Sidebar

Thứ Năm
09.05.2024

Tĩnh Tâm Thường Niên Linh Mục Giáo Phận Vĩnh Long năm 2012 ngày thứ năm

Hôm nay 30. 11. 2012, cuối cùng trong Tuần Tĩnh Tâm thường niên Linh mục Giáo Phận Vĩnh Long, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cùng với Quý cha trong Giáo phận đã dâng Thánh lễ với ý chỉ Tạ Ơn Thiên Chúa. Tạ ơn Hồng Ân Linh Mục: 50 năm, 40 năm, 25 năm... Hôm nay cũng là ngày Giáo hội mừng lễ Thánh Andre Tông đồ là Bổn mạng của một số Quý cha nên cũng được mừng chung trong dịp này.

Cũng như mọi ngày, lúc 8 giờ sáng, Cha Phêrô gợi ý bài suy niệm cuối cùng của tuần tĩnh tâm, Cha mời gọi anh em linh mục trong Giáo phận hãy Tín thác vào Chúa, hãy nghe tiếng Chúa nói như Chúa đã nói với Phao lô "Ơn Ta Đủ Cho Con" (2Cr 12, 9).

Lúc 9 giờ 30 Cha Phê rô Dương Văn Thạnh đã gợi ý cầu nguyện với Chủ đề Đức Cậy dựa theo Chương 3 của tác phẩm "Linh Mục Cho Ngàn Năm Thứ Ba" của Đức Hồng Y Tomothi M Dolan - Bản dịch của Linh mục Trần Đình Quảng.

Đến 10 giờ Đức Cha Tôma đã chủ sự phép lành trọng thể Tạ ơn Thiên Chúa với lời kinh Te Deum vang lên thay cho toàn thể Giáo phận đã được Thiên Chúa ban mọi ơn lành.

Cuối cùng với bữa cơm thân mật cùng nhau Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn mọi người và cám ơn nhau với sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu. Sau bữa ăn Cha Phao lô Thãnh thay mặt linh mục đoàn cám ơn Quý Đức cha, Cha Phê rô đã dành nhiều tâm huyết cho cuộc tĩnh tâm này.

Anh em linh mục ra về trong bình an Thiên Chúa và lòng nhiệt huyết mục vụ sau khi nhận phép lành từ tay Giám mục Giáo phận.

BÀI 4:  Noi Gương Thánh Phaolô
Sống Đời Cầu Nguyện

"Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ơn sũng của Ngài.Ngài đã đoái thương mạc khải Con của Ngài cho tôi để tôi loan báo tin mừng về Con của Ngài cho các dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự nhiên, cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Arabia rồi lại trở về Đamas (Gal 1: 15-17)".

Phaolô xác định một cách rõ ràng ngài không hoàn toàn hiểu biết về ơn gọi của mình  như được trích dẫn ở trên. Vị tông đồ mới này nói rằng Thiên Chúa đã chọn Ngài vì một lý do đặc biệt, để "rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại". Ngài lập đi lập lại hoặc mở rộng chủ đề này nhiều lần khi nói về ơn gọi của chính Ngài cũng như của tất cả mọi kitô hữu.Chẳng hạn Ngài viết "Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng mà họ không tin?Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe?Làm sao mà nghe nếu không có ai rao giảng (Rm 10:14).

Tuy nhiên Phaolô không vội vã rao giảng ngay sau khi sứ vụ

truyền giáo của Ngài được mạc khải. Thay vào đó ngài đi  vào vùng sa mạc Arabia, có lẽ không xa Damas.

Ngài không kể lại ngài đã làm gì ở đó, nhưng hầu hết các học giả Kinh Thánh tin rằng ngài ra đi để hồi tưởng lại các kinh nghiệm tuyệt vời của ngài và cầu nguyện. Ngài muốn đàm đạo với Chúa trước khi nói chuyện với con người. Sự ẩn dật của ngài ở  vùng Arabia cũng giống như sự ẩn dật của Môsê, Elia và Chúa Giêsu trong sa mạc.

Khi Phaolo trở lại, ngài bắt đầu rao giảng trong hội đường rằng "Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa (Acts 9:20). Nếu ta suy nghĩ thì đấy là một hành vi khích lệ cho ngài khi đi đến những hội đường ở Đamas nơi ngài có ý định tới, hơn là đi rao giảng những nơi mà chưa ai biết đến ngài. Ngài đến để đối diện với những người đă từng quen biết ngài là kẻ đã bắt bớ môn đệ Chúa Giêsu Kitô.

Vị tông đồ mới  này đã trở lại với lòng can đảm của niềm tin. Tường thuật lại sự ẩn dật của mình ở Arabia như là hành vi đáp trả ơn thanh tẩy trong Thánh Thần, nói lên rằng ngài biết quyền năng rao giảng Tin Mừng của Ngài không phải do phàm nhân ban tặng.

Phaolô không còn tin mình là người tạo ra quyền năng cho chính mình nữa, mặc dù Ngài thường xuyên nhắc nhở chúng ta sự cần thiết chia sẻ sức mạnh với các thành phần khác của thân thể.

Nếu chúng ta đã có kinh nghiệm về việc tỉnh tâm, chúng ta biết là giá trị của tỉnh tâm không phải là để nghỉ ngơi, để tránh những thất bại và vấn đề hằng ngày mặc dù điều đó cũng quan trọng. Nhưng đểï tập trung hơn và có một cái nhìn rỏ hơn về chính mình:  tôi là ai và đang ở đâu. Khi xa rời khỏi môi trường thường ngày chúng ta được tự do khỏi những đòi hỏi  lo bắt đầu  làm việc nầy việc nọ hoặc  phải hoàn tất nhiệm vụ đã bắt đầu, còn đang dở dang.

Tạm thời chúng ta được được giảm bớt những điều phải làm,  và nhờ vậy chúng ta có thời giờ sống với Chúa và múc lấy từ Ngài sự bình an và năng lực để khi trở về sẽ chu toàn trách nhiệm với sức mạnh và niềm vui mới. Đó không phải là một sự chạy trốn nhưng là để được trang bị.

Đôi khi chúng ta quá bận rộn với công việc cho dù là công việc của Chúa, chúng ta không còn thấy rõ mình đang làm gì. Thí dụ khi chúng ta đi, tự nhiên chúng ta nhìn lên hay nhìn xuống để biết mình đang bước đi đâu. Nếu chúng ta chỉ nhìn lên, chúng ta sẽ rơi xuống hố; nếu chúng ta nhìn xuống, chúng ta không biết mình sẽ dừng lại nơi nào.Để có sự quân bình, trong những phút hồi tâm như thế, chúng ta hãy dừng lại để xem mình đang ở đâu.

Sống một mình với Chúa sẽ làm cho chúng ta dễ dàng chấp nhận tiếng Ngài, lắng nghe Ngài mà không bị chia trí. Vì thế, chúng ta có thể lượng định lại đời sống mình với lời mời gọi của Tin Mừng và đặt Chúa Kitô làm trung tâm như  Phaolô đã làm.

Ngay từ đầu, cầu nguyện không thể thiếu được trong lời rao giảng của Phaolô, và lời cầu nguyện của ngài mang nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là "cầu nguyện chiêm niệm". Đây là đặc điểm của vị tông đồ nhiệt thành lo việc Chúa, không thể nào bỏ qua hay bỏ mất việc chiêm niệm "dung nhan Chúa Kitô".

Phaolô chắc chắn là người thành thị, công dân Roma, nơi tập trung nhiều nền văn hóa và sự phong phú. Ngài nói được hai ngôn ngữ, Hy lạp và Aramaic, và ngài là một người mới trở lại chịu ảnh hưởng của nền triết học La Hy, theo hệ thống luân lý và tôn giáo của thời ngài. Cùng với nền tảng hiểu biết về truyền thống và thần học của Do thái giáo, Ngài hấp thụ một nền giáo dục tốt và các cuộc hành trình của ngài  làm cho ngài trở nên phong phú kinh nghiệm hơn nữa.

Chắc rằng Phaolô có những kinh nghiệm thần bí khác  với kinh nghiệm trên đường Đamas. Thật vậy, sau khi mô tả các kinh nghiệm ấy trong thư thứ 2 gởi tín hữu Côrintô, ngài nói: "Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mạc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào"(12:7).

