Sidebar

Thứ Năm
09.05.2024

Tĩnh Tâm Thường Niên Linh Mục Giáo Phận Vĩnh Long năm 2012 ngày thứ tư

Hôm nay 29. 11. 2012, ngày thứ tư trong Tuần Tĩnh Tâm thường niên Linh mục Giáo Phận Vĩnh Long, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân cùng với Quý cha trong Giáo phận đã dâng Thánh lễ với ý chỉ Cầu Cho các Ân Nhân và Thân Nhân của Giáo Phận

Theo chương trình

Đúng 8 giờ sáng Cha Phêrô đã gợi ý suy niệm về Noi Gương Thánh Phaolô: Sống Tín Thác Vào Chúa Kitô

Vào lúc 9. 30 Cha Matthêu  Nguyễn Văn Văn đã trình bày Chủ đề Đức Cậy dựa theo Chương 2 của tác phẩm "Linh Mục Cho Ngàn Năm Thứ Ba" của Đức Hồng Y Tomothi M Dolan - Bản dịch của Linh mục Trần Đình Quảng.

Vào buổi chiều Quý cha trong các Ban Mục Vụ đã trình bày những sinh hoạt trong năm qua của Ban. Các Ban gồm: Ban Qưới Chức, Ban Mục Vụ Gia Đình, Ban Mục Vụ Giới Trẻ, Ban Giáo Lý....


BÀI 3: NOI GƯƠNG THÁNH PHAOLÔ
Sống Tín Thác Vào Chúa Giêsu Kitô

"Kính thưa đức vua Agrippa, từ đó tôi đã không cưỡng lại thị kiến bởi trời. Trái lại tôi đã rao giảng trước hết cho những người ở Đamas, rồi cho những người ở Giêrusalem và trong khắp miền Giuđê, sau đó cho các dân ngoại, kêu gọi họ sám hối và trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn thống hối (TĐCV 26:19-20)."

Thiên Chúa đi vào đời sống của Phaolô qua Chúa Giêsu vinh quang; đây là bước ngoặc không thể thay đổi được trong cuộc đời của Phaolô, một sự kiện ngài luôn luôn nhấn mạnh trong các thư của ngài.

Kinh nghiệm Đamas phân chia lịch sử đời ngài thành cái trước và cái sau, giống như là Thiên Chúa đi vào thế giới nhờ nhân tính của Chúa Giêsu, phân chia thời gian thành 2, tách rời nó thành 2 kỷ nguyên: trước công nguyên và sau công nguyên.

Như Phaolô đã đề cập tới "bước ngoặc lịch sử đời ngài" trong sách TĐCV được trích ở trên, ngài nhận ra 3 yếu tố của sự hoán cải; (a) trở lại với Thiên Chúa; (b) tiếp nhận một cách thức hành động; ( c) những việc làm chứng tỏ sự thay đổi của tâm hồn.

Ngài nhắc đi nhắc lại lời nói và việc làm không thể tách rời khỏi kinh nghiệm hoán cải. Một số người có cái kinh nghiệm hoán cải giống như Phaolô; một số đông hơn có  kinh nghiệm hoán cải bằng sự thức tỉnh dần dần, và thị kiến luôn luôn mở rộng để rồi đạt tới sự hoán cải sâu xa, diển ra qua hằng loạt những hiểu biết sâu sắc mới hay mạc khải mới.

Cho dù ở trường hợp nào, những điểm bị chọc thủng cũng mang tính bất ngờ, mau lẹ, để rồi tác động nội tâm thần thiêng tràn ngập con người chúng ta, cho chúng ta một sinh khí mới và hiểu biết mới. Trong mọi cách thức hoán cải, đều có sự hiện diện của lòng sám hối.

Một ý nghĩa của sám hối: đó là cảm giác hối tiếc hay ăn năn những gì mình đã làm. Phaolô không phải là nạn nhân của sự kiểm điểm lương tâm thái quá, cũng không mang măïc cảm tội lỗi trước mặt Thiên Chúa. Thật vậy, bản chất của ngài thì ngược lại; lòng tin của ngài mạnh mẽ và không lay chuyển. Chính ngài nói với chúng ta "Bao lâu luật làm cho anh em trở thành hoàn hảo thì tôi là người không sai lổi (Phil 3:6).Tuy nhiên, sau cuộc gặp gở ở Đamas, ngaiø không bao giờ ngừng bày tỏ lòng ăn năn vì đã bắt bớ Chúa Giêsu Kitô.

Sám hối cũng có nghĩa là thay đổi tâm trí và khi chúng ta thay đổi nảo trạng thì chúng ta cũng nói là hành vi của mình trong quá khứ quả là không đúng. Trong phút chốc, một điều gì đó có thể được mạc khải cho chúng ta mà trước đây rất là lờ mờ trong thị kiến thiêng liêng của chúng ta.Sự sáng tỏ bất chợt tràn ngập trong chúng ta, ý thức được những nhận thức sai lệch của mình trước đây sẽ dẩn đến lòng ăn năn và ước muốn nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sự kêu gọi sám hối của Phaolô luôn luôn đi đôi với sự công bố lòng tha thứ của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Kinh ngạc vì tình yêu của Thiên Chúa đến với Phaolô trong khi ông vẫn còn đấm mình trong tội lỗi, Phaolô đã dõng dạt công bố lòng thương xót không thể hoài nghi nầy với mọi người. Ngài hiểu sự bất xứng của mình trước mặt Thiên Chúa Đấng đã đến với ngài đang khi ngài bắt bớ Thiên Chúa.

