Sidebar

Thứ Bảy
04.05.2024

Giáo hội Myanmar chuẩn bị chào đón ĐTC Phanxicô

 

Bất chấp những căng thẳng và bạo lực đang gia tăng ở phía tây, Giáo hội Công giáo nhỏ bé Myanmar (trước đây là Miến Điện) đang chuẩn bị để chào đón ĐTC Phanxicô trong vòng chưa đầy 3 tháng nữa.

Vatican đã tuyên bố hôm 28 tháng 8 vừa qua rằng ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện chuyến Tông du tới Myanmar từ ngày 27/11 đến 30/11, sau đó đến quốc gia láng giềng Bangladesh từ ngày 30/11 đến đến 2/12 sắp tới.

Một Giáo hội tuy nhỏ bé nhưng sốt sắng

“Những người Công giáo Myanmar đang mong muốn sẽ được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô một sự chào đón nồng nhiệt”, Đức Giám mục Alexander Pyone Cho Địa phận Pyay, cho biết.

“Chúng tôi hết sức vui mừng. Chúng tôi là một cộng đồng sốt sắng đối với việc cầu nguyện cũng như đời sống của Giáo hội”, Đức Cha Pyone Cho với AsiaNews.

Quan hệ giữa Tòa Thành và Myanmar


Tòa Thánh và Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia ngay sau cuộc gặp riêng giữa ĐTC Phanxicô và Cố vấn Nhà nước và Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tại Vatican vào ngày 4 tháng 5 vừa qua. Vào ngày 12/8 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám mục Paul Tschang In-Nam làm Sứ Thần Tòa Thánh tại nước này.

Theo số liệu của Myanmar, tổng dân số khoảng 51,4 triệu người chủ yếu là Phật giáo, các tín hữu Công giáo chỉ chiếm khoảng 700.000 người, theo Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Địa phận Yangon. Mặc dù chỉ là một cộng đồng thiểu số nhỏ bé, những người Công giáo địa phương hết sức vui mừng khi nghe tin về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sắp tới, Đức cha Cho cho hay.

Sự hồi sinh của vấn đề bạo lực

Bạo lực đã bùng phát trở lại ở bang Rakhine sau cuộc xung đột hôm 25 tháng 8 giữa quân nổi dậy và các lực lượng an ninh. Một làn sóng những người Hồi giáo gốc Rohingya đang chạy trốn sang Bangladesh.

Tại Myanmar, ĐTC Phanxicô sẽ thăm Yangon và Nay Pyi Taw. “Những nơi mà ĐTC Phanxicô sẽ đến thăm đều hết sức bình ổn, không có lý do gì để lo ngại về vấn đề an ninh của Ngài”, Đức Giám mục Cho quả quyết.

 

Giải thích lý do về các cuộc xung đột, Đức Cha Cho nhấn mạnh rằng không có bất kì động cơ tôn giáo nào đằng sau vấn đề bạo lực, mà là những lợi ích về kinh tế. “Các lực lượng vũ trang [Hồi giáo] muốn xâm chiếm những vùng đất giàu tài nguyên thuộc về các nhóm sắc tộc địa phương”. MT

2496    09-09-2017