Mặc dù sứ giả nhiệt thành này của Chúa Kitô rất mãi mê trong các hoạt động truyền giáo,  nhưng  ngaì vẫn duy trì sự hiệp thông với Thiên Chúa như Ngài khuyên nhủ các tín hữu Thessalonica "hãy cầu nguyện luôn". Chúng ta thấy ngài cầu nguyện khi thi hành sứ vụ.

Phaolô hầu như bắt đầu và kết thúc các thư của ngài bằng lời cầu nguyện, mở sách Tân ước, mỗi trang của Phaolô chúng ta thấy ngài cầu nguyện, nói về sự  cần thiết của việc cầu nguyện hoặc dạy bảo những người kitô hữu mới trở lại, phải cầu nguyện như thế nào. Các thư được  viết ra và gói ghém trong lời cầu nguyện.

Phaolô cầu nguyện lâu mau rõ ràng là khác biệt nhau, nhưng trong mọi việc từ ẩn dật đến thờ phượng trong đền thờ cho tới những lời ngợi khen tôn vinh vắn tắt, ngài đều chen vào các bài giáo huấn của ngài, giống như những lời quyết tâm hằng ngày của chúng ta vậy.

Cái giống nhau đó là những đặc tính chính yếu của lời cầu nguyện, dù dài hay ngắn, nó mang đặc tính thờ phượng, ngợi khen và tạ ơn. Lời cầu nguyện này còn là khẩn cầu hay van xin cũng như xưng thú. Cuối cùng thì đức ái đan dệt tất cả các lời cầu nguyện này lại với nhau.Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và đối với nhau.

Giờ đây chúng ta hãy nhìn lại những lời cầu nguyện của mình. "Khi chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải thì Thánh Thần sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta" (Rm 8:26).

Lạy Chúa xin thuơng ban xuống Thánh Thần, để dạy con sống đời cầu ngyện, sống kết hiệp với Chúa, để củng cố ý thức chứng nhân truyền giáo nơi con mỗi ngày một hơn. Amen

II.Thờ Phượng

Cầu nguyện là hành vi tôn giáo cần thiết. Nó là bản chất của linh đạo và tôn giáo. Có một cái gì đó sâu thẳm trong con người chúng ta; cái đó nhận ra một thứ quyền năng vượt trên quyền năng hữu hạn của chúng ta, vượt quá sức mạnh của con người ta.

Chúng ta cảm nghiệm cái ý thức này như một sự đói khát cố hữu, một nhu cầu thiết thực cho sự đầy đủ một phần nào đó của ta mà ta cảm thấy thiếu thốn.Chúng ta cảm nghiệm đó là sự thoát ra - và đi vào - để liên kết và hiệp thông với sức mạnh nguyên thủy của cái tôi.

Suốt trong dòng lịch sử nhân loại, sự khao khát này được tìm thấy qua sự diễn tả của các lễ nghi phượng tự.Nó bắt đầu thể hiện từ khi con người còn ở giai đoạn bẩm sinh, đến tình trạng hồi tưởng và rồi trở thành những sinh vật biết xét suy.

Con người khắp nơi nơi luôn nghĩ đến sự hiện hữu nhiệm mầu của mối quan hệ sâu xa nhất với đời sống. Đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa.Lời cầu nguyện của Phaolô mô tả bản chất của mối quan hệ đó và cuối cùng nó được xác định trong Chúa Giêsu Kitô.Điều ngài muốn nói với chúng ta là Thiên Chúa không muốn của lễ toàn thiêu; Ngài muốn chúng ta trở về với Ngài là Thiên Chúa.

Có nhiều cách cầu nguyện để hướng về Chúa; chúng không hoàn toàn tách rời nhau mà thường trùng lập với nhau.Nhưng hướng về Chúa với lời chúc tụng đơn sơ và tôn thờ là hiến toàn thân cho Ngài.

Chúng ta có thể làm điều này qua các lễ nghi phụng tự của Giáo Hội khi chúng ta liên kết với các thành phần khác của thân thể mầu nhiệm. Phaolô nói: "Hãy thấm nhuần Thánh Thần. Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần khí linh hứng, hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa" (Ep 5:18-19). 

Phaolô cũng trình bày những thí dụ diễn tả sự thờ phượng trong bất cứ bối cảnh nào mà chúng ta có thể làm được. Ngài luôn luôn dâng lên những lời cầu nguyện tự phát, lời khen ngợi, chúc tụng, chẳng hạn: "Đó là sự sung mãn của ân sủng mà Ngài đã ban cho chúng ta" (Ep1, 7-8 ), hoặc " Sự vinh quang phong phú mà Ngài đã hứa ban cho chúng ta" (Eùp 1:19). Vị tông đồ cũng dâng lời chúc tụng "Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, người cha đầy lòng nhân hậu" (2 Cor 1:3), và Ngài đã ban cho chúng ta mọi phúc lành thiêng liêng từ trời trong Chúa Giêsu Kitô" (Ep 1:3).

Thưởng thức vẻ đẹp thiện nhiên cũng là một hành vi thờ phượng, khi chúng ta không thốt nên lời, nhưng tỏ lòng chiêm ngưỡng  vinh quang này của Thiên Chúa.

III.Xưng thú tội lỗi

Khi xưng tội, chúng ta nhớ lại tội trạng của mình và thú nhận trước nhan Chúa cũng như người khác là chúng ta yếu đuối lổi lầm.Đó là cách thế chúng ta nói rằng mình cần một sự hoán cải sâu xa.

Là kitô hữu không có nghĩa là chúng ta đã một lần cải tà quy chánh (conversion); nhưng có nghĩa là Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta đến những nơi mới mẽ, luôn thách thức chúng ta để chúng ta tiến gần Ngài hơn và triển nở một cách sung mãn trong Ngài. Cải tà quy chánh  là một tiến trình luôn luôn tiếp diễn, là một công việc của cuộc sống.

Chúng ta nhớ lại rằng cải tà quy chánh  bao gồm sám hối và sám hối bao gồm  hối hận (contrition) hay ăn năn (remorse) vì những tội lỗi của chúng ta và xưng thú chúng. Vì thế, chúng ta tiếp tục xưng thú tội lỗi trong lời cầu nguyện của mình.Chúng ta tiếp tục xưng thú tội lỗi mình với Chúa và với nhau.

Nhưng có sự khác biệt giữa việc xưng thú tội lỗi để làm cho đời sống thiêng liêng thêm vững mạnh và làm phát sinh sự sống mới, với việc xưng thú tội lỗi làm cho đời sống thêm nghèo nàn và bệnh hoạn.

Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta xưng thú tội lỗi để giải thoát mình khỏi gánh nặng của những việc làm sai trái và làm những điều lành với Chúa và với người khác, để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần ơn Chúa để vượt thắng sự sa ngã và tạo nên những máng thông ơn để ơn Chúa dễ dàng xuống trên chúng ta.

Trong trường hợp thứ hai, nếu chúng ta đắm mình trong tình trạng tội lỗi thái quá, chúng ta làm tắt nghẻn những máng thông ơn nầy.Xử dụng thời giờ và năng lực để nghiêm trách mình có thể sẽ làm cho chúng ta bị tê liệt, không chỉ làm cho chúng ta khổ sở mà còn khá hủy những năng lực của chúng ta như là "những sứ giả của Chúa Giêsu Kitô."

Cung cách xưng thú tội lỗi bệnh hoạn - thiếu lành thánh - quá nhấn mạnh đến tội lỗi, thật ra cũng chỉ là cách từ chối quyền năng, tình yêu thương xót và lòng nhân từ của Thiên Chúa được diễn tả qua sự sống cứu độ, chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Từ chối tha thứ cho chính mình không phải là một sự ngu muội hay sao, khi mà chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta lòng nhân từ thương xót và chấp nhận của Ngài?

Chúng ta không bao giờ thấy Phaolô để mình mất quân bình trong điều nầy. Sau biến cố Đamas, cuộc sống của Phaolô hoàn toàn thay đổi khác, ngài rao giảng sứ điệp về quyền năng không thể tin được của Chúa Cha, tình yêu không thể hiểu nổi và ân sủng cứu độ mà Ngài đã ban cho chúng ta qua Con của Ngài. Đây là một ý nghĩa khác của việc xưng thú tội lỗi - tuyên xưng đức tin hay là làm chứng nhân - và Phaolô đã làm như thế mà không bao giờ trì hoãn. Phaolô cũng thúc giục người khác làm như vậy, ngài nói rằng "Để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa" (Phil 2:11).