Khi đã trở thành đồ đệ của Chúa Giêsu, kẻ bắt bớ dữ dằn nầy không mất đi nhiệt khí. Quyết liệt và không hề do dự, ngài đã dấn thân cho Thiên Chúa và công cuộc truyền giáo của ngài. Dấn thân không phải là một khái niệm xa vời với thánh Phaolô; ngài đã dấn thân cho tôn giáo của ngài từ lúc thiếu thời, trước tiên bởi cha mẹ, rồi sau đó do chính ngài lựa chọn. Trong truyền thống của người Do Thái chính tông, nền giáo dục tôn giáo của Phaolô đã bắt đầu trong gia đình từ tuổi lên 5, ở thành Tarsus xứ Cilicia thuộc đế quốc Roma. Ngài đã học 10 điều răn và những nội dung chính yếu của lề luật Do Thái như được giải thích trong sách Đệ Nhị Luật. Lúc lên 6 ngài học tại trường thuộc hội đường  dành cho người trẻ, cũng giống như là "mẩu giáo," nơi mà ngài bắt đầu học thánh kinh. Từ 7 đến 10 tuổi, ngài tiếp tục học thánh kinh tại trường Yeshiva (trường gắn liền với hội đường).Ở tuổi lên 10 ngài bắt đầu học tập những khẩu truyền quan trọng của tôn giáo mình. Cuối cùng, ngài được gởi tới Giêrusalem học trừơng trực thuộc Đền Thơ,ø với thầy Gamaliel, một trong những thầy thánh kinh lỗi lạc. Ở đây như là trung tâm tôn giáo, ngài học để trở thành một thầy chính thống, một Pharisiêu, và một trong những sự nhiệt thành của ngài đó là giữ luật Do Thái từng chử.

Vì thế, tâm hồn, trí năng và đời sống của Phaolô đã hướng về Thiên Chúa từ lâu. Cuộc trở lại ở Đamas, sự dấn thân của ngài cho Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và Phục Sinh, người mà từ nay là năng lực trung tâm cho niềm tin và công cuộc truyền giáo của Phaolô. "Bởi vì, nhờ Người mà chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu" (TĐCV 17:28).Bằng nhiều cách thế, Phaolô ám chỉ đến sự cần thiết của việc dấn thân như thế.

Giờ đây, chúng ta hãy xem cuộc trở lại nào có ý nghĩa sâu xa nhất đối với chúng ta.

II.Trở Về Với Thiên Chúa

Lời mời gọi sám hối và trở về với Thiên Chúa không phải chỉ là một khám phá của Kitô giáo, nhưng đó là sứ điệp then chốt đã được các ngôn sứ thời cựu ước rao giảng. Tiếng kêu nầy đã giọng ra từ các đỉnh đồi và vang đến khắp các thành thị, sa mạc. Đó là sự nài xin Israel, một dân tộc bất trung với Thiên Chúa là Chúa của họ. Ngài đã truyền rằng: "Ngươi không có Chúa nào khác ngoài Ta," và Ngài đã ra lệnh cho họ chống lại các tượng thần do tay người phàm làm ra.

Trong một số trường hợp, Israel đã tạo ra những tượng thần để mà thờ lạy, như là bò vàng mà họ đã đút lên trong hành trình 40 năm trong sa mạc từ Ai Cập đến đất hứa. Hoặc là họ đã từ bỏ Thiên Chúa để thờ lạy ngẩu tượng của dân ngoại. Trong vài trường hợp, những thần minh của họ không khác lắm với những thần minh mà con người hôm nay thờ lạy, chẳng hạn: thần tiền tài, quyền bính và danh vọng.

Trong tất cả mọi trường hợp, tiếng mời gọi sám hối của các ngôn sứ gợi lại ý thức là Israel chỉ có một Thiên Chúa. Sự khẩn nài "hãy trở về," cũng được những người Do Thái mộ đạo  nhắc đến để hoán cải dân ngoại. Dân ngoại họ không biết Thiên Chúa thật, họ thờ lạy ngẩu tượng hay tự tạo thần minh cho mình, họ thờ phượng chính sự khôn ngoan, giàu có và huy hoàng của riêng họ.

Trong trường hợp như thế, ngôn sứ Ezekiel được Thiên Chúa truyền lệnh đến khiển trách một thái tử, người tự tôn mình là thần minh mặc dù ông chỉ là "con người" (Ez 28:2). Thiên Chúa nói qua ngôn sứ: "Ta lấy lửa từ ngươi để thiêu hủy ngươi, Ta làm cho ngươi nên tro bụi trên mặt đất" (Ez 28:18).

Những người kitô hữu đầu tiên cũng tiếp tục xử dụng thành ngữ của người Do Thái "hãy hối cải và trở về với Thiên Chúa", khi nói với dân ngoại. Trong thư thứ nhất gởi tín hữu Thessalômica, Phaolô khen ngợi họ và nói rằng: "Anh em hãy bày tỏ đức tin của mình trong hành động, làm vì lòng mến và kiên trì trong đức cậy, trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta." Ngài nói thêm: "Anh em đã bỏ tà thần khi anh em hoán cải trở về với Thiên Chúa, và trở nên tôi tớ của Thiên Chúa hằng sống" (1 Thes 1:2-3,9).

Nhìn lại và tự vấn: làm sao mà dân Israel có thể đút bò vàng để thờ lạy trong sa mạc: đây là chuyện dể vào thời xa xưa, nhưng ngày nay chúng ta không sáng tạo và thờ lạy bò vàng sao? Chúng ta có tôn sùng khoa học kỷ thuật, cái mà chúng ta xem như là cứu thoát chúng ta khỏi bệnh tật, cơn giận của sự  phá hủy các tài nguyên thiên nhiên, cũng như hằng ngàn mối đe dọa khác đối với đời sống và hạnh phúc chúng ta, kể cả sự đe dọa của một cuộc chiến dử dội ?

