Sidebar

Thứ Tư
15.05.2024

Thư Của Bộ Giáo Sĩ Gởi Các Linh Mục Trên Toàn Thế Giới năm 2012

VATICAN. 10 năm sau lá thư lịch sử của Đức Gioan-Phaolô II về nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục, Bộ Giáo Sĩ tái mời gọi các linh mục gia tăng nỗ lực hơn nữa trong việc nên thánh và góp phần thánh hóa tha nhân.

Trên đây là nội dung lá thư của Bộ Giáo Sĩ đề ngày 26-3-2012 và công bố trên Web của Bộ (www.clerus.org) nhân Ngày Thế Giới cầu cho sự thánh hóa các LM sẽ được cử hành vào lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 15-6-2012 tới đây.

Kèm theo lá thư, Bộ Giáo Sĩ cũng gửi đến các LM một bản giúp xét mình về rất nhiều điều, từ cách thức cử hành Thánh Lễ cho đến cuộc sống thanh khiết, khiêm tốn, quảng đại, xa tránh xu hướng duy tiêu thụ.

Sau đây là nguyên văn lá thư của Bộ Giáo sĩ gửi các linh mục:

+++

Các Linh Mục thân mến,

Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tới đây, ngày 15-6-2012, theo thông lệ, chúng ta sẽ cử hành "Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự thánh hóa các Linh Mục". Kiểu nói của Kinh Thánh: "Ý Thiên Chúa là anh em hãy nên thánh!" (1 Ts 4,3), tuy được gửi đến tất cả các tín hữu Kitô, nhưng có liên hệ đặc biệt đến các linh mục chúng ta là những người đã đón nhận không những lời mời gọi "nên thánh", nhưng cả lời mời trở thành những "thừa tác viên thánh hóa" cho nhiều anh chị em chúng ta.

"Ý Thiên Chúa", trong trường hợp chúng ta, có thể nói là tăng gấp đôi và gia bội đến vô tận, đến độ chúng ta có thể và phải tuân hành thánh ý ấy trong mỗi hành động thừa tác mà chúng ta thi hành. Đây thực là một vận mệnh tuyệt vời của chúng ta: chúng ta không thể thánh hóa mình nếu không giúp thánh hóa anh chị em chúng ta, và chúng ta không thể làm việc cho sự thánh hóa anh chị em chúng ta, nếu trước đó chúng ta không đã và đang làm việc cho sự thánh hóa bản thân mình.

Khi dẫn đưa Giáo hội vào Ngàn năm mới, Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II đã nhắc nhở chúng ta qui luật về lý tưởng nên trọn lành, phải được cống hiến ngay cho tất cả mọi người: "Hỏi một dự tòng: "Bạn có muốn lãnh nhận bí tích Rửa tội hay không?" cũng có nghĩa là hỏi họ: "Bạn có muốn nên thánh hay không? (1).

Chắc chắn trong ngày chúng ta thụ phong linh mục, câu hỏi này của bí tích rửa tội lại vang vọng trong con tim chúng ta, một lần nữa đòi chúng ta trả lời; nhưng câu hỏi ấy cũng được ủy thác cho chúng ta để chúng ta biết gửi đến các tín hữu của chúng ta, bảo tồn vẻ đẹp và đặc tính quí giá của câu hỏi ấy.

Xác tín này không trái ngược với ý thức về những thiếu sót bản thân của chúng ta, và cũng không bị tương phản vì lỗi của một số người nhiều khi làm cho chức linh mục bị hổ nhục trước mặt thế giới.

10 năm sau, xét vì những tin tức trầm trọng được phổ biến, chúng ta cần phải làm vang vọng một cách mạnh mẽ và cấp thiết hơn nữa trong con tim chúng ta những lời mà Đức Gioan-Phaolô II đã ngỏ với chúng ta trong Lá Thư Thứ Năm Tuần Thánh năm 2002:

"Ngoài ra, trong lúc này đây, trong tư cách là linh mục, chúng ta bị đánh động trong thẳm sâu tâm hồn vì tội của một số anh em chúng ta, họ đã phản bội ơn thánh đã lãnh nhận qua việc chịu chức, chiều theo cả những biểu hiện tệ hại nhất của 'mầu nhiệm sự ác' đang hoạt động trong thế gian. Vì thế đã gây ra những gương mù trầm trọng, với hậu quả là tạo nên một bóng đen nặng nề ngờ vực về tất cả những linh mục đầy công trạng khác, đang chu toàn sứ vụ trong sự liêm chính và phù hợp với niềm tin của họ, nhiều khi với lòng bác ái đến độ anh hùng. Trong khi bày tỏ sự quan tâm ân cần đối với các nạn nhân, Giáo Hội cố gắng đáp lại theo sự thật và công lý đối với mỗi hoàn cảnh cam go, tất cả chúng ta, ý thức về sự yếu đuối của con người, nhưng tín thác nơi quyền năng chữa lành của ơn thánh Chúa, chúng ta được mời gọi ôm lấy mầu nhiệm thập giá, và dấn thân hơn nữa trong sự tìm kiếm sự thánh thiện. Chúng ta phải cầu xin, để trong sự quan phòng của Ngài, Chúa khơi dậy trong các tâm hồn một đà tiến quảng đại của những lý tưởng tận hiến cho Chúa Kitô vốn ở nơi căn cội sứ vụ linh mục" (2).

Trong tư cách là những thừa tác viên của lòng từ bi Chúa, chúng ta biết rằng việc tìm kiếm sự thánh thiện luôn luôn bắt đầu bằng sự thống hối và tha thứ. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy phải xin như vậy, trong tư cách từng linh mục, nhân danh tất cả các linh mục và cho mọi linh mục (3).

Tiếp đến, lòng tín thác của chúng ta càng được củng cố thêm nhờ lời mời gọi mà chính Giáo Hội gửi đến chúng ta: hãy tái bước qua "Cánh Cửa Đức Tin", tháp tùng tất cả các tín hữu của chúng ta. Chúng ta biết rằng đó là tựa đề Tông Thư qua đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ấn định Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 12-10 năm nay, 2012.

Một suy tư về những hoàn cảnh của lời mời gọi này có thể giúp chúng ta. Lời mời này ở trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 (11-10-1962) và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (11-10-1992. Ngoài ra, trong tháng 10 năm 2012 này, Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới được triệu tập về đề tài "Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô".

Vì thế, chúng ta được yêu cầu đào sâu về mỗi "chương" ấy:

- Về Công đồng chung Vatican II, để Công đồng tái được tiếp nhận như "Ân phúc lớn mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20": "Một địa bàn chắc chắn để hướng dẫn chúng ta trong hành trình của thế kỷ đang mở ra", "một sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân luôn cần thiết của Giáo Hội" (4).

- Về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, để sách này được thực sự đón nhận và sử dụng "như một dụng cụ chắc chắn và hợp pháp để phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội và như một qui tắc chắc chắn để giảng dạy đức tin" (5);

- Về việc chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám Mục sắp tới để công nghị này "là một cơ hội thuận tiện đưa toàn thể Giáo hội vào một thời kỳ suy tư đặc biệt và tái khám phá đức tin" (6).

Giờ đây, như một dẫn nhập vào toàn thể công việc, chúng ta có thể suy niệm vắn tắt về sự chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng, mà tất cả đều qui tụ vào: "Chính tình yêu Chúa Kitô làm cho tâm hồn chúng ta được tràn đầy và thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng. Ngày nay cũng như thời xưa, Chúa sai chúng ta trên các nẻo đường thế giới để công bố Tin Mừng của Chúa cho mọi dân tộc trên trái đất (Xc Mt 28,19). Với tình yêu thương, Chúa Giêsu Kitô lôi kéo con người thuộc mọi thế hệ đến với Ngài: trong mọi thời đại, Ngài triệu tập Giáo Hội, ủy thác cho Giáo hội việc loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế cả ngày nay cũng cần có một dấn thân đầy xác tín của Giáo Hội cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại được lòng nhiệt thành hăng hái trong việc thông truyền đức tin" (7).

"Tất cả mọi người thuộc mọi thế hệ", "Tất cả các dân tộc trên trái đất", "tái truyền giảng Tin Mừng": đứng trước chân trời phổ quát như thế, nhất là các linh mục chúng ta phải tự hỏi làm thế nào và ở đâu những lời quả quyết ấy có thể liên kết với nhau và đồng hiện hữu.

Vì thế, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách nhắc nhở rằng Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã mở đầu với một vòng tay bao quát, nhìn nhận rằng "con người có 'khả năng' Thiên Chúa" (8), nhưng Sách ấy làm như thế bằng cách chọn đoạn văn sau đây của Công đồng chung Vatican 2 như một trích dẫn đầu tiên:

"Lý do cao cả nhất của phẩm giá con người hệ tại ơn gọi của con người được hiệp thông với Thiên Chúa. Con người được mời gọi đàm đạo với Thiên Chúa, ngay từ thủa ban đầu: thực vậy, con người không hiện hữu nếu không được Thiên Chúa tạo dựng từ lòng yêu thương của Ngài, được duy trì trong cuộc sống luôn được rút ra từ lòng tình yêu ấy; và con người không hoàn toàn sống theo chân lý, nếu không tự nguyệ nhìn nhận tình yêu thương ấy và không tín thác nơi Đấng Tạo Dựng nên mình. Tuy nhiên, nhiều người đồng thời với chúng ta không hề nhận thấy hoặc minh nhiên loại bỏ sự kết hiệp thân tình và sinh tử với Thiên Chúa" (9)

Với văn bản vừa trích dẫn với những trích dẫn phong phú như thế, làm sao có thể quên rằng, các Nghị Phụ muốn ngỏ lời trực tiếp với những người vô thần, khẳng định phẩm giá vô biên ơn gọi của họ, mà họ trở nên xa lạ trong tư cách là người? Và các Nghị Phụ làm như vậy với cùng những lời được dùng để mô tả kinh nghiệm Kitô, với tính chất thần bí tột độ!

Cả Tông Thư "Cánh Cửa Đức Tin" cũng bắt đầu bằng lời quả quyết rằng "Đức tin dẫn vào cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa", điều này có nghĩa là đức tin giúp chúng ta chìm đắm trực tiếp trong mầu nhiệm chủ yếu của đức tin, mà chúng ta phải tuyên xưng: "Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Thần - có nghĩa là tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương" (ivi,n.1)

Tất cả những điều ấy phải vang vọng đặc biệt trong tâm hồn chúng ta và trong trí tuệ chúng ta, để giúp chúng ta ý thức đâu là thảm trạng trầm trọng nhất trong thời đại chúng ta ngày nay.

Các nước đã theo Kitô giáo không còn bị cám dỗ chiều theo một thứ chủ thuyết vô thần tổng quát (như trong quá khứ), nhưng họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một chủ thuyết vô thần đặc thù đến từ sự quên lãng vẻ đẹp và sức nóng của Mạc Khải Ba Ngôi.

Ngày nay, nhất là các linh mục trong việc Thờ Lạy hằng ngày và trong sứ vụ thường nhật, phải đưa tất cả về với niềm Hiệp Thông Ba Ngôi: chỉ từ sự hiệp thông ấy và chìm đắm trong đó, các tín hữu mới có thể thực sự đạt tới tâm hồn của mỗi người và tới quê hương mà tất cả chúng ta được kêu gọi đi tới. Và chỉ như thế, các linh mục chúng ta mới có thể tái trao tặng cho con người ngày nay phẩm giá làm người, ý nghĩa những quan hệ giữa con người với nhau và ý nghĩa đời sống xã hội, và mục đích của toàn thể công trình sáng tạo.

"Tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương": không có công trình tái truyền giảng Tin Mừng nào thực sự là có thể nếu các tín hữu Kitô chúng ta không có khả năng gây kinh ngạc và làm cho thế giới tái xúc động với việc loan báo Bản Chất Tình Thương của Thiên Chúa chúng ta, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa diễn tả bản chất ấy và đưa chúng ta vào cuộc sống của Ba Ngôi.

Thế giới ngày nay, với những xâu xé ngày càng đau thương và đáng lo âu, đang cần Chúa Ba Ngôi, và loan báo Ngài chính là nghĩa vụ của Giáo Hội. Để có thể chu toàn công tác này, Giáo Hội phải tuyệt đối gắn bó với Chúa Kitô và không bao giờ để mình bị tách rời khỏi Ngài: Giáo Hội cần các thánh đang ở trong "con tim của Chúa Kitô" và là những chứng nhân hạnh phúc về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và các linh mục, để phục vụ Giáo Hội và thế giới, đang cần các thánh.


Vatican ngày 26 tháng 3 năm 2012

Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ

Hồng Y Mauro Piacenza,

Tổng trưởng Bộ giáo sĩ

Celso Morga Iruzubieta, TGM hiệu tòa Alba Marittima,

Tổng thư ký

(G. Trần Đức Anh OP chuyển ý)

 

LETTRE AUX PRÊTRES DU MONDE, FÊTE DU SACRÉ-COEUR

Par le cardinal Mauro Piacenza


ROME, jeudi 26 avril 2012 (ZENIT.org) - « Le monde d'aujourd'hui, avec ses déchirures toujours plus douloureuses et préoccupantes, a besoin de Dieu-Trinité, et la tâche de l'Église est de l'annoncer », rappelle le cardinal Piacenza dans sa Lettre aux prêtres.

Pour la fête du Sacré-Coeur du Christ, le 15 juin, qui est aussi la Journée mondiale pour la sanctification des prêtres, le cardinal Mauro Piacenza, préfet de la Congrégation pour le clergé et le secrétaire, Mgr Celso Morga Iruzubieta, adressent cette lettre aux prêtres du monde.

« L'Église, pour s'acquitter de cette tâche, doit rester indissolublement enlacée avec le Christ, et ne jamais se laisser séparer de lui : elle a besoin de Saints qui habitent « dans le coeur de Jésus » et qui soient des témoins heureux de l'Amour Trinitaire de Dieu. Et les Prêtres, pour servir l'Église et le Monde, ont besoin d'être Saints ! », insiste la lettre qui donne aussi des indications pour préparer l'Année de la foi.

Nous publions ci-dessous la Lettre, des indications bibliographiques, la prière de Sœur Faustine pour l'Eglise et les prêtres, et « l'examen de conscience » des prêtres publié par la Congrégation romaine.


LETTRE AUX PRÊTRES


Chers Prêtres,

en la prochaine solennité du Sacré-Coeur de Jésus (le 15 juin 2012), nous célébrerons comme d'habitude la « Journée mondiale de prière pour la sanctification du Clergé ».

L'expression de l'Ecriture : « Car la volonté de Dieu, c'est votre sanctification ! » (1Th 4,3), s'adresse à tous les chrétiens, mais elle nous concerne particulièrement nous les prêtres, qui avons accueilli non seulement l'invitation à « nous sanctifier », mais aussi celle à devenir des« ministres de sanctification » pour nos frères.

Cette « volonté de Dieu », dans notre cas, s'est en quelque sorte redoublée et multipliée à l'infini, nous pouvons et nous devons lui obéir en chaque action ministérielle que nous accomplissons.