Sự bày tỏ lòng tin của chúng ta bằng lời nói  cũng như việc làm trong đời sống hằng ngày không phải là một điều dễ dàng trong một nền văn hóa mà bằng nhiều phương cách khác nhau, đã gạt Thiên Chúa ra khỏi nền đạo đức tân thời của nó cũng như khỏi những ngôn ngữ thông thường (common). Và cố áp đặt niềm tin của chúng ta trên người khác chứng tỏ sự thiếu tôn trọng phẩm giá và sự tự do lựa chọn của họ - vả lại nó cũng không có hiệu quả. Nhưng có những phương cách tuy âm thầm mà chúng ta có thể tuyên xưng đức tin của mình.

Ngày hôm nay chúng hãy suy nghĩ những lần chúng ta có cơ hội tuyên xưng đức tin nhưng lại bỏ qua, có lẽ vì chúng ta muốn tỏ ra cách sống trần tục hơn. Chúng ta hãy nhớ lại những lần mình dùng miệng lưỡi để nói lời xấu xa hư đốn.Chúng ta có tuyên xưng đạo Kitô không?

IV.Tạ Ơn

     Tạ ơn là gốc rể và là cốt lỏi của tất cả mọi lời cầu nguyện của Phaolô; nó là tâm điểm và bao quanh đời sống và sự rao giảng của ngài.

     Bắt đầu bức thư đầu tiên của Phaolô, ngài viết: "Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa cho tất cả anh em" (1 Thes 1:2). Việc ưu tiên mà Phaolô không bao giờ thay đổi đó là tạ ơn Thiên Chúa. Bất cứ ở đâu chúng ta cũng thấy ngài to û lòng biết ơn cho các tín hữu của ngài, tạ ơn Chúa cho những người mới trở lại với Chúa Giêsu, cám ơn vì tất cả ơn huệ mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

     Phaolô dâng lời tạ ơn mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh. Một lần ngài bực tức vì không tìm được một người bạn trong Chúa Giêsu Kitô, người mà ngài mong đợi gặp ở cuối cuộc hành trình, tuy vậy, ngài thốt lên lời tạ ơn vì ơn huệ được làm sứ giả mà Thiên Chúa đã ban cho ngài và cho những kitô hữu khác: "Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng cho chúng ta tham dự cuộc khải hoàn trong Chúa Kitô, tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Chúa Kitô, như hương thơm, lan tỏa khắp nơi. Vì chúng tôi là hương thơm của Chúa Kitô dâng kính Thiên Chúa, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất" (2 Cor 2:14-16).Dù bực tức hay không, lòng của vị tông đồ cũng là bàn thờ vĩnh viễn để dâng hương thơm của lời tạ ơn cho Thiên Chúa.

     Phaolô cũng tạ ơn vì những đau khổ.Chẳng hạn, lòng ngài bị vằn vặt khi viết thư thứ hai cho tín hữu Côrintô vì những hiểu lầm giữa ngài và những tín hữu ngài yêu thương ở đây.

     Ngài bắt đầu bức thư bằng dâng lời chúc tụng tạ ơn "Thiên Chúa của mọi niềm an ủi, Ngài đã an ủi chúng ta trong mọi nổi đau khổ của chúng ta, để chúng ta cũng an ủi người khác trong nổi đau khổ của họ, sự an ủi mà chính chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa" (2 Cor 1:3-4).

     Trong nổi buồn khổ của mình ngài thấy Thiên Chúa an ủi ngài, và trong cái kinh nghiệm đó ngài có thể chia sẽ với người khác, ban cho họ niềm hy vọng và sức mạnh trong những nổi lo âu của họ.

     Lời tạ ơn không ngừng của Phaolô, trước hết là tập trung vào ân sũng cứu độ của Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô.

     Cũng cùng một ơn sũng đó mà qua 2000 năm đã có thể làm cho nhân loại liên kết với Chúa Cha nhờ Con của Ngài, và ngày nay, nó vẫn còn phong phú đối với chúng ta; ơn sũng đó làm cho chúng ta luôn đổi mới và gia tăng sức mạnh cho sự liên kết nầy. Ơn sũng cũng giống như là năng lực; đó là sức mạnh và quyền năng giúp chúng ta tiến gần đến Chúa và biến đổi con người nội tâm của chúng ta. Phương cách đơn giản nhất để gia tăng ơn sũng trong chúng ta là  cầu nguyện.

     Có lẽ chúng ta thường dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã nghe lời chúng ta cầu khẩn, nhưng chúng ta có thường nghĩ đến việc tạ ơn cho những người yêu thương chúng ta, bạn bè, người xa lạ với khuôn mặt tươi cười, và tất cả những ai làm tươi sáng ngày sống của chúng ta? Thật vậy, bao nhiêu lần, từ đáy lòng, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta sự bình an,  của ăn nhà ở, sự tự do như là gia sản của chúng ta?

     Giống như Phaolô, chúng ta có cám ơn Chúa vì những phúc lành mà Ngài đã ban cho người khác, cũng như ơn sũng mà Ngài tiếp tục đổ xuống trên chúng ta không?

     Ngày hôm nay, chúng ta hãy nhìn lại đời sống trong ánh sáng của Chúa Kitô, chứ  không phải với cái nhìn mù quáng thiêng liêng cũ nữa.

V. Khẩn Cầu

     Khẩn cầu Chúa ban cho điều gì có lẽ là cách cầu nguyện thông thường nhất của chúng ta. Chắc chắn không có vấn đề gì về lời cầu nguyện khẩn nài van xin. Phaolô nói với chúng ta: "Thiên Chúa rất gần gủi. Anh em đừng lo lắng gì cả.Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời khẩn cầu, van xin và tạ ơn, mà giải bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện" (Phil 4:5-6). Trước khi làm bất cứ điều gì khác, Phaolô đoan chắc với chúng ta: "Thiên Chúa rất gần gủi." Ngài gần sát chúng ta như hơi thở, nếu chúng ta hướng về Ngài với lời cầu nguyện.

     Chính thánh tông đồ đã dâng những lời cầu nguyện van xin, xin những ơn huệ thiêng liêng cho các kitô hữu hay cho những ai mà tầm nhìn thiêng liêng của họ vẫn còn bị che mờ. Hoặc ngài xin cho được lòng can đảm để loan truyền mầu nhiệm của Tin Mừng.

     Bất cứ lời cầu xin nào, chúng ta cũng nhìn thấy trong lời cầu nguyện của Phaolô chứa đầy lời tạ ơn. Ngài nói: "Hãy khẩn cầu với 'lòng tạ ơn,' và chắc chắn kết quả sẽ là 'sự bình an của Chúa, điều đó còn lớn lao hơn những gì chúng ta có thể hiểu" (câu 7) - chắc chắn là có lý do để tạ ơn, hãy nghĩ xem nguyên nhân khiến chúng ta cầu xin, trước tiên là gì chúng ta cảm thấy lo âu về điều gì đó.

     Phaolô nói rằng cho dù là gì lý do nào đi nữa, do lòng ta mong muốn hay lo âu, sợ hãi hay náo loạn, cũng đừng rút lại hoặc thay đổi điều mà ta khấn xin, chúng ta thật sự có vấn đề - lo âu về tình thế - hãy thay vào đó bằng sự bình an nhiệm mầu của Thiên Chúa nếu chúng ta cậy dựa vào Ngài. Làm như thế chúng ta sẽ cảm thấy bình an, tin tưởng và để mọi việc xảy đến.Lạ thay, khi chúng ta để nó "xảy ra và để Chúa hành động," vấn đề sẽ tự nó được giải quyết một cách tốt đẹp hơn là ta khẩn cầu.

     Từ "cầu xin" (petition) tự bản chất của nó là khấn xin cùng Chúa.Petition là  một từ Hy Lạp, có nghĩa là "gặp gở hay thích ngã theo một ai đó." Về sau nó có nghĩa là một cuộc đàm đạo thân mật," rồi việc "đến trước vua và dâng lời cầu xin." Không phải chúng ta làm cả ba việc này khi chúng ta khẩn cầu sao?

