trong khuôn khổ của “gặp gỡ liên tôn và đại kết vì hòa bình”, dự trù sẽ diễn ra vào cuối ngày 1 tháng 12 ở Dacca, thủ đô của Bangladesh. 

Các cuộc gặp chứng từ

Ngày 18 tháng 11, Hồng y Chrales Bo, thuộc giáo phận Rangoun đã đến Rôma để chuẩn bị cho chuyến đi của Đức Giáo hoàng tại Miến Điện. Theo đề nghị của hồng y, Đức Phanxicô sẽ gặp đại tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội ở Miến Điện và gặp các chứng nhân của người Rohingya ở Bangladesh. Hồng y cũng xin Đức Phanxicô đừng dùng chữ Rohingya, mà thay vào đó là chữ “người hồi giáo ở Bang Arakan”. Đại tướng Hlaing là người lãnh đạo quân đội Miến Điện bị Liên Hiệp Quốc tố cáo là người chủ trương thanh trừng chủng tộc đối với người Rohingya. Cuộc gặp với đại tướng sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 11 ở Rangon, thủ đô kinh tế của Miến Điện. Gần đây đại tưóng Hlaing cho rằng, không thể có chuyện người tị nạn Rohingya trở về Miến Điện như Bangladesh đề nghị.

Ở Miến Điện, chữ “Rohingya” bị cấm kỵ. Họ thuộc nhóm thiểu số người hồi giáo không quốc tịch, họ bị gán là người Bangladais, bị cho là người di dân bất hợp pháp của Bangladesh. Dù cho một số lớn đã sống ở Miến Điện từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã có thẻ căn cước, cho đến khi lực lượng quân đội kháng chiến tước của họ vào năm 1982.

Một buổi gặp gỡ khác cũng được thêm vào chương trình là buổi gặp liên tôn riêng vào ngày 28 tháng 11 ở Rangoun.

Ngày 1 tháng 12, có một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo tôn giáo như đã dự trù ở Bangladesh. Nhưng Tòa Thánh cho biết, trong buổi gặp này các người Rohingya sẽ có mặt. Đây là buổi gặp “không phải để cầu nguyện, mà buổi gặp chứng từ”.

Ngoài ra trong chuyến đi Bangladesh, Đức Phanxicô sẽ phong chức cho 16 tân linh mục, Bangladesh chỉ có 400 linh mục. Còn ở Miến Điện, Đức Phanxicô đến thăm một “cộng đoàn nhỏ” và một chế độ đang chuyển tiếp.

Ngày thứ ba 28 tháng 11, Đức Phanxicô sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi ở thủ đô hành chánh Naypyidaw.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

485    24-11-2017