Sidebar

Thứ Tư
08.05.2024

Một tài liệu chưa được công bố về lạm dụng tình dục trên trẻ em trong Giáo hội Ba Lan

 

Ngày thứ bảy 11 tháng 5, cuốn phim được đăng trên YouTube, chỉ trong vòng ba ngày đã có 11 triệu lượt người xem bộ phim tài liệu về các lạm dụng của linh mục. 

“Chỉ là đừng nói chuyện này cho ai biết” là bộ phim tài liệu của ký giả độc lập người Ba Lan, Tomasz Sekielski, ông nhìn lại các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên ở Giáo hội Ba Lan. Cuốn phim tài liệu gây sốc dài hai giờ. Giữa các vụ bao che, thiếu phản ứng từ các giáo phận, khó khăn của các nạn nhân, cuốn phim dưa ra một bối cảnh không nhân nhượng, và đã không ngần ngại nêu rõ ràng tên các linh mục tác giả các vụ tấn công và các giám mục bị nghi là giữ im lặng trong các vụ này.

Một sức mạnh chìm xuống trong chừng mực gây giật gân

Mở đầu cuốn phim là lời chứng kinh ngạc của bà Anna, 39 tuổi. Bà đến thăm linh mục đã lạm dụng mình khi còn nhỏ ở nhà hưu dưỡng nơi linh mục này đang ở. Cùng đi với nhà sản xuất bộ phim tài liệu đóng giả chồng, bà giấu camera dưới lớp áo, bà đi vào phòng vị linh mục đã lớn tuổi và hỏi: “Cha còn nhớ tôi không? (…) tôi muốn cha nhìn thẳng vào mắt tôi, vì tôi nghĩ đây là lần cuối”. Sau đó là cuộc đối diện khủng khiếp với người của Giáo hội, hoàn toàn chưng hửng trước tình huống này, ông đã thú nhận các lạm dụng và xin người phụ nữ tha thứ. Bà buông lời: “Tôi hy vọng Chúa sẽ phán xét cha cách thích ứng và với công lý”. Lòng dâng trào xúc động, bà Anna rời căn phòng.

Các cảnh này được quay với camera ẩn giấu và các lời giải thích đột xuất làm mốc cho cuốn phim tài liệu, đã tạo cho cuốn phim một sức mạnh hiếm có nhưng không tránh khỏi một cách nào đó gây giật gân đáng lo ngại. Ký giả Tomasz Sekielski không ngần ngại dồn người người đối thoại của mình trả lời các câu hỏi quyết liệt, vì sao tòa đã cấm sinh hoạt với trẻ vị thành niên mà linh mục vẫn điều hành các cuộc tĩnh tâm cho trẻ em.

Một cuốn phim tài liệu với mức độ chính xác nổi bật

Dù dàn dựng rất ngoạn mục, bộ phim tài liệu “Chỉ là đừng nói chuyện này cho ai biết” được chú ý đến nhờ tính chính xác của các sự kiện. Với từng sự việc, nhà thực hiện phim đưa vào các yếu tố không chối cãi được các lời cáo buộc nghiêm trọng. Ông mời từng nạn nhân quay trở lại nơi mà họ bị lạm dụng và đưa ra lời chứng sắc bén chính xác. Tiết lộ danh tính của một số người liên quan trong việc “bao che” các tội ác này, ông đưa ra các lá thư trao đổi giữa các giáo phận, nhắc lại các lời hứa cách chức các linh mục bị cáo buộc, các lời hứa không bao giờ được giữ, thuyên chuyển không ngừng các linh mục này từ giáo phận này qua giáo phận khác.

Để mời người xem suy tư về chủ đề này, nhà thực hiện phim đã mời nhiều chuyên gia để có câu trả lời cho một số câu hỏi được đưa ra qua cuốn phim: tại sao có ít hành động từ phía các người cầm quyền Giáo hội? Vì sao có nhiều khó khăn trong thủ tục tố tụng? Vì sao các nạn nhân quay trở lại với kẻ lạm dụng mình? Hậu quả của các lạm dụng này trong đời sống của họ như thế nào?

Sự từ chối tham gia của giáo trưởng Ba Lan và của chủ tịch hội đồng giám mục

Cuốn phim phê phán rất mạnh các nhà cầm quyền Giáo hội Ba Lan ngày nay, bộ phim kết thúc với việc nêu lên sự từ chối của Giám mục giáo trưởng Ba Lan Wojciech Polak và của Giám mục Stanislaw Gadecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, hai vị không tham dự vào cuốn phim này.

Giám mục Gadecki đã lên tiếng nhiều lần, nhất là ngày 14 tháng 3 ở Krakow trong buổi họp báo khi các trích đoạn cuốn phim được chiếu, ngài cho rằng “ấu dâm trong Giáo hội” là “câu khẩu hiệu ý thức hệ được lựa chọn rất đúng” nhằm mục đích “làm suy yếu uy quyền của Giáo hội và từ đó phá hủy niềm tin trong cộng đoàn”. Ngài bày tỏ sự “xúc động và buồn bã” của mình khi xem phim này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

231    20-05-2019