Sau hết, cầu nguyện là cách ta gặp gỡ Thiên Chúa liên tục từ giờ này sang giờ khác. Hành vi cầu nguyện cũng được diễn tả như là "một cuộc đàm đạo với Thiên Chúa," bao lâu chúng ta nhớ rằng cuộc đàm đạo đó là đối thoại, chứ không phải là độc thoại. Điều đó có nghĩa là vừa nghe vừa nói, và khi nghe chúng ta loại bỏ mọi tiếng xì xào ra khỏi tâm trí chúng ta.

Khi cầu xin với Chúa, chúng ta không ý thức mình đang ở trước nhan Chúa sao? Xin là một hành vi khiêm tốn mà chúng ta chấp nhận sự tùy thuộc của mình vào Thiên Chúa, và nhìn nhận là chúng ta cần quyền năng của Ngài phù trợ chúng ta. Nếu chúng ta đến với Thiên Chúa bằng thái độ kính trọng Ngài là ai và chúng ta là ai - là tạo vật của Ngài - chúng ta hiểu rằng hệ quả của lời cầu xin là thuộc về Ngài.

Aân sủng mà chúng ta đã nói đến đó là ân sủng cứu độ khỏi những thử thách của sự chết cũng  như ân sủng cứu độ cho sự sống vĩnh cửu. Dùng ý chí tự do để xin Chúa ban cho ân sủng này là sử dụng quyền năng Ngài ban cho chúng ta. Khi chúng ta thật sự để mọi việc xảy đến và để quyền năng tối cao của Chúa ngự trị, chúng ta sẽ được sự bình an và thanh tỉnh và mọi việc sẽ nên tốt đẹp. Điều mà Thiên Chúa ban cho chúng ta chính là Ngài "Thiên Chúa đã đến gần".

VI.Tình yêu

Hầu hết những lời cầu nguyện của Phaolô là dâng tiến lên Chúa Cha. Nhiều khi Phaolô cũng cầu nguyện với Chúa Kitô, nhưng cách chung Phaolô theo sự hướng dẫn của Chúa Giêsu Kitô. Như thế Phaolo không chỉ cầu nguyện với Chúa Cha, nhưng còn đến với Ngài như một đứa con, gọi Ngài với một từ thân mật trong gia đình như thầy đã dạy "Abba."

Phaolô viết, "Để chứng thực anh em là con cái Thiên Chúa, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Abba, Cha ơi" (Gal 4:6), và đó là Thần Khí của con cái, và làm cho chúng ta kêu lên "Abba, lạy Cha!" Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8:15-16).

Chúng ta đã nói trước đây về tình yêu vô điều kiện và khó mà chấp nhận, là có ai đó yêu thương chúng ta như chúng ta được hiện giờ, mà không có sợi dây ràng buộc nào. Nếu chúng ta xem xét lại những mối tình nhân loại của mình, chúng ta hiểu rằng một tình yêu hoàn toàn vô điều  kiện thì không thể hiểu được. Ngay cả những mối quan hệ yêu thương gần như hoàn hảo nhất của chúng ta cũng dễ  tan vỡ và mai một bởi những bóng râm tinh tế. Chúng ta không thể hiểu tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta, những đứa con bất toàn của Ngài.

Tâm trí chúng ta là khí cụ tuyệt vời nhưng chúng chỉ có thể hiểu được sự linh thánh ở một mức độ nào đó; chúng ta có lẽ đạt tới mặt biển nhưng không thể cân đo các đỉnh núi. Chúng ta có lẽ hiểu hơn về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta khi hồi tưởng lại tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Chúng ta thừa nhận rằng, là con người, nhưng cha mẹ chúng ta yêu thương đến độ không giữ lại gì. Chúng ta mong đợi, ao ước một tình yêu lý tưởng như  thế từ cha mẹ chúng ta mà không hề kể đến tuổi tác của chúng ta.

Từ khái niệm tình yêu lý tưởng của cha mẹ, chúng ta có thể hiểu được về chiều rộng, chiều sâu của Thiên Chúa là Cha đối với chúng; Ngài làlý tưởng tuyệt vời, từ đó mọi khái niệm và tư tưởng nhân loại phát sinh.

Thêm vào bức tranh tình yêu của cha mẹ nhân loại đó, là sự kiện mà Thiên Chúa ban cho Con một ngài sự sống trần thế và cái chết thống khổ để nhờ sự sống, chết và phục sinh của Người mà tất cả chúng ta có thể đến với Chúa Cha như là con cái của Ngài. Với Chúa Giêsu Kitô mà Phaolô đến với Thiên Chúa; Chúa Kitô luôn luôn là tâm điểm lời cầu nguyện của ngài. Chúa Giêsu hòa giải chúng ta với Chúa Cha và người tiếp tục là vị trung gian: "Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, đó là Chúa Giêsu Kitô" (1 Tm 2:5).

Chúa Giêsu thiết lập một mối quan hệ mới với Thiên Chúa, Người cũng thiết lập một mối quan hệ mới giữa con người với nhau. Tất cả chúng ta đều được ban cho khả năng và nhờ Người đến cùng Thiên Chúa và kêu lên rằng "Abba, Cha ơi."

Cầu nguyện "Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẽ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người" (Eph 4:1-4).

              LINH MỤC CHO NGÀN NĂM THỨ BA   (Đức Hồng Y  Timothy M Dolan)

                      Chương 3: ĐỨC ÁI (Nguồn: nguoitinhuu.com)

(Đoạn Kinh Thánh: Gioan 21:15-17)

Có câu chuyện nói về người Môn Đệ Yêu Dấu trong những năm gần vào cuối đời của ngài khi ở đảo Patmos. Ở đó ngài sống cô quạnh trong một cái hang, quanh đó là một vài môn đệ thân quý. Vì ngài là người sau cùng trong Nhóm Mười Hai, nên mỗi Chúa Nhật, hàng trăm Kitô Hữu đến Patmos để tham dự Thánh Lễ và để nhìn thấy Thánh Gioan. Cứ đến ngày Chúa Nhật, các môn đệ lại khiêng vị tông đồ già yếu này xuống với đám đông. Đến lúc rao giảng, mọi người như nín thở, lắng tai để nghe tiếng nói thều thào của ngài. Nhưng từ Chúa Nhật này sang Chúa Nhật khác ngài vẫn chỉ nói có một điều: "Các con yêu dấu, hãy thương yêu nhau! Các con hãy thương yêu nhau!"

Sau cùng, một môn đệ khi khiêng ngài về hang, lên tiếng hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy chỉ lập đi lập lại có một điều là 'Các con hãy thương yêu nhau'?"

Thánh nhân trả lời: "Bởi vì Thầy của chúng ta luôn luôn lập đi lập lại điều ấy."

Tôi muốn chia sẻ về tình yêu như một động lực hợp nhất quy tụ lại và đem lại mục đích cho bất cứ gì chúng ta thi hành. Đời sống linh mục đầy những đòi hỏi và mong đợi; hàng ngày chúng ta có bổn phận phải cầu nguyện, học hỏi, chuẩn bị phụng vụ, thừa tác vụ, biết bao buổi hội họp, và vân vân. Sự nguy hiểm là đời sống chúng ta có thể trở nên rời rạc, bị lôi kéo theo các chiều hướng khác nhau, như chiếc xe trật đường rầy. Do đó, chúng ta tìm kiếm một giá trị để đem lại sự hài hòa, một nguyên tắc để đem lại sự hợp nhất, một sức mạnh để nối kết lại, một động lực để cung cấp cho chúng ta đường hướng mà trong đó, những gì chúng ta nói hay làm có thể xuất phát từ tình yêu.

