Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Các trẻ vị thành niên gần như hoàn hảo

 

Có các trẻ vị thành niên không có vấn đề. Đúng, có, có các trẻ vị thành niên không có vấn đề. Nhưng đó là con của người khác! Người mà họ nói với bạn nhưng họ không ý thức vực thẳm phức tạp bạn đang ở trong đó: “Con tôi luôn biết việc nó phải làm”, hay “Tôi không bao giờ bắt nó học.” Còn hơn nữa, “Nó vừa có chứng chỉ cấp cứu ở hồ bơi, nó vừa tổ chức trại hè hướng đạo và đang chuẩn bị vào lớp dự bị Khoa học-Chính trị”.

Ở nhà, chúng tôi biết, mà có thể các bạn cũng biết, chúng tôi còn có một thú vui khác, đó là cùng với người phối ngẫu tìm ra ai là thủ phạm cho sự cố này: “Nếu con bị như vậy là phía nhà anh, phía nhà tôi không có ai vậy!” Cho đến khi cả hai phải thú nhận một chuyện khó thú nhận: “Đúng là thảm họa! Bằng tuổi con, bố mẹ cũng như vậy!”

Dù sao khi tôi thấy các trẻ vị thành niên gần như hoàn hảo, sau khi nuốt xuống “cơn ghen” thì tôi cũng hơi lo cho chúng một chút. Có một cái gì đáng nghi nghi ở đây. Tất cả tăng trưởng đều phải trải qua một cuộc khủng hoảng. Và cuộc khủng hoảng giúp chúng ta chọn những gì chúng ta giữ lại, những gì chúng ta phải để qua một bên.

Còn các trẻ vị thành niên của chúng ta, chúng thừa hưởng một nhu cầu, nhu cầu này có trong bản chất, đó là chấp nhận phải làm việc thay vì ngồi sáng tác nhạc, trình diễn trên sân khấu hay chia sẻ hình ảnh trên điện thoại với bạn bè. Dĩ nhiên nhu cầu này chẳng có gì là mới. Nhưng, có vẻ như chúng đang sống theo sự yên tỉnh bề ngoài. Sự yên tỉnh và sự đúng đắn hoàn hảo này lại cũng lại làm cho con cái trách chúng ta muốn áp đặt lên chúng các thái độ mà chính chúng ta cũng không thể nào có. Chẳng có gì hơn thế để nhắc chúng ta nhớ con đường mình phải đi!

Tôi không hiểu vì sao cha mẹ lại bị sốc khi nghe con tuổi vị thành niên của mình giải thích “vì giáo sư” mà năm nay điểm toán của con bị thấp.

Nói lại chuyện này cho bố mẹ nghe nào! “Năm nay giáo sư quá kỳ cục. Năm ngoái ít nhất còn…!” Chẳng có gì ngạc nhiên về chuyện này. Chỉ cần nhìn chung quanh thế giới làm việc của chúng ta là chúng ta thấy: hai mươi năm sau, cũng các trẻ vị thành niên này sẽ nói, hiệu năng làm việc của tôi thay đổi theo người quản lý, câu này chẳng gây sốc cho ai. Họ biện minh: “Đó là lỗi của người quản lý!”

Đúng vậy, và chúng tôi cảm thấy nhói lòng hay đúng hơn là một chút thèm thèm khi chúng đi chơi cuối tuần ở nhà bạn. Một ngày đẹp trời, người chị họ của tôi nói: “Khi đi ra ngoài, mấy đứa con tuổi vị thành niên của chúng ta thật ngon lành. Chúng thật hoàn hảo ở bên ngoài”.

Cũng đứa bé này khi ở nhà thì ngáp lên ngáp xuống, cãi cọ, thách thức, phản kháng, vậy đây thật sự có phải là vấn đề không? Chúng ta hãy xác thực và trung thực với chúng. Như thế chúng ta mới có thể giúp chúng đối diện với các mâu thuẫn mà chính chúng ta cũng phải sống như thế mỗi ngày. Trẻ con sống dựa trên chúng ta: những im lặng của chúng ta cũng làm chúng đau khổ, các lời nói dối của chúng ta cũng làm cho chúng đảo lộn vì chúng ta vẫn là gương của chúng. Chúng ta đừng sợ vì không biết, đừng sợ phải xin lỗi, phải đối thoại, phải trao đổi về các khủng hoảng tương tự mà chúng ta đã từng sống, dù thế hệ có khác nhau. Và nhất là chúng ta đừng sợ mình không hoàn hảo!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

456    12-02-2019