Thế nào về sự cuồng nhiệt chiếm hữu tài sản, của cải? Và thế nào cái nhu cầu cần có một địa vị xã hội, sự thành đạt trong chuyên môn? Tự bản chất, không có sự sai trái nào về khoa học kỷ thuật, thành công hay của cải vật chất, chúng không tốt cũng không xấu. Vấn đề quan trọng là chúng ta đặt chúng ở đâu.

Mĩa mai thay là chúng ta có thể đang tôn thờ những thực thể nầy. Nhưng nếu chúng chiếm ưu thế trong đời sống chúng ta và trở thành cùng đích của cuộc đời chúng ta, chúng ta không phải coi chúng là niềm tin tột cùng, mang lại tự do, hạnh phúc cho mình sao? Cụ thể không phải chúng ta tôn thờ chúng sao?

Chúng ta hãy nhìn lại xem có phải mình đang quy hướng về những thần minh khác và những thần minh xa lạ nầy đang thiêu đốt thân xác chúng ta?

III. Hướng Về Chúa Giêsu Kitô

Quay đi là hướng về phía trước cũng như rời bỏ cái cũ. Phaolô không chỉ dứt bỏ lối suy nghĩ và hành động cũ, ngài còn hướng về Chúa Giêsu. Ngài hướng về Chúa Giêsu như là một vì Thiên Chúa, và ngài cũng hướng về Chúa Giêsu như một con người.

Đối với người Do Thái, tước hiệu Đức Chúa đồng nghĩa với tên gọi của Thiên Chúa - Yahweh - và quy hướng về Đức Chúa cũng đồng nghĩa với "quy hướng về Thiên Chúa."Đối với kitô hữu, tước hiệu Đức Chúa đặc biệt ám chỉ Chúa Giêsu Kitô, và khi nói quây về với Đức Chúa có nghĩa là trở lại Kitô giáo. Một mối quan hệ mới đã được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người nhờ Chúa Giêsu Kitô. Phaolô giải thích: "Thiên Chúa hòa giải chúng ta với Ngài qua Chúa Giêsu Kitô (2 Cor 5:18). Phaolô thường nhắc đến cuộc hòa giải lạ lùng nầy, sự hòa giải nầy không do công trạng chúng ta mà được, nhưng chỉ nhờ vào ân sũng mà thôi. Qua 2000 năm chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm điều nầy và khó mà hiểu và chấp nhận nó.

Có lẽ chúng ta muốn làm phức tạp sứ điệp đơn giản của sự cứu rổi: "Tin vào Chúa Giêsu Kitô thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu rổi" (TĐCV 16: 31). Hoặc có thể kinh nghiệm con người chúng ta còn ngờ vực một sứ điệp độc nhất và yêu thương như thế. Trong đời sống thường ngày, dường như là chúng ta phải làm thể nào để được chấp nhận vì ơn cứu rổi chỉ được ban cho một cách có điều kiện. Chúng ta cũng thường được chấp nhận nhờ tài năng của chúng ta hoặc thế giá hoặc quyền lực có được, chúng ta được chấp nhận dựa trên những gì chúng ta làm hay cái chúng ta có, hơn là dựa trên cái chúng ta . Ngay cả những người yêu thương chúng ta nhất - cha mẹ, con cái, bạn bè - có thể một cách không ý thức họ nghĩ rằng ø họ sẽ thích chúng ta hơn, yêu thương chúng ta hơn, nếu chúng ta theo kế hoạch hành động như họ muốn.

Khó mà tin rằng có một ai đó yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện. Có lẽ chúng ta quá tin vào một thứ đạo đức cho rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì nếu chúng ta cố sức và chúng ta có thể tự kéo mình lên bằng sức riêng mình. Chúng ta có tin rằng mình bị đòi buộc, hay có thể tự vươn lên tới Chúa bởi sức riêng mình không?

Khó mà chấp nhận sứ điệp của Tin Mừng cho rằng chúng ta được yêu thương vô điều kiện, và chỉ mình Đấng yêu thương ta vô điều kiện mới có đủ quyền năng để lôi kéo chúng ta đến với Ngài - nếu chúng ta quây về với Ngài. Nếu đôi khi chúng ta thấy khó mà tin như thế, thì chúng ta cần biết rằng mình  phải chỉ dựa vào sức mạnh của niềm tin để tin.Chúng ta đừng quên rằng trong việc xưng thú tội lỗi hay hòa giải, chúng ta chắc chắn nhận được tình yêu thương xót của Thiên Chúa.

Khi chúng ta dẹp bỏ tính tự vệ của mình, --- thực khó mà làm như vậy---- và để lộ con người thật của mình,một con người sai lầm đang cố vươn lên trong Chúa Giêsu Kitô - chúng ta không nhận thấy rằng mình được yêu thương và được chấp nhận sao? Những thí dụ về tính không tự vệ nầy không trở thành những hành vi bí tích mà chúng ta chia sẽ với người khác và cùng nhận sự hòa giải với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô, sao?

Chúng ta hãy suy nghĩ Thiên Chúa yêu chúng ta vô điều kiện và hãynhận ra những nguồn ơn khác nhau đang giúp chúng ta đến gần với Thiên Chúa hơn.