Trong tự truyện của Thánh Têrêsa Lisieux, chúng ta biết hình như ngài cũng có những khó khăn đó. Thánh nữ kể lại phương cách ngài tìm câu trả lời cho sự hoang mang nội tâm, và ngài viết:

Tôi không thoả mãn và không tìm thấy bình an. Tôi kiên trì. . . cho đến khi tôi tìm thấy một chủ đề thật khích lệ: "Hãy khao khát những ơn sủng cao cả hơn. Và tôi sẽ chỉ cho anh chị em thấy một con đường vượt trên mọi thứ khác" (1 Cor. 12:31). Vì vị Tông Đồ này nhấn mạnh rằng các ơn sủng cao trọng hơn thì chẳng là gì cả nếu không có đức ái, và chính tình yêu này chắc chắn là con đường tốt nhất dẫn đến Thiên Chúa. Sau cùng tôi đã tìm thấy bình an! Đức ái đối với tôi như một tâm điểm cho ơn gọi của tôi! Tôi biết rằng Giáo Hội có một con tim và con tim ấy dường như bừng cháy vì yêu. . . Tôi đã nhìn thấy và nhận thức rằng tình yêu ấy đặt giới hạn cho mọi ơn gọi, tình yêu ấy là tất cả, tình yêu ấy ôm ấp mọi nơi và mọi lúc, tình yêu ấy thì đời đời. Và rồi, hầu như ngây ngất vì vui sướng, tôi thốt lên: Ôi Giêsu, tình yêu của con, sau cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con! ơn gọi của con là tình yêu. Con đã tìm thấy vai trò của con trong Giáo Hội. . . Trong trái tim của Giáo Hội, con sẽ là tình yêu!

Kinh Nhật Tụng, Lễ Thánh Têrêsa

Hầu hết những lần chúng ta nghĩ đến tình yêu, chúng ta suy nghĩ về tình yêu cho Chúa và cho dân Người. Thật tự nhiên--và thật quan trọng. Tuy nhiên, cái gì trước phải đến trước. Khởi điểm của sự thăng tiến tâm linh, bước đầu tiên trong tinh thần môn đệ đích thực, là khiêm tốn thú nhận và biết ơn Chúa vì tình yêu Người dành cho chúng ta. Như người Môn Đệ Yêu Dấu giảng dạy, "Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta được tỏ lộ khi Người sai Con duy nhất của Người đến thế gian. . . đây là tình yêu tôi muốn nói đến: không phải là tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa, mà là tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta!" (1 Gioan 4:9-10).

Những bạn đã quen với Rèn Luyện Tâm Linh của Thánh Y-Nhã biết rằng thánh nhân luôn khởi đầu bằng sự nhận biết tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Bạn sẽ thấy rằng khi làm linh mục, một trong những điều thường chán nản là giúp dân chúng chấp nhận sự hiểu biết thâm thuý này, đó là Thiên Chúa yêu thương họ một cách say đắm. Đó là "Tin Mừng", có phải không? Thảm kịch của đời sống là hầu hết mọi người chúng ta đều cảm thấy điều đó quá tuyệt diệu đến nỗi khó có thể là sự thật, và chúng ta sống thờ ơ hay quên đi điều đó. Nhiều người trong chúng ta có thể nhớ lại một đoạn văn đáng nhớ trong cuốn Tự Thú của Thánh Augustine:

"Con biết yêu mến Người cách muộn màng. Ôi Đấng Tuyệt Mỹ của ngày xa xưa ấy, nhưng mới lạ hơn bao giờ hết!. . . Người kêu lớn và gào thét vào sự ngơ điếc của con. Người lấp lánh và chiếu sáng vào sự mù quáng của con. Người thở hương thơm và con bị lôi cuốn--và con khao khát Người. Con đã nếm thử, và con đói khát. Người chạm đến con, và con đã bừng cháy vì sự bình an của Người"

- Kinh Nhật Tụng Lễ Thánh Augustine

Tôi nhớ có lần một chuyên gia tâm lý nói với tôi, "Thưa Cha, hãy luôn luôn nói với dân chúng là Thiên Chúa yêu thương họ. Hầu hết những khó khăn của những người đến với con là họ tin rằng không có ai yêu thương họ, họ không đáng thương, và do đó, họ không yêu quý và tôn trọng ngay cả chính họ. "

Mỗi một người được Thiên Chúa yêu thương và được mời gọi hãy yêu thương lại; nhất là những người tin vào sự mặc khải của Thiên Chúa nơi Con của Người là hãy nhận ra tình yêu ấy và nhiệm vụ của họ là đáp trả tình yêu Thiên Chúa. Tuy nhiên, nói cho đúng, linh mục là người được mời gọi để ý thức sâu xa về tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, hãy chấp nhận tình yêu ấy với lòng biết ơn chân thành, và đáp trả tình yêu ấy với một sức mạnh được phản ánh nơi cộng đồng dân Chúa. Không những thế; linh mục chúng ta được mời gọi đến một tình yêu mật thiết với Chúa Giêsu đến nỗi, chúng ta thực sự đồng hình dạng với Người trong tình yêu nồng cháy cho Hôn Thê của Người là Giáo Hội. Những lời ấy thật nặng nề, và tôi cũng chưa thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Nhưng sự đồng hình dạng với Chúa Giêsu trong tình yêu dành cho Giáo Hội, là điểm cốt lõi của căn tính linh mục và thừa tác vụ của chúng ta.

Có lẽ, tốt hơn tôi nên dựa vào lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông thư Pastores Dabo Vobis (số 22): "Món quà tự hiến của Đức Kitô dành cho Giáo Hội, kết quả tình yêu của Người, được diễn tả như một món quà độc đáo do chính Tân Lang thực hiện để trao cho Tân Nương. . . Linh mục được mời gọi để trở nên hình ảnh sống động của Đức Kitô Giêsu, vị Hôn Phu của Giáo Hội. . . Chính vì sự đồng hình dạng với Đức Kitô, là đầu và là mục tử, vị linh mục đại diện cho tương giao phu phụ này với cộng đồng dân Chúa. . . Do đó, trong đời sống tâm linh, ngài được mời gọi thể hiện tình yêu phu phụ của Đức Kitô đối với Giáo Hội, Hôn Thê của Chúa. Bởi đó, đời sống của linh mục phải chiếu tỏa đặc tính phu phụ này mà nó đòi hỏi người phải trở nên một nhân chứng cho tình yêu phu phụ của Đức Kitô. "

Anh em thân mến, đó chính là tình yêu mà chúng ta được mời gọi để chấp nhận, đáp trả và chiếu toả. Đó là ơn gọi cao quý của chúng ta. Đó là động lực kết hợp của bất cứ gì chúng ta thực hiện nơi đây. Làm thế nào để chấp nhận, để đáp trả và để chiếu tỏa tình yêu ấy thì đó chính là mục đích của chương trình đào tạo linh mục lâu dài.

Bây giờ, tôi xin hỏi anh em về phương cách. Làm thế nào để chúng ta lớn lên trong tình yêu Đức Kitô và Giáo Hội của Người? Đơn giản hóa một cách liều lĩnh, tôi đề nghị chúng ta "rơi vào cuộc tình" với Đức Kitô và Hôn Thê của Người, là Giáo Hội. Trong nhiều phương cách tương tự như khi chúng ta phát triển tình bạn một cách tự nhiên, tôi cũng xin anh em hãy nhớ đến các mối tình chân thật và thực sự bằng hữu. Hay, nếu chưa bao giờ yêu ai, hãy nghĩ đến những người thân thuộc với anh em, hoặc đơn giản tự hỏi mình phải cần những gì để lớn lên trong tình cảm với ai đó, hoặc để kiên cường hay làm sâu đậm thêm tình bằng hữu.

Để lớn lên trong cuộc tình với Chúa Giêsu và Giáo Hội, chẳng lẽ chúng ta không mong muốn thi hành một số điều gì đó hay sao?

1. Để ngày càng yêu mến ai đó, trước hết chúng ta phải dành thời giờ với người ấy. Chúng ta chuyện trò, lắng nghe và vui thích khi ở với họ.

Điều này cũng đúng với tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu, phải không? Ở với Chúa--lắng nghe Người và sau đó trò chuyện với Người--đó là sự cầu nguyện. Như thế, cầu nguyện hàng ngày là điều cần thiết cho cuộc đời chúng ta, a sine qua non. Hàng ngày, chúng ta dành thời giờ cho người bạn chí thân, Chúa Tình Yêu, nói chuyện với Người, lắng nghe Người. Cầu nguyện. Chúng ta không thể ngày càng yêu Chúa hơn nếu không có sự cầu nguyện.

