Một nhà thờ truyền giáo Canada nối lại khoảng cách giữa các thế hệ

Bởi: PATTY WHELPLEY

Ở “vùng nông thôn” xinh đẹp của thành phố Ontario, là một nhà thờ truyền giáo nhỏ được gọi là nhà thờ Thánh Antôn Padova.

Nhiều người về hưu sống trong khoảng cách lái xe của nhà thờ. Vì vị trí xa xôi, nhà thờ Thánh Antôn Padova chỉ có một Thánh lễ tối thứ Bảy. Nhưng giáo xứ có một chương trình hình thành đức tin sôi động, thu hút không chỉ các gia đình trẻ sống trong thị trấn mà còn cả “những người dân vùng nông thôn”. Những người Canada danh tiếng để cho những người muốn thoát khỏi thành phố để dành cuối tuần trong sự yên tĩnh của thiên nhiên.

Khi chuyển đến đó vào năm 1994, Jean Schlicklin-Tyler yêu thích giáo xứ mới của mình. Nhưng theo thời gian, chị nhận thấy một vấn đề: dường như có một khoảng cách ngày càng lớn giữa những người về hưu và các gia đình trẻ. “Có một sự thiếu kết nối giữa những gia đình trẻ này và những người lớn tuổi trong cộng đồng của chúng tôi vào thời điểm đó”, Jean nói. Hai nhóm chỉ đơn giản là có những mối bận tâm khác nhau trong cuộc sống. Một tình huống quá phổ biến ở nhiều giáo xứ.

Đến năm 2005, Jean bận rộn tự mình nuôi hai đứa trẻ; chị quá chật vật tìm cách xây dựng những mối tương quan với các giáo dân lớn tuổi. “Có một thế giới hoàn toàn khác trong cộng đồng nhà thờ. Làm thế nào để bạn nối kết điều đó?” Jean tự hỏi.

Điều đó dường như là một nhiệm vụ không thể làm được. Jean suy nghĩ liệu một chương trình hoặc cuộc họp giữa các thế hệ sẽ giúp ích gì không. Rồi một ngày kia Jean nhận ra rằng: “Chúng ta không cần nhiều cuộc họp nữa; chúng ta chỉ cần cầu nguyện cho nhau”. Khái niệm đó đã trở thành nền tảng của một nhiệm vụ cơ bản để nối kết các cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc những người độc thân cùng với các gia đình trẻ làm đối tác cầu nguyện. Jean nghĩ: Nếu họ có thể cam kết cầu nguyện cho nhau, có lẽ tình bạn mới sẽ phát triển để lấp đầy những ngăn cách.

Được Kết Nối bằng Lời Cầu Nguyện. Lần đầu tiên Jean tiếp cận các gia đình trẻ trong chương trình hình thành đức tin, những người vẫn còn có con ở trường học và hỏi liệu họ có muốn trở thành “Các bạn đồng hành trên hành trình” bằng cách cầu nguyện cho một thành viên lớn tuổi hoặc cặp vợ chồng trong nhà thờ. Khi đã có danh sách các gia đình trẻ, Jean đã yêu cầu các thành viên lớn tuổi quan tâm, thu thập tên của họ và bắt đầu trận đấu.

Một lần, Jean và người đồng tổ chức, một người bạn tên Anna, đã chọn tên và cầu xin Chúa Thánh Thần kết hợp những người lớn tuổi với các gia đình trẻ. Họ thậm chí còn tạo ra một “Giấy chứng nhận Tủ lạnh (giống như khi bạn mua tủ lạnh)” trên đó có tên của từng đối tác cầu nguyện và số điện thoại tương ứng của họ. Ngoài ra còn có một không gian cho những mối quan tâm cầu nguyện được thêm vào khi mỗi gia đình biết được nhu cầu của nhau.

Các quan hệ đối tác cầu nguyện đã chính thức khởi động tại một buổi lễ công nhận đơn giản trong Thánh lễ một ngày Chúa nhật. Cho dẫu cam kết chính thức duy nhất là cầu nguyện cho gia đình khác, các đối tác cầu nguyện đã bắt đầu giao tiếp sau Thánh lễ và trong các bữa tối tại nhà thờ. Đôi khi các đối tác cầu nguyện còn mời nhau ăn tối, e-mail qua lại hoặc ghé thăm nhà khác của gia đình. Hoa trái phát triển từ những mối quan hệ cầu nguyện đơn giản này là theo cấp số nhân.

Patricia và Andrew Willerding háo hức đăng ký gia đình trẻ của họ cho Những Người Bạn Đồng Hành Trên Hành Trình (COJ). Là những người vùng nông thôn, họ lái xe hơn một giờ vào mỗi cuối tuần để tận hưởng thời gian gia đình không bị gián đoạn. Họ thích chương trình hình thành đức tin cho những đứa trẻ tại nhà thờ Thánh Antôn Padova, nhưng sự tương tác của họ trong Thánh lễ với các cặp vợ chồng lớn tuổi thường bao gồm một cái gật đầu lịch sự. Điều đó đã thay đổi khi họ được kết nối với một cặp vợ chồng đã nghỉ hưu, Paul và Sharon Morissette. Họ bắt đầu trò chuyện sau Thánh lễ. Paul và Sharon sau đó mời Willerdings qua ăn tối và tình bạn của họ đã đơm hoa.

