Sidebar

Thứ Ba
07.05.2024

Moscow đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp tục đối thoại Công Giáo - Chính Thống

 

Chính Thống Nga trở lại địa vị nổi bật của Ủy ban chung và tập trung vào “Tính ưu việt và Tinh thần hiệp thông trong Thiên niên kỷ thứ hai”. Đức TGM Ioannis Zizioulas, nhà sử học về đối thoại đại kết, đã được thay thế do giới hạn tuổi tác. Những thành quả của gặp gỡ tại Cuba giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill và chuyến viếng thăm của ĐHY Parolin đến Moscow.

Vào cuối mùa hè của những cuộc tiếp xúc và thăm viếng đầy sôi nổi giữa các vị đại diện của Tòa thánh và Tòa Thượng Phụ Moscow, sự hiểu biết mới giữa những người dân Nga và người Công giáo dường như đã dẫn đến những kết quả mong đợi: sự hồi sinh của cuộc đối thoại chính thức giữa các Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo, vốn trong những năm gần đây đã bị đình trệ bởi rất nhiều nguyên nhân.

Văn phòng Báo chí Tòa Thượng Phụ Moscow vào tuần này đã đưa ra kết quả của phiên họp cuối cùng của Ủy ban Điều phối trực thuộc Ủy ban hỗn hợp về đối thoại Công giáo – Chính Thống, diễn ra từ ngày 5/9 đến 9/9 tại hòn đảo Leros (Hy Lạp). Thông thường, nội dung của các phiên họp này không được báo cáo công khai, ngoại trừ những người làm việc về vấn đề này. Tin tức về tiến triển trong cuộc đối thoại khá tập trung vào các cuộc họp chính thức cấp cao, và đã được cho lưu hành bởi các đồng chủ tịch và phát ngôn viên của họ. Hiện tại Uỷ ban gồm có ĐHY Kurt Koch của Công giáo, và Đức Tổng Giám mục Địa phận Telmessos, Đức Cha Job Getcha, đại diện cho Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople. ĐHY Koch giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo tại Rôma; Đức Cha Getcha kế nhiệm Đức TGM Địa phận Pergamon, Đức TGM Ioannis Zizioulas, một nhà sử học về chủ nghĩa đại kết nghĩa Công giáo – Chính Thống, và đồng thời cũng là một nhà thần học Chính Thống. Đức Tổng Giám Mục Job, cũng là một nhà thần học nổi tiếng, nhưng trẻ hơn nhiều (43 tuổi so với Đức TGM Zizioulas, 86 tuổi), là một người gốc Ukraina-Ucraina, đại diện cho cộng đồng Chính Thống trên thế giới.

Các giai đoạn và những trở ngại đối với tiến trình đối thoại

Ủy ban đã được triệu tập sau Công đồng Vatican II, với một giai đoạn làm việc đặc biệt hiệu quả vào những năm 1980, đưa ra hai văn kiện dường như mở đường cho việc đạt được, nếu không phải nói là đầy đủ, ít nhất là sự công nhận rộng rãi hai bên giữa Rome và các Giáo hội Byzantine truyền thống, cho đến sự hiệp thông Bí tích. Trước khi có tài liệu Lima năm 1982 về Bí Tích Rửa Tội, Thánh Thể và các Thừa tác vụ, do Ủy Ban Ðức Tin và Thể Chế của Hội Ðồng Ðại Kết các Giáo Hội chấp thuận, các bản văn có chứa nội dung trong cùng một phiên họp của Kỳ họp Munich về “Mầu nhiệm Giáo hội: Giáo Hội và Bí Tích Thánh Thể dưới Ánh Sáng của Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi”, và sau đó hoàn thành thỏa thuận chung về “Đức tin, các Bí tích và sự Hiệp nhất Giáo hội” tại Bari vào năm 1987. Việc thừa nhận lẫn nhau về tính hợp lệ của các Bí tích dường như là một bước tiến, một điều kiện không thể thiếu để có thể chữa lành những tổn thương giữa các Giáo hội.  Người Nga rất nhiệt tình với công việc, thực sự phải nói họ có một chút khá lỗi thời, nhờ vào sự tiếp xúc song phương giữa Nga và Công giáo Chính Thống vốn đã được bắt đầu ngay sau khi kết thúc Hội đồng.

Sự sụp đổ của bức tường Berlin vào cuối thập kỷ đó, với những hậu quả về mặt xã hội, văn hoá và chính trị theo sau, cũng dẫn tới việc chấm dứt đột ngột những tiến bộ đại kết, đặc biệt là về phía Giáo hội Nga. Trong sự không chắc chắn về “sự hồi sinh tôn giáo” sau thời cộng sản, Tòa Thượng Phụ Mátxcơva đã trở nên ăn sâu mạnh mẽ vào vấn đề hiệp thông Bí tích. Năm 1992, bắt đầu trở lại việc cấm người Công giáo phân tán ra nước ngoài đối với Nga, và việc thiếu thốn các nhà thờ và các linh mục để cử hành trong các nghi thức phụng vụ Chính Thống; việc chấp thuận đã được ban bố vào năm 1969 như một dấu hiệu sẵn sàng của tình huynh đệ trong thời kỳ bách hại, kết hợp với các cuộc đàm phán đại kết đầu tiên, nhưng Tòa Thượng Phụ Moscow giờ đây đã coi nó là thay thế.

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy nhất và tính ưu việt

Trên thực tế, đó chính là “vấn đề Ukraina” vốn đã tạo ra những khó khăn: từ năm 1990, những người Công giáo Hy Lạp “thông nhất” đã bắt đầu khôi phục các ngôi nhà thờ đã bị tước đoạt trong thời kì của Thượng Hội Đồng Giám Mục giả mạo L’vov vào năm 1946, được tổ chức bởi Stalin và Chrushchev, người đã bị buộc phải tham gia việc cưỡng đoạt với Chính thống Nga. Moscow đã không có ý định bàn giao những nhà thờ này lại cho các cộng đồng Uniate, hoặc ít nhất là đòi hỏi một sự cân bằng mới, nhưng tiến trình này đã được bắt đầu và không thể nào đè nén được, thậm chí là bởi Vatican.

Tòa Thượng Phụ Nga sau đó đã kêu gọi đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của cuộc đối thoại chính thức, và vào năm 1993, Uỷ ban hỗn hợp đã thông qua tại Balamand (Lebanon) một tài liệu về “Chủ nghĩa Duy nhất, một phương thức kết hợp quá khứ và hiện tại nhằm tìm kiếm sự hiệp thông toàn diện”. Tuy nhiên, việc lên án chủ nghĩa duy nhất đã không phục hồi được tình hình tại Ukraine, nơi mà sự căng thẳng giữa Chính Thống Nga, địa phương và Chính Thống Hy Lạp-Công giáo luôn ở mức cao, do đó đã tạo thành một trong những yếu tố của cuộc xung đột xã hội và quân sự trong những năm gần đây.

Kể từ năm 1993, Ủy ban đã bị ngưng trệ, với nỗ lực đầu tiên hướng đến một giải pháp được đưa ra gần 15 năm sau đó, với cuộc họp tại Ravenna năm 2007, nơi mà chủ đề trung tâm của cuộc đối thoại đại kết, chính là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II, ở cuối Thông điệp ‘Ut Unum Sint’, đã tuyên bố rằng Ngài muốn sửa lại khía cạnh này của kỷ luật giáo sĩ; ý định tương tự đã được lặp lại bởi người kế nhiệm, Đức Benedict XVI. Trong chức vụ Chủ tịch của Hội đồng về Cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu, ĐHY Walter Kasper cũng đã cống hiến hết mình cho chủ đề này. Bài viết của Ravenna về “Những ảnh hưởng tuân theo quy tắc Giáo hội và kinh điển đối với bản chất Bí tích của Giáo hội – sự Hiệp thông, Hòa giải và Thẩm quyền”, vẫn còn chưa được chấp nhận bởi Uỷ ban, nhưng chỉ sau khi người Nga từ bỏ công việc, và tuyên bố rằng nó được xem là không phù hợp cho việc thảo luận.

Trong thập kỷ qua, các đại diện của Tổ phTòa Thượng Phụ Moscow trên thực tế đã làm tan vỡ mọi nỗ lực nhằm tiếp tục cuộc thảo luận về vấn đề này, coi đó là vô ích và nguy hiểm, vì nó sẽ làm trầm trọng hơn sự bất đồng quan điểm không chỉ giữa những người Công Giáo và Chính Thống Giáo mà còn trong chính nội bộ Chính Thống Giáo, mở rộng khái niệm về tính ưu việt đối với Đông phương.

