Sidebar

Chúa Nhật

28.04.2024

Thánh Giáo Hoàng Sylvester I (c. 335)

Thánh Giáo Hoàng Sylvester I (c. 335)


SylvesterI.jpg

Lược Sử: Khi nghĩ đến vị giáo hoàng Sylvester I chúng ta phải nghĩ đến Sắc Lệnh Milan, sự xuất hiện của Giáo Hội sau những năm tháng trốn tránh trong hang toại đạo, các vương cung thánh đường như Ðền Thánh Gioan Latêranô, Ðền Thánh Phêrô, Công Ðồng Nicea và các biến cố quan trọng. Nhưng hầu hết các biến cố này được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Ðế Constantine.

 

Có nhiều truyền thuyết về con người đức giáo hoàng vào thời điểm cực kỳ quan trọng này, nhưng rất ít sự kiện có thể xác định được về phương diện lịch sử. Chúng ta biết chắc là triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài từ năm 314 đến khi ngài từ trần năm 335. Tìm hiểu ẩn ý của lịch sử, chúng ta biết chắc là không có ai ngoài Ngài là người có thể duy trì sự độc lập cần thiết cho Giáo Hội khi phải đối diện với nhân vật quyền thế là Hoàng Ðế Constantine. Các giám mục thời ấy nói chung vẫn trung thành với Tòa Thánh và có lúc cũng phải xót xa cho Ðức Sylvester vì phải thi hành những chương trình quan trọng của Giáo Hội dưới sự thúc giục của Constantine.

  

Lời Bàn: Khi đối diện với sự chỉ trích, một nhà lãnh đạo cần có sự khiêm tốn và can đảm để có thể nhường bước cho các biến cố xảy ra theo tiến trình của lịch sử, một khi sự khẳng định quyền bính của mình chỉ dẫn đến những căng thẳng và xung đột không cần thiết. Thánh Giáo Hoàng Sylvester đã dạy một bài học quý báu cho các vị lãnh đạo Giáo Hội, các chính trị gia, các bậc làm cha mẹ và những người có thẩm quyền.

 

Lời Trích:  Ðể nhấn mạnh đến sự liên tục của Chức Thánh, sách nhật tụng mới đây trong phần tiểu sử các giáo hoàng thường chấm dứt với con số thống kê quan trọng. Về ngày lễ Thánh Sylvester, sách viết: “Ngài chủ tọa bảy lần tấn phong mà trong đó ngài đã tạo được 42 linh mục, 25 phó tế và 65 giám mục cho một vài giáo phận.” Quả thật, Ðức Thánh Cha là tâm điểm của hệ thống bí tích trong Giáo Hội, là yếu tố cốt yếu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

  

 Hoàng Đế Constantine

 

Hầu hết các biến cố này được hoạch định và xảy ra là nhờ Hoàng Đế Constantine.

 

Có nhiều truyền thuyết về mối quan hệ giữa giáo hoàng Sylvester với hoàng đế Constantine. Những truyền thuyết chủ yếu được nêu lên trong “Vita beati Sylvestri”, xuất hiện ở phía Đông bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac; và trong “Constitutum Sylvestri” bằng tiếng tiếng Latin. Tiêu biểu về một bản văn mà ngày nay đã được xếp vào hàng ngụy thư được gọi là Donation de Constantin (Sự biếu tặng của Constantinô hay của dâng do Constantinô cho Đức Sylvester) thuật lại món quà mà Constantine đã tặng cho Đức Giáo Hoàng là thành phố Rôma và toàn thể phương Tây.

 

Trong văn kiện này có điều khoản quan trọng sau đây: “Đức Thánh Cha là đấng thừa kế Thánh Phê-rô sẽ được tôn vinh lên bậc cao cả trong đế quốc chúng ta và còn cao cả hơn ngôi báu thế gian. Đức Thánh Cha cai quản các giám mục ở Antioch, Alexandria, Constantinople và Jerusalem” (The Faith, a history of christianity, Brian Monahan, trang 217, 362). Nó đã được xác định là một sắc lệnh giả được tạo nên vào thế kỷ thứ VIII vào khoảng giữa 752 và 777. Nhằm biện minh cho sự thành lập nước các Giáo Hoàng.

 

* Lạy Chúa Giêsu, xin cho các nhà cầm quyền biết ân huệ nhận được từ Chúa (Ga 3,27;19,11) để phục vụ đúng ý Chúa.

 

Truyền thuyết

 

Có nhiều truyền thuyết về con người đức giáo hoàng.

 

Một truyền thuyết nữa là việc Đức Sylvester đã rửa tội cho Constantin tại Giêrusalem trong dịp thánh hiến Giáo Đường Mộ Thánh nhưng điều này đã được chứng mình là Constantine chỉ được rửa tội trên giường bệnh khi sắp chết và do một Giám mục Arien chứ không phải do giáo hoàng Sylvester. Truyền thống thời trung đại, nhất là được truyền lại bởi Truyền thống vàng cho một giải thích là: hoàng đế khắp mình bị một bệnh hủi không thể chữa được và chính khi Sylvester rửa tội ông bằng cách dìm vào trong một bể bơi mà ông đã được chữa khỏi bệnh hủi và điều đó có nghĩa rằng ông phải bảo vệ đức tin Kytô giáo.

 

Người ta cũng quy cho ngài những phép lạ khác nữa thí dụ như đã làm cho một con bò mộng sống lại và đã thuần hóa một con rồng.

 

* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ý thức rằng nếu có phép lạ xảy ra thì cũng hoàn toàn do Chúa ban (Mc 16,17;Lc 9,1).

1501    31-12-2020