Hãy nhớ rằng, có khi chúng ta ngu muội, bất tuân, sai lầm và trở thành nô lệ bởi những đam mê khác nhau; chúng ta đã sống trong sự hư đốn và ý chí bệnh hoạn, ghét lẩn nhau và ghét chính mình. Nhưng khi lòng nhân từ và tình yêu thương của Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta đã được bày tỏ cho nhân loại, thì không có lý do nào khác ngoài lòng thương xót của Ngài muốn cứu thoát chúng ta (Ti 3:3-5).

IV. SỨC SỐNG ĐỨC TIN

Thánh Phaolô viết: "Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Giêsu:  phải chăng là gian tuân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo. Nhưng trong mọi thử thách chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta."

Đức tin của Phaolô vang dậy qua những lời này: "Tôi tin chắc rằng, cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8:35,37,38-39).

Khi đức tin lớn mạnh trong đời sống, chúng ta đoan chắc rằng không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.Đây là những ngày vàng son để sống cái kinh nghiệm hoán cải.Đây là lúc mà vinh quang tuyệt vời của Thiên Chúa chiếu sáng vào tâm hồn chúng ta, và lòng nhân ái dịu dàng của Ngài bao bọc chúng ta trong tình yêu đầy âu yếm và quyền năng của Ngài, điều mà chúng ta có thể cảm nghiệm được.Chúng ta biết là mình được yêu thương.

Trong những lúc vui sướng, hay là được yên ủi thiêng liêng bằng cách nầy hay cách khác, chúng ta không tin rằng đức tin và sự tín thác của chúng ta sẽ không bao giờ bị lay chuyển sao?

Chúng ta cảm thấy rằng để lắp đầy sự trống rổng trong con người mình, chúng ta phải có một viễn tượng thiêng liêng và nó được mở rộng nhờ ánh sáng chiếu soi vào mọi điều chúng ta nhìn thấy, cho nó một sự lấp lánh và sáng chói mà trước đây chỉ lờ mờ hay đen tối lạnh lùng.

"Không có gì có thể xen giữa chúng ta và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô."Không ai, cũng không có gì - khi lòng nhiệt thành của đức tin thật vững mạnh.Nhưng rồi cái gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới, khi mà ánh sáng mờ dần, khi mà cuộc sống hằng ngày, công việc, sự đối đầu với người khác, dường như tạo một khoảng cách giữa ta và Thiên Chúa, Đấng rất gần gủi chúng ta?Vào những lúc mà thế giới xô lấp chúng ta, chúng ta bị bao vây bởi bao nhiêu luận cứ, hay khi quá đau khổ, buồn chán, chúng làm mờ dần cái viễn tượng mà gần đây thật là sáng chói.Khi những đổ vỡ tấn công chúng ta, chúng ta có thể tự hỏi tính xác thực của những gì chúng ta đã kinh nghiệm; nó lẫn trốn khỏi tâm trí chúng ta và mập mờ trong ký ức chúng ta.

Chúng ta rất muốn nhưng chúng ta không thể ở mãi trong tình trạng vui sướng thiêng liêng. Thiên Chúa đã ấn định quy luật thiên nhiên là không có gì ở mãi trong tình trạng tỉnh hay y như vậy mãi mãi.

Thánh Phaolô nhìn nhận cũng cùng một quy luật như thế xảy ra trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Các thư của ngài chứng tỏ rõ rằng ngài rất quen thuộc với khuynh hướng chung của những người mới trở lại bị sa sút, khi mà sự chớm nở ban đầu của đức tin phai nhạt đi. Ngài luôn luôn cổ vũ các thành viên của cộng đoàn kitô hữu hãy kiên trì trong đời sống mới của họ và luôn vững vàng.Cái kiên vững mà ngài muốn nói đến mà hôm nay chúng ta gọi là sự dấn thân.

Giờ đây, chúng ta hãy để ra 5, 10 phút trong sự tỉnh mịch, an bình, hãy để cho tinh thần và tâm trí chúng ta quy hướng về Chúa. Chúng ta hãy nhớ lại sự khô khan thiêng liêng và xa vắng Chúa Giêsu Kitô, trở thành quan trọng trong đời sống chúng ta. Chúng ta cũng hãy nhớ lại những gì đã xảy ra với chúng ta khi Người hiện ra trong vinh quang của Người trên đường Đamas  của riêng chúng ta, hay là khi ánh sáng của Người phá tan bóng tối mù lòa thiêng liêng của chúng ta.

Thánh Phaolô đã khuyên Timôthê như sau:"Chính vì lý do đó, tôi nhắc anh  phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Anh đã được tín thác để gìn giữ kho tàng quí báu; anh hãy bảo toàn, nhờ Thánh Thần ngự trong chúng ta" (2 Tm 1: 6, 14).

V.Dấn Thân

Sẽ có ngày đến với tất cả chúng ta khi ngọn lửa đức tin không còn bừng cháy mạnh mẽ như chúng ta mong muốn. Cho dù ngọn lửa này cháy sáng, lấp lánh hay khi mờ nhạt, hãy bỏ đi cái cảm giác vui sướng, quên đi những lúc dường như băng giá và đầy trách nhiệm.

Khi đức tin bừng sáng thì dễ mà tin và hành động trong yêu thương.Nhưng khi viễn kiến đó biến mất, thì không phải dễ. Đó là lúc chúng ta bắt đầu cảm thấy những đòi hỏi và thách thức của đức tin.

Liệu chúng ta chỉ có thể nghe Tin Mừng với những điều chúng ta muốn nghe? Liệu chúng ta có thể theo Chúa Giêsu xa xa? Phaolô không bao giờ nói sứ điệp của Chúa Giêsu là một sứ điệp dễ nghe. Đời sống của ngài nói cho chúng ta biết rằng là kitô hữu chúng ta phải là những chứng nhân tuyệt vời mang lấy sứ điệp đó với gánh nặng và thập giá.Vì thế, ngài luôn luôn cổ vỏ sống kiên trì và vững mạnh.