Điều này sẽ nâng cao vai trò của Đức Thượng Phụ Đại kết, “người có uy quyền nhất hay người có địa vị cao nhất” trong số các Tổng Giám mục Chính Thống, so với các vị Thượng Phụ khác (đặc biệt là đối với Tòa Thượng Phụ Matxcơva). Trong thực tế, Đức TGM Zizioulas, tác giả của văn bản hội nghị Ravenna, được người Nga coi là một trong những trở ngại chính cần phải được loại bỏ, và việc nghỉ hưu của Ngài chắc chắn là một trong những yếu tố đối với bước ngoặt mới.

Từ Cuba cho tới một khởi đầu mới

Năm ngoái, Hội đồng Chính Thống đã được tổ chức tại Crete, vốn cần phải làm rõ bất kỳ sự hiểu lầm nào giữa các Giáo hội Byzantine, nhưng một lần nữa nỗ lực lại thất bại, như là kết quả của hành động rút lui của người Nga cùng với người Bungari và Georgian. Tuy nhiên, năm 2016, đã cho thấy một cơ hội tuyệt vời khác: cuộc gặp gỡ tại Cuba giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow. Kể từ đó, các mối liên hệ giữa người Nga và người Công giáo đã được tăng cường, không chỉ phần lớn nhờ tuyên bố chung về ý định đã ký kết tại Havana, nhưng trên hết là trong việc tổ chức các hoạt động nhân đạo chung vì lợi ích của các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông.

Vào năm ngoái, người Nga và người Công giáo đã trao đổi một số cử chỉ biểu tượng có giá trị văn hoá và tinh thần lớn lao, chẳng hạn như việc triển lãm các biểu tượng của Nga tại Vatican, các cuộc phỏng vấn giữa các sử gia và các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa Rome và Moscow, và trên hết là chuyến viếng thăm của các Thánh tích của Thánh Nicholas đến Nga vào mùa hè này. Để tôn lên giai đoạn mới này, đã có chuyến viếng thăm chính thức của Đức Hồng y Pietro Parolin, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, đã gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill và Tổng thống Putin hồi tháng Tám, nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn hợp tác mới. Ngay sau ĐHY Pietro Parolin, trên thực tế, vào đầu tháng 9, một phái đoàn các đại diện của các hộc viện và các tổ chức Công giáo liên quan đến các mối quan hệ đại kết, đã được tiếp đón nồng hậu bởi Tòa Thượng Phụ toàn bộ Thường trực Hội đồng Giám mục, cơ quan ra quyết định của Giáo hội Nga.

Nguyên tắc Chính Thống Nga

Trong thời kỳ mới này, chủ đề về tính ưu việt trong Giáo hội lâu đời dường như được đặt sang một bên một cách dứt khoát, chuyển sang chủ đề “Tính ưu việt và Tinh thần hiệp thông trong Thiên niên kỷ thứ hai và đối với thời đại chúng ta ngày nay”.

Sự tiếp nối với văn kiện Ravenna là hết sức rõ ràng: tính ưu việt lâu đời phải là một yếu tố chung của khoa học giáo hội học toàn cầu; thay vào đó, thiên niên kỷ thứ hai này cho thấy những kì vọng của Giáo Hoàng và những sự ly khai tôn giáo, bắt đầu từ năm 1054 giữa Rome và Constantinople. Người Nga đã đón nhận phép Rửa Tội ngay lúc đó, nhưng không tham gia vào cuộc ly giáo, và do đó có thể nổi lên như các trọng tài viên giữa Rome Đệ nhất và Rome Đệ Nhị.

Thêm vào đó, như tuyên bố của Toà Thượng Phụ Moscow đã nhấn mạnh, người Nga nhấn mạnh việc trở lại đối với vấn đề chủ nghĩa Duy nhất, tiếp tục bài báo Balamand và các cuộc thảo luận khác vào cuối những năm 1990 về vấn đề này. Giáo hội Công giáo dường như đã khép lại cuộc đối đầu trong nhiều năm, nhưng có lẽ sự sẵn lòng mở lại vấn đề đã được diễn tả. ĐTC Phanxicô với nhiều cử chỉ tượng trưng cho thấy rằng Ngài muốn gác một bên những chiếc áo choàng đối với “sự ưu việt”, đã tiếp tục truyền cảm hứng cho những biến chuyển đại kết mới, vốn dường như đã bị chi phối bởi Chính Thống Nga.

 

 MT

3038    17-09-2017