Bố mẹ tôi rất thương yêu nhau. Tôi nghe người ta nói hai ông bà vẫn yêu nhau như hồi còn trẻ. Bố tôi đi làm lúc 5g sáng, trước khi mọi người trong nhà thức giấc, kể cả mẹ tôi, nhưng ông luôn luôn để lại vài câu ghi chú cho mẹ tôi. Lúc ông nghỉ xả hơi, ông điện thoại về nhà; và khi đi làm về, khoảng 4:45, hai ông bà ngồi trong bếp uống trà và chuyện vãn cả giờ đồng hồ. Mấy đứa chúng tôi phải biết đừng quấy rầy. Đôi khi hai người tán gẫu, đôi khi không nói nhiều. Có lúc bố tôi nói, mẹ tôi nghe hay ngược lại. Giây phút ở với nhau hàng ngày là bí quyết tình yêu của hai người.

Cũng giống như tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu. Chúng ta phải dành thời giờ hàng ngày để ở với Người nếu muốn tình cảm của chúng ta dành cho Người vẫn còn mạnh. Với các linh mục, kinh nhật tụng là phương cách giữ chúng ta "tiếp xúc với người yêu của chúng ta" trong một ngày bận rộn. Do đó, chúng tôi cũng mong đợi bạn trung thành với các buổi cầu nguyện chung sáng tối hàng ngày. Việc cầu nguyện cá nhân cũng tương tự. Một số bạn cầu nguyện riêng vào buổi sáng; một số vào buổi tối khuya, một số dựa vào Kinh Thánh; một số thích theo giờ giấc; một số gọi đó là chiêm niệm; một số gọi đó là "tập trung". Tuy nhiên, dù bất cứ gì, bất cứ khi nào--nếu bạn muốn yêu mến Chúa Giêsu, và luôn sống trong tình yêu với Người--số phận của một trong các linh mục của Người là bạn phải ở với Người, nói với Người, và lắng nghe Người hàng ngày. Đó gọi là cầu nguyện.

2. Một phương cách để gia tăng tình bạn hay tương giao dấu ái là ăn chung với nhau. Trong xã hội, bạn biết ai đó muốn làm quen với bạn khi họ mời bạn đi ăn. Và--một lần nữa, xin tha lỗi cho sự đơn giản hóa--chúng ta gia tăng tình yêu Chúa Giêsu qua việc chia sẻ Thánh Thể hằng ngày với Người. Thánh Lễ hàng ngày là thực phẩm chủ yếu trong việc đào tào linh mục. Khi chúng ta ngày càng chểnh mảng, tình bạn của chúng ta với Thầy sẽ bị thiệt hại. Nhưng nếu chúng ta tận tình vui thích khi ở trước mặt Chúa, thực sự hiện diện trong Bánh Sự Sống, Thánh Thể thì "Ai ăn mình ta và uống máu ta thì sẽ ở trong ta và ta ở trong người ấy!" (Gioan 6:56). Thánh Giáo Hoàng Piô X đã viết rằng phương cách hữu hiệu nhất để gia tăng lòng yêu mến Đức Kitô là tiếp nhận Người hàng ngày qua bí tích Thánh Thể.

3. Khi chúng ta yêu ai, chúng ta muốn biết cả gia đình, bạn hữu của người ấy, có phải không? Bạn có thể biết mối tình của đôi nam nữ đến lúc nghiêm trọng là khi họ giới thiệu nhau với người trong gia đình, khi họ bắt đầu giới thiệu bạn của nhau.

Vậy, nếu chúng ta muốn Chúa Giêsu và Giáo Hội Người trở nên tình yêu trong cuộc đời chúng ta thì chúng ta phải biết về bạn hữu và gia đình của Chúa!

Điều này rất đúng với Mẹ của Người. Vì quá gần gũi với chúng ta đến độ Mẹ Người trở thành Mẹ của chúng ta. Do đó, việc sùng kính Đức Mẹ trở nên một chuẩn mực cho đời sống tâm linh của linh mục. Chúng ta cần nhận thức rằng có nhiều phương cách khác nhau để yêu mến Mẹ Maria. Yêu mến như thế nào thì đó là một vấn đề còn mở ngỏ, nhưng chắc chắn là phải yêu mến Mẹ. Sự sùng kính của người con đối với người Mẹ của vị Linh Mục Đầu Tiên thì cũng là một phần thiết yếu của đời sống tâm linh chúng ta và là một phương cách thực tế để gia tăng lòng yêu mến Chúa. Sự sùng kính đó đã trở thành truyền thống của trường North American College ở Rôma ngay từ tháng Mười Hai, 1859; và tôi vui mừng là truyền thống ấy vẫn còn.

Chúng ta cũng không thể quên Thánh Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả--người nhà của Chúa Giêsu--và các tông đồ, các người bạn của Chúa. Thành phố này, thấm đỏ máu của hai người bạn Chúa, là Thánh Phêrô và Phaolô, và đã đem lại cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để biết về các tông đồ này khi chúng ta đến đây.

Một vài năm trước đây, một chủng sinh đến với tôi trong thời kỳ đặc biệt thử thách, khi anh đặt vấn đề về sự tương giao với Chúa Giêsu và Giáo Hội Người. Anh quá nặng nề đến độ gần đi đến một quyết định mà tôi cho là thiếu suy nghĩ. Tôi khuyên anh tối thiểu cũng phải dành ít thời giờ cho chính mình trước khi quyết định. Ngày hôm sau, anh trở lại, vui vẻ hơn, tự tin hơn về tình yêu của anh dành cho Đức Kitô và Giáo Hội. Điều gì đã thay đổi? Anh cho biết anh dành một vài giờ trước mộ Thánh Phêrô, và anh thấy nếu Chúa Giêsu có thể yêu mến Thánh Phêrô, với tất cả những khuyết điểm, tội lỗi, và sai lầm, thì chắc chắc Chúa cũng có thể yêu mến anh! Chắc chắn có lợi khi chúng ta biết về bạn hữu của Chúa để chúng ta có thể biết và yêu Chúa nhiều hơn.

Tất cả các thánh kể từ thời Thánh Phêrô và Phaolô cho đến nay là những người mà chúng ta phải cố để biết và noi gương họ--biết đến những bạn hữu của Chúa là một phương cách thực tiễn để lớn lên trong tình yêu mến Chúa.

Nhưng những người mà chúng ta nói với họ về Chúa Giêsu thì không buộc phải là thánh! Rất nhiều người gần gũi với Chúa Giêsu, và họ có thể giúp chúng ta triển nở mối thân tình với Chúa.

  • Do đó, chúng ta giãi bầy tâm sự với cha linh hướng, một người khôn ngoan hơn và đằm thắm hơn trong sự tương giao với Chúa Kitô. Ở trường North American College, mỗi chủng sinh buộc phải có vị linh hướng và phải gặp ngài hai tuần một lần. Điều này phải trở nên khuôn mẫu cho đời sống mỗi linh mục.
  • Các văn sĩ khổ hạnh đã để lại cho chúng ta một kho tàng tâm linh nhằm giúp chúng ta thăng tiến trong sự tương giao với Đức Kitô. Nhờ đó, chúng ta có được các văn bản của Thánh Augustine, Thánh Phanxicô "de Sales", Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, hay của cha Thomas Merton.
  • Các mục tử, các giám mục, thì gần với Chúa Giêsu, nhất là Đức Giám Mục Rôma, là người dẫn dắt chúng ta trong giáo huấn của các ngài.

Tất cả những người bạn của Chúa Giêsu đều có thể giúp chúng ta trở nên bạn của Chúa.

4. Khi chúng ta muốn ngày càng thân thiết với ai, tự nhiên chúng ta muốn khám phá mọi thứ về người ấy nếu có thể. Điều này cũng đúng với Chúa. Đó là lý do tại sao việc học hỏi thần học là môn học mà Giáo Hội đòi buộc nơi những ai muốn sống cả đời yêu mến Chúa và Giáo Hội. Thánh Aquinas viết: "Thần học xứng đáng được gọi là sự khôn ngoan cao nhất, vì tất cả mọi sự được nhìn dưới ánh sáng của nguyên nhân đầu tiên. "

Hồi xưa Giáo Hội gọi các chủng sinh ở bốn năm cuối là "thần học gia". Theo đuổi thần học, dùi mài Kinh Thánh, đọc, suy niệm, nghiên cứu, bàn thảo, đi học đều đặn--đó là những gì giúp một chủng sinh ngày càng thân mật với Chúa Giêsu, và ngoài ra chẳng còn ý nghĩa gì cả. Như vậy, học hỏi hàng ngày không phải là gánh nặng cho việc đào tạo linh mục, nhưng là bản chất của việc đào tạo. Kế ngay sau việc nuôi dưỡng đời sống tâm linh là học hỏi thần học trong khi chuẩn bị chức thánh.