Chúng ta đã có cái nhìn thoáng qua về sự huyền bí của vũ trụ. Nhưng chúng chỉ là cái nhìn theo sau sự phỏng đoán vì chúng ta có tương quan với Thiên Chúa, Ngài là sự huyền nhiệm. Nhiều khi Thiên Chúa không chỉ là huyền nhiệm mà còn xa vời.Chúng ta đã cảm nghiệm được quyền năng của mình trong Chúa Giêsu Kitô, nhưng một lần nữa chúng ta cảm thấy mình bất lực.

Khi chúng ta quyết tâm để cho Chúa Giêsu nắm lấy và lôi kéo đời sống mình.Đó là tất cả những gì chúng ta có trong giây phút nầy.

Phaolô không đề ra một chương trình đặc biệt để chúng ta theo. Ngược lại, ngài luôn luôn rao giảng rằng phải tránh cái chương trình mà ngài theo với một số những qui luật chi tiết của nó, vì nó không hòa giải ngài với Thiên Chúa, trừ khi có ân sủng của Chúa Giêsu Kitô. Cái mà ngài biện hộ bằng lời nói và gương sáng đó là dấn thân cho Chúa Giêsu Kitô. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta không cần có một chương trình hay một hệ thống hổ trợ nào đó nếu chúng ta hy vọng duy trì một cách hữu hiệu sự dấn thân của mình.

Sự dấn thân của Phaolô liên quan đến cầu nguyện, rao giảng lời Chúa, giảng dạy, tổ chức những cộng đoàn mới và liên kết với mọi thành phần, quyên góp tiền cho "các thánh" ở Giêrusalem, luôn luôn nhiệt tâm với công việc truyền giáo và sẳn sàng đối đầu với những thách đố của chức năng làm sứ giả của Ngài. Chương trình của ngài là luôn luôn làm đi làm lại những việc nầy, có nghĩa là ngài cứ tập sống đức tin của mình.

Trong cuộc sống đời thường, không phải là chúng ta có thể đạt được mục tiêu nhờ thực tập đó sao? Chúng ta không hy vọng chơi nhạc khí giỏi nếu chúng ta chỉ chơi khi mình cảm thấy thích thú. Chúng ta không hy vọng thắng được cuộc ném bóng 500 mét, nếu chúng ta không chịu tập luyện, hoặc là đánh máy hay mở các chương trình của máy vi tính với một tốc độ nhanh nếu chúng ta thỉnh thoảng chạm vào bàn phiếm. Chúng ta không hy vọng duy trì được mối  quan hệ yêu thương với người khác bằng lời nói suông. Chúng ta cũng biết rằng nếu chúng ta không thường ăn những thức ăn bổ dưỡng chúng ta sẽ bị suy dinh dưỡng.

Một chương trình thiêng liêng giúp chúng ta khỏi bị suy nhược thiêng liêng. Từ những nguồn năng lực có sẳn trong Giáo Hội, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể làm thành chất bổ dưỡng nhất cho đức tin của mình. Điều then chốt là luôn luôn thực hành chương trình của mình. Nếu chúng ta luôn nuôi dưỡng đức tin bằng một sự quyết tâm như thế, nó sẽ bảo tồn đức tin chúng ta. Chúng ta sẽ được nâng đở trong chuổi ngày mà lửa đức tin tàn lụi, và rồi có lúc nó sẽ lại bừng cháy.

"Vì thế, hãy tiếp tục hành động như tôi đã nói với anh em, như anh em đã luôn luôn làm; không chỉ như khi tôi còn ở với anh em, nhưng còn hơn nữa ngay bây giờ khi tôi không còn ở với anh em nữa; và hãy hành động cho công cuộc cứu rỗi của anh em "trong sợ hãi và gắng sức." Thiên Chúa vì mục đích yêu thương của Ngài, đã tác động đến ý chí và hành động của anh em" (Phil 2:12-13).

VI. Các Thành Phần Của Thân Thể

Phaolô không bao giờ khuyên bảo chúng ta cố duy trì sự dấn thân của mình với Chúa Giêsu một cách riêng rẽ.Ngài không bao giờ đề nghị người kitô hữu sống trong sự tách biệt. Khi nói đến sự trở về với Thiên Chúa, ngài đề cập "trở lại" với, trong như một thân thể của Chúa Giêsu Kitô.

Trên trần gian nầy thân thể đó được thể hiện như là một thực thể mà chúng ta gọi là Giáo Hội, đó không phải là một cơ cấu nhưng là dân Thiên Chúa, một dân tộc lữ hành đang trên đường về với Thiên Chúa. Đặc biệt hơn, đó là dân Chúa họ sống trong sự hiệp thông với nhau, và vì điều nầy mà Phaolô thiết lập hết cộng đoàn kitô hữu nầy đến cộng đoàn kitô hữu khác.

Là một thân thể trong Chúa Giêsu Kitô không có nghĩa là các thành phần từ bỏ cá tính riêng của họ. Hơn nữa, Phaolô nói rõ rằng những ân huệ đặc biệt đã được Thiên Chúa ban cho phải được phát triển "tùy theo ân sũng đã ban cho chúng ta" (Rm 12:6), và được xử dụng cho "mục đích tốt đẹp" (1 Cor 12:7).