Paul và Sharon sớm nhận thấy rằng mỗi gia đình có rất nhiều thứ để trao tặng cho nhau. Paul nhớ lại: “Khi con gái họ quyết định đi học đại học, chúng tôi đã trò chuyện”. Lần lượt, anh biết rằng Willerdings đang cầu nguyện cho anh. Tổ chức cũng tạo một cơ hội tuyệt vời cho giáo dân cao tuổi để tiếp xúc với các trẻ em, đặc biệt “một số đứa trẻ không e ngại gì cả. Các em hăng hái hỏi thăm: ‘Ông/bà khỏe không ạ? Cháu rất vui vì ông/bà đã cảm thấy tốt hơn’. Nếu bạn là một người tám mươi lăm tuổi và một đứa trẻ chín tuổi hỏi bạn những câu hỏi đó, thì rất tuyệt vời”.

Tìm Thấy Một Gia Đình Thứ Hai. Paul và Sharon đã ngày càng ngưỡng mộ cam kết của Willerdings và không muốn vắng mặt mỗi cuối tuần. Họ dành nhiều thời gian bên nhau như một gia đình hạt nhân (chỉ có cha mẹ và con cái). Quan hệ đối tác cầu nguyện của họ đã tìm được ý nghĩa đặc biệt bởi vì họ, giống như nhiều giáo dân đồng bào của họ, sống cách xa gia đình và cháu chắt.

Nhiều năm trôi qua, khía cạnh của việc đồng hành cùng “gia đình thứ hai” trên hành trình này đã có một ảnh hưởng cảm động. Chẳng hạn, khi một giáo dân tên là Janet * qua đời, những đứa con của bà tự hỏi: “Ai sẽ là những người hộ tang bên quan tài của mẹ?” Họ biết thật khó khăn để có đủ người trong khu vực đáp ứng những vai trò cần thiết cho Thánh lễ an táng của mẹ mình.

Khi những người con của Janet nhớ rằng mẹ của họ đã trở thành bạn với gia đình Jean Schlicklin-Tyler, thông qua chức vụ đối tác cầu nguyện của nhà thờ. Jean, chồng cô, Godfrey và những đứa con của họ đã biết về Janet trong nhiều năm và cảm thấy vinh dự khi được mời tham gia Thánh lễ Phục sinh của bà. Vào ngày tang lễ của Janet, Godfrey là một trong những người hộ tang bên quan tải của bà và con gái của họ đã nghỉ học để trở thành một người giúp lễ.

Đối tác cầu nguyện mới của Jean và Godfrey là một người phụ nữ tên Lorraine, có chồng mắc bệnh Alzheimer. Ngoài việc chia sẻ bữa ăn với Lorraine để giải tỏa mọi nỗi cô đơn mà chị ấy có thể cảm thấy, họ đã cùng Lorraine đến thăm chồng chị tại nhà nơi anh ấy đang được chăm sóc.

Hiệu Ứng Lan Tỏa. Thông qua những người bạn đồng hành trên Hành trình, các mối tương quan đã được tạo ra giữa những người thậm chí không gặp nhau. Những lời chào nồng nhiệt bây giờ vang vọng khắp các hàng ghế trong nhà thờ mỗi tuần. Jean cười khúc khích khi thấy một số “gia đình trẻ” gia nhập hàng ngũ của “những người lớn tuổi”, bây giờ những đứa con của họ đã lớn.

Peggy Flowers, điều phối viên COJ hiện tại ở nhà thờ Thánh Antôn Padova, rất hào hứng để giữ cho chương trình hoạt động mạnh mẽ vì tất cả các hoa trái mà chương trình mang lại. Mặc dù không phải tất cả các đối tác cầu nguyện đều trở thành bạn thân, nhưng phần lớn các mối tương quan đang mang lại hiệu ứng gợn sóng (lan tỏa) trong giáo xứ và cộng đồng của họ. Một số gia đình hợp tác đã gặp gỡ bạn bè và gia đình của nhau. Hầu như tất cả đã trở nên quan tâm đến cuộc sống của nhau hơn theo những cách bất ngờ và tuyệt vời.

Hành động đơn giản kết nối hai gia đình trong mối tương quan cầu nguyện sẽ vượt qua sự chia rẽ xã hội và kiến tạo tình bạn. Nó nối kết các thế hệ và tạo nên các đơn vị gia đình giáo xứ cho những người có gia đình có thể sống ở nơi khác. Nó nâng đỡ sự cô đơn và mang lại hy vọng cho tương lai đối với những người đang cảm thấy xa cách với các thế hệ trẻ. Quan trọng nhất, nó lan truyền những quà  tặng và ân sủng đến từ việc cầu nguyện thường xuyên cho nhau.

Patty Whelpley và chồng cô, John, sống ở Vienna, Virginia.


Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương