Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Giáo hội địa phương có phải công giáo không?

 

Mỗi Giáo hội địa phương (nghĩa là một giáo phận hoặc giáo khu) đều là công giáo, được hình thành bởi cộng đoàn các người Kitô hữu, cùng hiệp thông trong đức tin và trong các Bí tích với Giám mục của họ, là người được tấn phong trong chuổi kế nhiệm tông truyền, và với Giáo hội Rôma là giáo hội “đứng đầu về mặt đức ái” (thánh Ignatio Antiôkia).

Ai thuộc về Hội thánh Công giáo?

Tất cả mọi người, dưới nhiều hình thức khác nhau, đều thuộc về hay hướng đến sự hợp nhất công giáo của dân Thiên Chúa. Người hoàn toàn thuộc về Hội thánh Công giáo là người, nhận được Thánh Thần của Đức Kitô, kết hợp với Hội thánh bằng các dây liên kết là việc tuyên xưng đức tin, các Bí tích, sự hướng dẫn của giáo phẩm và sự hiệp thông. Những người đã được Rửa tội nhưng không thực hiện đầy đủ sự hợp nhất công giáo thì cũng hiệp thông một cách nào đó, tuy là hiệp thông không trọn vẹn, với Hội thánh Công giáo.

Hội thánh Công giáo liên hệ với dân Do Thái như thế nào?

Hội Thánh Công giáo công nhận liên hệ của mình với dân Do Thái vì Thiên Chúa đã tuyển chọn dân này, trước tất cả mọi dân khác, để đón nhận Lời Ngài. Chính dân Do Thái “được Thiên Chúa nhận làm con, được Ngài cho thấy vinh quang, ban tặng các Giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ, và chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ” (Rm 9,4-5). Khác với các tôn giáo khác không thuộc Kitô giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp trả cho Mạc khải của Thiên Chúa trong Giao Ứơc Cũ.

 

(Trích giáo lý Toát yếu – Giáo phận Vĩnh Long)

2105    23-03-2018