Tel est notre magnifique destin : nous ne pouvons pas nous sanctifier sans travailler à la sainteté de nos frères, et nous ne pouvons pas travailler à la sainteté de nos frères sans avoir d'abord travaillé et sans travailler encore à notre propre sainteté.

En introduisant l'Église dans le nouveau millénaire, le Bienheureux Jean-Paul II nous rappelait la normalité de cet « idéal de perfection », qui doit être proposé dès le début à tout le monde :« Demander à un catéchumène : 'Voulez-vous recevoir le Baptême ?' signifie lui demander en même temps : 'Voulez-vous devenir saint ?' »[1].

Certes, le jour de notre Ordination Sacerdotale, cette même question baptismale a résonné de nouveau en notre coeur, en demandant toujours notre réponse personnelle ; mais elle nous a été aussi confiée, pour que nous sachions l'adresser à nos fidèles, en en gardant la beauté et la valeur.

Cette persuasion n'est pas contredite par la conscience de nos défaillances personnelles, ni même pas les fautes de certains qui ont parfois déshonoré le sacerdoce aux yeux du monde.

À dix ans de distance - en considérant l'aggravation ultérieure des nouvelles diffuses - nous devons faire résonner encore dans notre coeur, avec plus de force et d'urgence, les paroles que Jean-Paul II nous a adressées le Jeudi Saint 2002 :

« A cet instant en outre, en tant que prêtres, nous sommes personnellement ébranlés en profondeur par les péchés de certains de nos frères qui ont trahi la grâce reçue avec l'Ordination, en cédant jusqu'aux pires manifestations du mysterium iniquitatis à l'œuvre dans le monde. C'est ainsi que surgissent de graves scandales, avec la conséquence de jeter une lourde ombre de suspect sur tous les autres prêtres méritants, qui accomplissent leur ministère avec honnêteté et cohérence, et parfois avec une charité héroïque. Pendant que l'Église exprime sa sollicitude pour les victimes et s'efforce de répondre selon la vérité et la justice à chaque situation pénible, nous tous - conscients de la humaine faiblesse, mais confiants en la puissance de guérison de la grâce divine - nous sommes appelés à embrasser le « mysterium Crucis » et à nous engager plus avant dans la recherche de la sainteté. Nous devons prier Dieu pour que dans sa providence, il suscite dans les coeurs une généreuse relance des idéaux de totale donation au Christ qui sont à la de base du ministère sacerdotal » [2].

Comme ministres de la miséricorde de Dieu, nous savons donc que la recherche de la sainteté peut toujours reprendre, à partir du repentir et du pardon. Mais comme prêtres, nous ressentons aussi le besoin de le demander au nom de tous les prêtres et pour tous les prêtres [3].

Notre confiance est ultérieurement renforcée par l'invitation que l'Église même nous adresse : franchir de nouveau la Porta fidei, en accompagnant tous nos fidèles.

Nous savons que c'est le titre de la Lettre Apostolique par laquelle le Saint Père Benoît XVI a convoqué l'Année de la Foi à partir du 12 octobre prochain.

Une réflexion sur les circonstances de cette invitation peut nous aider.

Elle se situe dans le cadre du cinquantième anniversaire de l'ouverture du Concile Oecuménique Vatican II (11 octobre 1962), et du vingtième anniversaire de la publication du Catéchisme de l'Eglise Catholique (11 octobre 1992). En outre, pour le mois d'octobre 2012, a été convoquée l'Assemblée Générale du Synode des Évêques, sur le thème de La nouvelle évangélisation pour la transmission de la foi chrétienne.

Il nous sera donc demandé de travailler en profondeur chacun de ces « chapitres » :

- le Concile Vatican II, pour qu'il soit à nouveau accueilli comme « la grande grâce dontl'Églisea bénéficié au XXe siècle » : « Une boussole sûre pour nous orienter dans le chemin du siècle qui s'ouvre », « une grande force pour le renouvellement toujours nécessaire de l'Église » [4] ;

- le Catéchisme de l'Eglise Catholique, pour qu'il soit vraiment accueilli et utilisé « comme un instrument valide et légitime au service de la communion ecclésiale et comme une norme sûre pour l'enseignement de la foi » [5] ;

- la préparation du prochain Synode des Évêques, pour qu'il soit vraiment « une occasion propice d'introduire tout l'ensemble de l'Eglise à un temps particulier de réflexion et de redécouverte de la foi » [6].

Pour l'instant - comme introduction à tout ce travail - nous pouvons brièvement méditer cette indication du Pontife, vers laquelle tout converge:

« C'est l'amour du Christ qui comble nos coeurs et nous pousse à évangéliser. Aujourd'hui comme autrefois, il nous envoie sur les routes du monde pour proclamer son Évangile à tous les peuples de la terre (cfr. Mt 28,19). Par son amour, Jésus-Christ attire à lui les hommes de chaque génération : à chaque époque Il convoque l'Église en lui confiant l'annonce de l'Évangile, avec un mandat qui est toujours nouveau. C'est pourquoi de nos jours également il faut un engagement ecclésial plus convaincu en faveur d'une nouvelle évangélisation, pour redécouvrir la joie de croire et retrouver l'enthousiasme dans la communication de la foi ». [7]

« Tous les hommes de chaque génération », « tous les peuples de la terre », « nouvelle évangélisation » : devant cet horizon tellement universel, c'est surtout nous les prêtres qui devons nous demander comment et où ces affirmations peuvent se relier et prendre de la consistance.

Nous pouvons alors commencer en rappelant comment déjà le Catéchisme de l'Eglise Catholiques'ouvre en embrassant un horizon universel, reconnaissant que « L'homme est 'capable' de Dieu » [8] ; mais il l'a fait en choisissant - comme première citation - ce texte du Concile Oecuménique Vatican II :

« La raison la plus haute (« eximia ratio ») de la dignité humaine consiste dans la vocation de l'homme à la communion avec Dieu. L'homme est invité au colloque avec Dieu dès son origine : car il n'existe que parce que, créé par Dieu à partir de Son amour (« ex amore »), c'est toujours du sein de l'amour (« ex amore ») qu'il est conservé ; et il ne vit pleinement selon la vérité que s'il reconnaît librement cet amour et s'abandonne à son Créateur. Pourtant, beaucoup de nos contemporains ne perçoivent pas du tout, ou même rejettent explicitement cette conjonction intime et vitale avec Dieu » (« hanc intimam ac vitalem coniunctionem cum Deo »[9].

Comment oublier qu'avec un tel texte - dans la richesse même des formulations choisies - les Pères conciliaires entendaient s'adresser directement aux athées, en affirmant l'immense dignité de la vocation dont ils s'étaient éloignés déjà en tant qu'hommes ? Et ils le faisaient avec les mêmes paroles qui servent à décrire l'expérience chrétienne, au sommet de son intensité mystique !

La Lettre Apostolique Porta Fidei commence elle aussi en affirmant que cette expérience « introduit à la vie de communion avec Dieu », ce qui signifie qu'elle nous permet de nous plonger directement dans le mystère central de la foi que nous devons professer : « Professer la foi en la Trinité - Père, Fils et Esprit Saint - équivaut à croire en un seul Dieu qui est Amour » (Ivi. n. 1).

Tout ceci doit résonner particulièrement dans notre coeur et dans notre intelligence, pour nous rendre conscients de ce qui est aujourd'hui le plus grand drame de notre époque.

Les nations déjà christianisées ne sont plus tentées de céder à un athéisme générique (comme dans le passé), mais elles risquent d'être victimes de cet athéisme particulier qui provient de l'oubli de la beauté et de la chaleur de la Révélation Trinitaire.

Aujourd'hui ce sont surtout les prêtres, dans leur adoration quotidienne et leur ministère quotidien, qui doivent tout reconduire à la Communion Trinitaire : ce n'est qu'à partir d'elle et en se plongeant en elle que les fidèles peuvent découvrir vraiment le visage du Fils de Dieu et sacontemporanéité, et qu'ils peuvent vraiment rejoindre le coeur de chaque homme et la patrie à laquelle tous sont appelés. Ainsi seulement, les prêtres que nous sommes peuvent proposer de nouveau aux hommes d'aujourd'hui la dignité d'être une personne, le sens des relations humaines et de la vie sociale, et le but de toute la création.

« Croire en un seul Dieu qui est Amour » : aucune nouvelle évangélisation ne sera vraiment possible si nous chrétiens ne sommes pas en mesure d'étonner et d'émouvoir à nouveau le monde, par l'annonce de la Nature d'Amour de notre Dieu, dans les Trois Personnes Divines qui l'expriment et qui nous impliquent dans leur propre vie.

Le monde d'aujourd'hui, avec ses déchirures toujours plus douloureuses et préoccupantes, a besoin de Dieu-Trinité, et la tâche de l'Église est de l'annoncer.

L'Église, pour s'acquitter de cette tâche, doit rester indissolublement enlacée avec le Christ, et ne jamais se laisser séparer de lui : elle a besoin de Saints qui habitent « dans le coeur de Jésus » et qui soient des témoins heureux de l'Amour Trinitaire de Dieu.

Et les Prêtres, pour servir l'Église et le Monde, ont besoin d'être Saints !

 

Du Vatican, le 26 Mars 2012

Solennité de l'Annonciation de la Très Sainte Vierge Marie

Mauro Card. Piacenza

Préfet

+ Celso Morga Iruzubieta

Archev. tit. d'Alba Maritime

Secrétaire

 




LECTURES et TEXTES

pour d'éventuels approfondissements ou célébrations

LECTURES BIBLIQUES

De l'Evangile de Jean, 15, 14-17

De l'Evangile de Luc, 22, 14 - 27

De l'Evangile de Jean, 20, 19 - 23

De la Lettre aux Hébreux, 5, 1 - 10

LECTURES PATRISTIQUES

S. Jean Chrysostome, Le sacerdoce, III, 4-5 ; 6.

Origène, Homélies sur le Lévitique, 7, 5.

LECTURES DU MAGISTÈRE

Gaudium et Spes, n. 19 et Catéchisme de l'Eglise Catholique, n. 27.

Jean-Paul II, Lettre aux Prêtres pour le Jeudi Saint, 2001.

Benoît XVI, Homélie du Jeudi Saint, 13 avril 2006.

LECTURES d'ÉCRITS des SAINTS

Saint Grégoire le Grand, Dialogues, 4, 59.

Sainte Catherine de Sienne, Le Dialogue de la divine Providence, c. 116 ; cfr. Ps 104, 15.

Sainte Thérèse de Lisieux, Ms A 56r ; LT 108 ; LT 122 ; LT 101 ; Pr n. 8.

Bienheureux Charles de Foucauld, Ecrits Spirituels, pp. 69-70.

Sainte Thérèse Bénédicte de la Croix (Edith Stein), WS, 23.

 


[1] Lettre Apostolique Novo millennio ineunte, n. 31.

[2] Jean-Paul II, Lettre aux prêtres pour le jeudi saint de l'année 2002

[3] Congrégation pour le Clergé, Le prêtre ministre de la Miséricorde Divine. Subside pour Confesseurs et Directeurs spirituels, 9 Mars 2011, 14-18 ; 74-76 ; 110-116 (Le prêtre comme pénitent et disciple spirituel).

[4] Cfr Porta fidei, n.5.

[5] Cfr. Ivi, n. 11.

[6] Ivi, n. 5.

[7] Ivi, n. 7.

[8] Première section. Chapitre I.

[9] Gaudium et Spes, n. 19 ; cfr. Catéchisme de l'Eglise Catholique n. 27.

944    05-06-2012 20:48:38