Diễn tả sự khác biệt nhưng tùy thuộc lẫn nhau của các thành phần trong thân thể, Phaolô nói: "Nếu toàn thân chỉ là mắt, làm sao anh em nghe được? Nếu tất cả mọi phần đều giống nhau, làm sao trở thành một thân thể?Như vậy, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân thể. Mắt không thể nói với tay là "tôi không cần anh, đầu cũng không thể nói với chân là "tôi không cần anh" (1 Cor 12:17, 19-21).

Trong đức ái chúng ta có thể nói với người khác "tôi không cần anh" sao? Trong chân thành, chúng ta có thể nói với chính mình là "tôi không cần các chi thể khác của thân thể" hay "tôi không cần những chi thể nào đó của cơ thể"?

Phaolô cũng thường nói đến ân huệ khác biệt của các thành phần, "nhưng mỗi người được Thiên Chúa ban cho ân huệ riêng biệt, kẻ thế nầy, người thế khác" (1 Cor 7:7), và ngài giải thích rằng mọi thành phần "có chức năng riêng biệt" (Rm 12:4). Ngài đưa ra những thí dụ về các ân huệ khác nhau: ơn tiên tri, ơn phục vụ, ơn giảng dạy, ơn khuyên răn, ơn phân phát, ơn giúp đỡ và hãy hành động với lòng nhân từ. Tuy nhiên, cái mà ngài nhấn mạnh không phải là bản chất của ân huệ, nhưng ơn huệ được xử dụng như thế nào.Ngài khuyên nhủ hãy chia sẻ những ân huệ nầy cách vui tươi.

Ân huệ của mỗi người tương ứng  với nhu cầu. Phaolô nói với các tín hữu đừng thờ ơ với ân huệ mà họ đang có và đừng để nó ra "vô dụng" nhưng hãy "chuyên chú vào đó" (1 Tm 4:14-15). Nếu ai đó có những tài năng đặc biệt, đó không phải là cách thế mà Thiên Chúa ban cho chúng ta các ân huệ khác nhau, và bất cứ điều gì chúng ta hoàn thành là nhờ vào những ân huệ nầy sao?Nếu chúng ta ganh tị với ân huệ của người khác và thờ ơ với ơn riêng của mình, chúng ta không phải là Thiên Chúa thứ hai sao?

Đàng khác, nếu chúng ta nuôi dưỡng ân huệ của người khác, chúng ta lại không nuôi dưỡng nguồn ơn thiêng liêng của chính mình sao?Biết bao lần một nụ cười cảm thông và khích lệ của ai đó đã phá tan nổi đau buồn của chúng ta, họ chia sẻ sự dấn thân của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô.Chúng ta không thừa hưởng năng lực của nhau trong Chúa Giêsu Kitô sao?

Nếu chúng ta không gắng bó với một chương trình thiêng liêng mà qua đó chúng ta sẽ liên kết và hiệp thông với các thành phần khác của thân thể, chúng ta sẽ không dễ mà có được nguồn sinh lực thiêng liêng khi cần.

Phaolô viết: "Thật vậy, tôi ước ao gặp anh em, để chia sẻ với anh em phần nào ân huệ của Thánh Thần, nhờ đó anh em vững mạnh, nghĩa là để chúng ta cùng khích lệ nhau, bởi vì cả anh em lẫn tôi, chúng ta cùng chung một niềm tin" (Rm 1:11-12).

Ân huệ quý báu nhất của chúng ta là đức tin - một ân huệ mà chúng ta tự do chia sẽ cho nhau vì mục đích tốt đẹp.

Cầu nguyện kết thúc:

"Nếu chúng ta sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện trong Chúa Giêsu Kitô vì Người là đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ một thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái" (Eph 4:15-16).


                   LINH MỤC CHO NGÀN NĂM THỨ BA   (Đức Hồng Y  Timothy M Dolan)

Chương 2: HY VỌNG (Nguồn: nguoitinhuu.com)

(Đoạn Kinh Thánh - Máccô 4:35-41)

Một vài năm trước đây ở Đại Chủng Viện Kenrick-Glennon nơi quê tôi, St. Louis, có một chủng sinh tên là Michael Esswein. Nếu chương trình truyền hình "60 Minutes" muốn phúc trình về "người chủng sinh gương mẫu," có lẽ chúng tôi sẽ đồng loạt chỉ về anh Michael: thánh thiện, thông minh, đẹp trai, hoạt bát, ân cần, được bạn bè kính nể, một cầu thủ bóng đá tài giỏi--xứng đáng là "người của năm."

Anh Michael xuất thân từ một đại gia đình. Người chị lớn của anh là một nữ tu, và, trong dịp nghỉ mùa xuân, thứ Sáu đầu tiên của tháng Ba, năm 1993, anh Michael cùng gia đình lái xe "van" từ St. Louis xuống Connecticut để thăm người chị này. Khi đến Youngstown, Ohio, thời tiết thật xấu và đường đông đá ở xa lộ xuyên bang; chiếc xe bị trượt bánh, lao xuống mương và lật ngửa.

Anh Michael bất tỉnh nằm kẹt trong xe ở tư thế lộn ngược ở hàng ghế sau khoảng năm mươi phút, trước khi đoàn cứu cấp đến nơi. Hiển nhiên là anh bị thương nặng, và được đưa đến bệnh viện gần đó để giải phẫu. Sau tám giờ cố gắng giải phẫu, các y sĩ cho biết là anh sống sót nhưng xương sống của anh không thể chữa được, và suốt cả đời anh sẽ bị bại liệt từ cổ trở xuống.