Một trong những lý do của việc nghiên cứu thần học thì hiển nhiên là, khi chúng ta yêu ai, chúng ta muốn khoe khoang về người mình yêu, giới thiệu người khác với người yêu, nói với cả thế giới về người ấy. Đó, quả thật, là điều mà linh mục chúng ta phải dành cả cuộc đời để thi hành--giới thiệu Chúa Giêsu cho cả thế giới. Vậy, chúng ta cần biết Người, hiểu giáo huấn của Người, và sẵn sàng bảo vệ Người với lý lẽ mạch lạc, trong sáng. Và đó là thần học.

5. Khi yêu ai, chúng ta muốn loại bỏ những gì khiến người yêu đau lòng. Như thế, một trong những đặc tính căn bản của sự tương giao với Chúa là hằng ngày chúng ta phải chết đi cho tội lỗi và lớn lên trong nhân đức.

Thomas Merton diễn tả tình yêu Thiên Chúa như một tia sáng mặt trời mạnh mẽ chiếu qua cửa sổ. ánh sáng này sẽ cho thấy những vết bẩn, vết mờ hay bụi bặm trên tấm kính cửa. Càng để ánh sáng vào nhiều bao nhiêu, chúng ta càng làm sạch tấm kính ấy bấy nhiêu.

Như thế, một phương cách để nhận được nhiều ánh sáng tình yêu Đức Kitô là liên lỉ thanh tẩy tội lỗi chúng ta. Đó là lời cổ vũ được thấy trong từng trang Phúc Âm--hoán cải, ăn năn sám hối, metanoia--hay bất cứ gì bạn muốn gọi: vật lộn hàng ngày với phần tăm tối của chính mình đã kềm hãm chúng ta không được tự do và không muốn tự hiến mà cuộc tình với Chúa và với Giáo Hội đòi hỏi phải giữ tình bằng hữu bền bỉ với Chúa Giêsu.

Có những phương cách thực tiễn để giúp chúng ta:

  • Thường xuyên kiểm điểm lương tâm khi chúng ta thẳng thắn nhìn lại đời sống trong ngày, trong tuần, khi so sánh với thập giới, tám mối phúc, và các nhân đức thích hợp cho ơn gọi của chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa vì những tiến bộ và tìm kiếm lòng thương xót của Người để vượt thắng tội lỗi.
  • Thành thật cởi mở với cha linh hướng.
  • Lời khuyên bảo thành thật của một người bạn là người chúng ta tin tưởng đủ để có thể nói lên những gì chúng ta cần sửa đổi. Một trong những ơn lành lớn lao là có được người bạn không sợ nói lên sự thật dù làm chúng ta đau lòng. Và một trong những công việc vĩ đại mà chúng ta có thể đem lại cho người bạn là thành thật cho họ biết sự lưu tâm của chúng ta về họ. Một trong những khó khăn nhất tôi đã phải trải qua là nói lên cảm tưởng của tôi về sự tương giao của một người bạn mà sự tương giao ấy đe dọa đến đức khiết tịnh của anh. Và anh đã mắng tôi là đồ quỷ.
  • Các tình bạn lành mạnh với anh em linh mục cũng giống như một nền tảng hữu hiệu cho thừa tác vụ. Một ơn lành đặc biệt của cuộc đời chủng sinh là triển nở được các tình bạn chắc chắn và lâu dài. Người bạn tốt là người mà chúng ta có thể nói thẳng với họ và ngược lại.
  • Nếu cần, phải tin tưởng vào chuyên gia như tâm lý gia hay người chuyên môn được huấn luyện để giúp người ta đối phó với những đau thương, những bứt rứt, hay những khuynh hướng trói buộc họ khỏi sự tự do cần thiết để yêu mến Chúa, Giáo Hội và dân của Người.
  • Sự chấn chỉnh, sửa đổi mà chúng ta nhận được từ người khác.
  • Và, rất thực tế và rất hữu hiệu, hãy trông nhờ vào bí tích hòa giải. Vị cha sở đầu tiên tôi phụ giúp luôn khuyên nhủ các đôi tân hôn rằng: "Những chữ quan trọng nhất trong một hôn nhân tốt đẹp là 'tôi yêu bạn' và 'tôi xin lỗi. ' Nói những chữ này thường xuyên sẽ giúp tình yêu thêm vững bền. "

Chính trong bí tích hòa giải mà chúng ta nói lời xin lỗi với Chúa và với Giáo Hội. Do đó, thường xuyên cử hành bí tích này phải là một đặc tính của cuộc tình chúng ta với Chúa. Tính cách thường xuyên của việc xưng tội là vấn đề cần được thảo luận giữa bạn và cha linh hướng, ít nhất là mỗi tháng một lần.

6. Khi yêu ai, chúng ta sẵn sàng chết cho người ấy. Có lần tôi thấy một đứa bé rời khỏi tay mẹ nó và chạy bổ vào con đường xe cộ đang di chuyển. Không chút do dự, người mẹ lao đến, quên cả dòng xe cộ như nước chảy để nắm lấy đứa con. Cám ơn Chúa là chiếc xe tải kịp thời thắng lại, chỉ cách hai mẹ con chừng nửa thước. Không ai ngạc nhiên về hành động của người mẹ. Tình yêu đích thực khiến chúng ta sẵn sàng chết vì người mình yêu.

Nếu chúng ta muốn lớn lên trong cuộc tình với Chúa Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng không những chết cho Người mà còn chết với Người. Phải, thập giá sẽ là một phần của đời sống chúng ta. Vậy sao chúng ta ngạc nhiên khi thập giá xảy đến? Sao vị linh mục lại sửng sốt khi bị cô đơn, chán chường, thất bại, bị bài sai trái ý muốn, gặp các cha sở gắt gỏng, giáo dân đòi hỏi, bị giáo đoàn chỉ trích, gặp các giám mục lạnh nhạt? Sao các linh mục lại nghĩ rằng có lẽ có gì sai trái khi muộn phiền và thất bại xảy đến? Chúng ta được trở nên đồng hình dạng với con người trên thập giá, được mời gọi trút bỏ hết tất cả đến độ chết trên thập giá vì yêu và vì Hôn Thê của Người. Chúa nói với chúng ta, "Nếu muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình và vác thập giá mình." Một người bình thường còn phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày chỉ vì tình yêu vợ con, không lẽ chúng ta, các linh mục không thể chịu đựng mệt mỏi, đau khổ, đè nén vì Chúa và vì Giáo Hội hay sao?

Trong giáo xứ của tôi có một đôi vợ chồng tuyệt vời, họ là bậc cha mẹ thực tế, vui vẻ và kiên cường với năm con. Bà ấy bị tàn tận vì bệnh xưng khớp khi ba mươi bốn tuổi. Bây giờ bà không thể rời khỏi giường. Ông chồng thật tốt với bà--bế bà lên xuống, đi tắm, luôn ở với bà hàng giờ, đút cho bà ăn. Một vài năm trước đây, tôi ghé ngang để thăm họ và khi ra về, ông ấy tiễn tôi ra tận xe. Tôi nói, "Ông Bình ơi, tôi rất cảm kích trước mối tình của ông dành cho bà."

Ông trả lời: "Thưa Cha. Càng ngày con càng yêu nhà con hơn khi mới lấy nhau. "

Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu và Giáo Hội cũng được chứng tỏ qua những thử thách. Khi cô đơn, bị ruồng bỏ, đau khổ, căng thẳng--đó là khi tình yêu trở nên tinh tuyền. Khi mà người bạn chí thân của chúng ta, Đức Giêsu, dường như xa cách; khi mà Hôn Thê của Người, là Giáo Hội, dường như thối nát, sai lầm, yếu đuối, đầy tiếng xấu--đó là khi chúng ta càng phải yêu Chúa Giêsu và Giáo Hội hơn nữa! Đó là khi tình yêu tự chứng tỏ!

