Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Ba lời khuyên của mục sư Emmanuelle Seyboldt để tụ họp gia đình

 

 1. Nói với người khác họ là cả một gia tài
Để tụ họp một gia đình hay một cộng đoàn là làm cho người kia biết, mỗi thành viên là rất quan trọng, cũng như họ rất quan trọng đối với Chúa. Bạn phải nói rõ điều này. Một trong các bài giảng đầu tiên của tôi khi đến thành phố Besançon là tôi nói rõ lên điều đó: khi giảng, tôi đi xuống cộng đoàn, tôi hướng về một vài người, nhìn thẳng vào mắt họ và nói: “Bạn là một gia tài.” Bà Marcelle là một giáo dân luôn ngồi hàng ghế đầu, bà đặc biệt xúc động khi nghe câu này. Từ bốn năm nay, mỗi lần tôi gặp bà, bà đều ôm tôi và lặp lại, như một món quà trả lại cho tôi: “Mục sư là gia tài của tôi”.
2. Tránh nói lời phán xét
Lòng nhân hậu đòi hỏi sự quan tâm liên tục để không buông ra những lời phán xét. Mới đầu đó là cố gắng, nhưng sau sẽ trở thành một thói quen đạo đức. Trong gia đình tôi, tôi thường nhắc các con về điểm này: chúng ta có thể ghi nhận sự kiện nhưng chúng ta không biết lý do vì sao người kia phản ứng như vậy, và đó là điều quan trọng. Không nói lời tiêu cực, cũng không có cái nhìn khinh thường: giao tiếp được thực hiện ở mọi cấp bậc. Bạn có thể tức giận, nhưng một khi hết tức giận, bạn cố gắng hiểu làm sao để mình cùng đi chung bên cạnh nhau lại.
3. Cùng chia sẻ các sinh hoạt với nhau
Chúng ta có thể tái lập niềm tin đã bị mất bằng cách cùng “làm” với nhau, cùng xâây dựng một câu chuyện. Điều này có thể làm qua một sinh hoạt, nhưng cũng có thể làm một cách bình thường như cùng ăn với nhau một bữa ăn! Hồi đầu hôn nhân thứ nhì của tôi, các con tôi và tôi khám phá ra một truyền thống nơi chồng tôi, các bữa ăn bánh kép buổi tối. Từ đó chúng tôi dệt một cái gì. Chẳng ích gì để có những bài diễn văn hùng hồn về sống chung, chỉ cần bắt đầu sống chung… với nhau!
Marta An Nguyễn dịch
573    04-05-2018