Khi tỉnh dậy, câu hỏi đầu tiên của anh là, "Cả gia đình có sao không?" Sau đó, khi nhìn thấy sự lo sợ trên khuôn mặt của người thân yêu đứng chung quanh, và cảm thấy sự bất động của cơ thể, anh biết một điều gì trầm trọng đã xảy ra, anh hỏi, "Liệu tôi có thể làm linh mục được hay không?" Đó là con người của anh Michael Esswein.

Vào tối Chúa Nhật ngay sau khi xảy ra tai nạn, giáo xứ đã tổ chức cầu nguyện để xin chữa lành cho anh. Hôm ấy, giáo xứ St. Stephen đầy chật người, và cha sở đã hướng dẫn buổi cầu nguyện cho anh Michael thật cảm động, đặc biệt phó thác anh cho Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, vì gia đình anh đặc biệt sùng kính Thánh Tâm, chị của anh là một nữ tu dòng Cor Jesu (Thánh Tâm Chúa Giêsu), và cũng vì tai nạn xảy ra vào thứ Sáu đầu tháng. Chưa bao giờ tôi tham dự một buổi cầu nguyện thành khẩn đến thế. Sau cùng, với một giọng nói đầy lạc quan, cha sở công bố, "Khi anh Michael trở về, chúng ta sẽ tụ họp lại để tạ ơn Chúa."

Sau mười tuần nằm bệnh viện, sau hai lần giải phẫu và điều trị quyết liệt, quả thật anh Michael đã trở về, và dĩ nhiên những người thân quen cũng tụ tập để tạ ơn Chúa. Nhưng sự buồn thảm và bi quan như chụp xuống đám đông khi anh Michael được đẩy trên chiếc xe lăn vào nhà thờ, và chỉ có đầu anh là có thể cử động được, và cũng chỉ cái đầu ấy chào hỏi giáo đoàn. Sau khi anh được đẩy lên cung thánh bằng thang dốc đặc biệt mới thiết kế, nghi thức bắt đầu, và khi đến phần đọc Sách Thánh, chính anh Michael công bố Phúc Âm Máccô 4:35-41. Khi kết thúc, chúng tôi chăm chú lắng nghe anh chia sẻ: "Mọi người đến đây là để cảm tạ Thiên Chúa, nhưng khi tôi được đẩy lên cung thánh, tất cả mọi người đều nghĩ, 'Tạ ơn gì? Người thanh niên này bị liệt cả tứ chi, suốt cả cuộc đời. Tương lai sáng lạn tiêu tan. Thật không thể coi đó là câu trả lời cho sự cầu nguyện của chúng ta!'"

Sự im lặng nặng nề trong một thánh đường đầy chật người. Sau đó anh Michael nói tiếp: "Tôi phải thú nhận cùng các bạn là trong mười tuần qua, nhiều lần tôi cũng nghĩ như vậy. Nói cách khác, trong đoạn Phúc Âm, như các tông đồ ở giữa cơn phong ba, chúng ta cũng nghĩ rằng Chúa đang ngủ và cũng không thể làm gì hơn. Nhưng thưa các bạn, hãy hy vọng"--tiếng anh Michael gào lên--"hy vọng là một quà tặng giúp chúng ta tiến bước khi tưởng rằng Chúa Giêsu đang ngủ, và chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì món quà hy vọng vĩ đại đó!"

Đó là bài giảng thật xúc động về sự hy vọng mà tôi chưa bao giờ được nghe. Tôi ngồi cạnh cha chưởng ấn của tổng giáo phận và ngài nói thầm vào tai tôi, "Hãy phong chức cho anh ta ngày mai."

"Hy vọng là một quà tặng giúp chúng ta tiến bước khi tưởng rằng Chúa Giêsu đang ngủ..."

"Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến. Người là núi đá, là ơn cứu độ, là thành lũy chở che, tôi chẳng hề nao núng" (TV 62).

Tôi xin các bạn hãy cùng tôi suy niệm về sự hy vọng, đức cậy. Trong chương trước, tôi nói về đức tin. Dĩ nhiên, nhờ đức tin mà chúng ta tin có Chúa; đức cậy là sự tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ giữ lời hứa! Đức Hồng Y Suenens viết: "Tôi là một người hy vọng, không vì những lý do con người, cũng không vì sự lạc quan tự nhiên đúng đắn, nhưng vì tôi tin rằng Thiên Chúa đang hoạt động trong đời tôi, trong Giáo Hội, trong thế giới, ngay cả khi danh thánh Người không được biết đến."

Đức cậy thúc giục chúng ta trông cậy rằng Thiên Chúa, là Đấng chúng ta tin tưởng, sẽ luôn luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta, và Người luôn giữ lời hứa--không phải là đảm bảo chúng ta luôn được hạnh phúc, được an nhàn, được thoải mái, được tuyệt hảo--nhưng hứa yêu thương, chăm sóc, thương xót và ban cho chúng ta sự sống.

Tôi nói với các bạn về đức cậy vì nhiều lý do: Phải, mỗi một con người, nhất là Kitô Hữu, cần có đức cậy. Có những lúc mọi sự dường như tối tăm, lạnh lẽo, nản lòng, và chẳng thấy mùa xuân đâu--những lần ấy chúng ta cần phải giảng giải về đức cậy.

Nhưng, quan trọng hơn cả, đức cậy--một sự hy vọng sâu xa, không thay đổi, điềm tĩnh, thản nhiên nhưng đầy trông cậy--thì thật hiển nhiên cho một linh mục! Dân chúng muốn chúng ta đem cho họ sự hy vọng, và rồi, một lần nữa "Nemo dat quod non habet" ("Chúng ta không thể cho những gì chúng ta không có")! Một trong những điều mà các linh mục thường nghe từ giáo dân là: "Thưa cha, xin cha cầu nguyện cho con!" Điều đó có nghĩa, "Thưa cha, con cần sự hy vọng; không hiểu là con có thể vượt qua được hay không."