Tình yêu mà chúng ta dành cho Chúa Giêsu và Giáo Hội không luôn luôn thảnh thơi, thoải mái, luôn hài lòng, và tràn đầy thân mật. Không--tình yêu ấy sẽ dẫn đến sự hy sinh, mồ hôi, máu, nước mắt, đau khổ; nó sẽ dẫn đến thập giá. Như Đức Thánh Cha nói với các chủng sinh ở Nữu Ước, "Sự khôn ngoan của thập giá là tâm điểm của đời sống và thừa tác vụ của mỗi linh mục." Điều đó rất đúng với đời sống ở chủng viện đây và đời sống trong giáo xứ. Nhiều khi, "hoàn cảnh này" xảy đến cho chúng ta, và chúng ta muốn khước từ nó. Đó là gánh nặng của thập giá mà nó sẽ luôn tái diễn trong suốt cuộc đời linh mục. Hãy sẵn sàng chấp nhận!

Như thế, ngay bây giờ hãy yêu quý thập giá qua các hành động từ bỏ mình, hành xác, và sám hối là một phương cách tốt đẹp để sâu đậm thêm tình yêu của chúng ta với Đấng bị đóng đinh. Một số luyện tập, tỉ như cầu nguyện và ăn chay hàng tuần, là một thí dụ tốt đẹp của sự hy sinh đó.

7. Sau cùng, nếu chúng ta muốn tỏ lòng yêu ai, chúng ta phải học cách chăm sóc những người cũng như các hoạt động mà người ấy ưa thích. Tỉ như, khi hai bạn trẻ yêu nhau, cô nàng cố hiểu biết về môn chơi bóng rổ, trong khi chàng lại cố tìm hiểu về nghệ thuật để họ có thể nói cho nhau nghe những ích lợi của các sinh hoạt này. Khi chúng ta nói về Chúa Giêsu, điều đó có lợi cho những người khát khao muốn tìm hiểu, những người nghèo nàn về mặt tinh thần, tâm trí cũng như thể xác. Điều này chỉ có thể phát xuất từ một tâm hồn nhạy cảm về mục vụ, và đó là nguyên do của các chương trình mục vụ trong việc đào tạo linh mục của trường North American College.

Như Đức Thánh Cha nói với các linh mục ở Newark: "Cũng như Đức Kitô, là đầu và là mục tử của Giáo Hội, các con cũng phải biết, phải chăm sóc và phải hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Việc tấn phong giúp các con đồng hình dạng với Đức Kitô, Người Tôi Tớ, khiêm tốn rửa chân cho các tông đồ vì Người đến giữa chúng ta không để được hầu hạ mà để phục vụ. " Nếu chúng ta muốn thăng tiến trong việc yêu mến Chúa Giêsu, thì chúng ta phải thích thú với những gì mà Người lưu tâm đến--và đó là phục vụ những người có nhu cầu.

Thánh Phaolô viết: "Lòng yêu mến Đức Kitô thúc giục tôi. " Tôi không biết là tôi có thành công hay chưa, nhưng điều tôi cố gắng là chứng tỏ rằng tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa--vừa là tình yêu Thiên Chúa ban cho chúng ta và cũng là tình yêu chúng ta đáp trả--là hơi nóng giúp bộ máy linh mục của chúng ta hoạt động, là yếu tố cơ bản quy tụ mọi góc cạnh của những đòi hỏi trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta hiện diện là vì tình yêu; hy vọng rằng linh mục chúng ta, là những người thực sự tin tưởng vào tình yêu của Chúa cho chúng ta và hăng say đáp trả lại tình yêu ấy, là những người cương quyết trở nên đồng hình dạng với Người và chia sẻ trong tình yêu phu phụ của Đức Kitô dành cho Hôn Thê, là Giáo Hội.

Những gì chúng ta thi hành phải kiên cường, triển nở, nuôi dưỡng và gia tăng tình yêu này: cầu nguyện và Thánh Lễ hàng ngày, sự sùng kính Đức Maria và các thánh, đối thoại với cha linh hướng, học hỏi thần học, cố gắng chống trả tội lỗi và gia tăng nhân đức, sẵn sàng hy sinh và chịu đau khổ, và phục vụ dân Người. Tất cả chúng ta làm vì tình yêu.

Có lẽ bạn cũng nghe biết về Nam Tước Catherine de Hueck Doherty, sáng lập Phong Trào Nhà Hữu Nghị, mà ngài đang trong tiến trình phong thánh. Có lần ngài được mời đến trung tâm phục vụ người nghèo hiện đang có xung đột nội bộ. Ban giám đốc cãi nhau, và ngài được mời đến để giải hòa.

Sau vài giờ đồng hồ nghe đôi bên đốp chát, sau cùng ngài kết thúc buổi họp với câu: "Tôi đi đến quyết định là đóng cửa trung tâm này!"

Cả một chấn động lan tràn. "Nhưng thưa Nam Tước Phu Nhân, ai sẽ cho người nghèo ăn uống và người vô gia cư chỗ trú ngụ?"

"Chính phủ có thể múc thức ăn, và sửa soạn chỗ ngủ cho họ không khác gì chúng ta! Chúng ta được mời gọi để thi hành điều đó với tình yêu, và nếu chúng ta không thể thi hành điều ấy với tình yêu, chúng ta sẽ không làm!"

Chúng ta được mời gọi để trở nên những người yêu thương và chia sẻ tình yêu ấy với những người mà chúng ta phục vụ, và nếu chúng ta không thể thi hành với tình yêu, điều đó chẳng còn ích lợi gì. Tất cả mọi thần học, tất cả mọi khả năng mục vụ, tất cả mọi khả năng rao giảng, tất cả mọi kiểu cách phụng vụ, tất cả mọi huấn luyện sẽ không cao hơn đĩa cơm nếu chúng ta không có tình yêu khi thi hành điều đó. Bạn đã từng thấy các linh mục, những con người của tình yêu, họ yêu thương Chúa Giêsu và Hôn Thê của Người một cách say đắm, và họ chiếu tỏa niềm vui, lòng thương người, sức thuyết phục như tuôn chảy từ lò lửa tình yêu. Nếu không có những tấm gương ấy, có lẽ chúng ta không được như ngày nay.

Và bạn cũng đã từng thấy các linh mục chưa bao giờ có tình yêu hay đã bước ra ngoài cuộc tình--lạnh nhạt, hung dữ, gắt gỏng, nhỏ mọn, lười biếng, ích kỷ. Ô, thì ngài cũng yêu mến đấy chứ--ngài yêu chính mình--không phải trong ý nghĩa tự trọng mà Chúa Giêsu muốn nói đến, nhưng trong một phương cách bệnh hoạn, ích kỷ. Thời giờ thuận tiện của ngài, tương lai của ngài, bộ mặt của ngài, những gì ngài muốn--tất cả những thứ ấy trở nên quan trọng nhất trong đời ngài. Điều sau cùng mà Giáo Hội cần là tốt hơn nên có một linh mục khác.

Mới đây, Đức Thánh Cha có khuyên các chủng sinh cầu xin hàng ngày, "Ôi lạy Chúa Giêsu nhân hậu, xin biến con trở nên một linh mục như Chúa muốn. "

Vào năm 1994, chúng tôi có đặt tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ngay cổng vào trường. Thánh Tâm Chúa, bừng cháy vì tình yêu và lòng thương xót chúng ta, là một dấu hiệu mạnh mẽ về tình yêu mà Đức Kitô dành cho chúng ta. Đó là một động lực hợp nhất, một sức đẩy của đời sống linh mục; đó là điều duy nhất đem lại ý nghĩa và mục đích cho bất cứ gì chúng ta thi hành.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu
Con đặt hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa!
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu
Con tin ở tình yêu Người dành cho con!
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu
Xin cho nước Chúa trị đến!


Một số hình ảnh:

Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa

Cha Phêrô Dương Văn Thạnh gợi ý cầu nguyện

Cha chánh văn phòng thông báo chương trình mục vụ cho Năm Đức Tin cũng như Năm Thánh mừng 75 năm thành lập Giáo phận

Cha Phaolô Thãnh đại diện cám ơn Quý Đức Cha, Cha Phêrô

Cha Phêrô trong tâm tình người con Giáo phận cám ơn Quý Đức cha

1367    01-12-2012 08:48:46