Chức linh mục của chúng ta sẽ khó có thể tồn tại và khó đầy sinh lực cũng như đem lại sức sống nếu chúng ta không có đức cậy; và chắc chắn rằng chúng ta không thể phục vụ người dân nếu chúng ta không thể đem cho họ sự hy vọng mà họ khao khát.

Emil Brunner viết, "Dưỡng khí cần cho phổi thế nào thì đức cậy cũng cần cho ý nghĩa của đời sống như vậy."

Bây giờ, trở về căn bản. Làm thế nào để chúng ta có được đức cậy? Trước hết, chúng ta không thể đạt được nhờ tài sức của chúng ta. Chúng ta không thể có được... mà chúng ta được ban cho! Đức cậy là một nhân đức được Chúa ban cho chúng ta khi rửa tội, được bổ sức bởi các bí tích khác, được nuôi dưỡng và được bảo vệ qua đời sống nội tâm mạnh mẽ phát sinh từ đức tin sống động, và được kiên cường trong sự bền chí hàng ngày vượt qua những khổ cực và khốn khó của cuộc đời. Đúng vậy, đức cậy siêu nhiên có thể được trợ giúp qua các thói quen tự nhiên như tâm trạng vui vẻ, một cá tính lạc quan, yêu đời, có cái nhìn lạc quan về đời sống, và giữa những thử thách vẫn thực tế thú nhận là "mọi sự rồi cũng sẽ qua."

Điều căn bản là chúng ta phải nuôi dưỡng một đời sống tâm linh mạnh mẽ. Có lẽ bạn từng nghe về sự nghịch lý của cơn bão--giữa những phong ba, hủy hoại, và sức mạnh của cơn bão, là "tâm bão," một nơi êm ả, yên lặng như tờ. Đời sống nội tâm của chúng ta cũng vậy: giữa cơn bão táp của những bất ngờ, thất bại, khủng hoảng, thảm kịch, hay chỉ là sự nhàm chán hàng ngày trùm lấp chúng ta, là một chỗ bình an, êm đềm và thanh thản, là nơi Chúa ngự, mà từ đó chúng ta có niềm hy vọng. Sự cầu nguyện hàng ngày, Thánh Lễ, lòng đạo đức, linh hướng, kinh nhật tụng, và các bí tích--sự điều dưỡng này cốt để nuôi "tâm bão" bên trong mà từ đó chúng ta có được niềm hy vọng để đi qua cuộc sống.

Bạn có thể thấy điều đó, tỉ như, nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Những ai trong các bạn được vinh dự tham dự Thánh Lễ riêng của ngài thì thật xúc động khi thấy ngài chìm đắm trong sự cầu nguyện trước khi, trong khi, và sau khi dâng lễ. Những ai tìm kiếm lý do cho một sức mạnh vô biên, xác quyết và sự hy vọng của ngài thì không cần tìm đâu xa.

Tôi nhận thấy điều này nơi anh Tom Mucha, một chủng sinh đang điều trị bệnh ung thư máu, khi tôi nói chuyện điện thoại với anh một vài năm trước đây. Giữa những đau đớn cùng cực, với cơ hội sống sót mong manh, anh cho thấy một sự bình thản nội tâm, một ý nghĩa của đức cậy, mà điều đó chỉ phát sinh từ một đời sống nội tâm mạnh mẽ được tôi luyện bằng sự thử thách gắt gao của đau khổ.

Bạn thấy điều đó được chứng tỏ nơi đời sống các thánh, như Thánh Maximilian Kolbe, là người, khi chịu đau khổ cùng với chín tù nhân khác đang bị chết dần mòn vì đói khát trong xà lim, thì ngài vẫn chứng tỏ một sự điềm tĩnh, một sự bình an, một đức cậy mà đức tính ấy đã phấn khích các bạn đồng tù trong khi các lính canh điên tiết vì thất bại.

Điều này lệ thuộc ở đời sống nội tâm, mà từ đó "tâm bão" được phát xuất từ đức tin mà chúng ta đã đề cập đến trước đây, chúng ta tin như con trẻ rằng mọi sự đều trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, mọi sự đều có thể đối với Người, và dù rằng thánh ý Người bị nhiều người coi thường nhưng vương quốc của Người không ai có thể ngăn cản được, và sau cùng mọi sự sẽ có ý nghĩa vì, như Thánh Phalô viết, "với những ai có đức tin thì mọi sự đều ăn khớp với nhau."

Những người Duy Phúc Âm (Fundamentalist) có thể dạy chúng ta một vài điều về vấn đề này. Lướt qua các đài truyền hình hay phát thanh hôm Chúa Nhật, chắc chắn bạn sẽ nghe một vài mục sư lớn tiếng nói rằng, "Sự chiến thắng đã giành được! Cuộc chiến đã chấm dứt! Chỉ còn một số giao tranh nhỏ mà chúng ta phải đụng độ, nhưng đó chỉ là những tàn lực của kẻ thù! Alleluia."

Những gì họ nói là điều Thánh Bernard đã nói: "Nếu Đức Kitô ở với chúng ta, ai có thể chống nổi chúng ta? Nếu bạn tin là sẽ thắng thì bạn sẽ chiến đấu với sự tin tưởng. Với Đức Kitô và cho Đức Kitô, chắc chắn sẽ chiến thắng."

"Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến. Người là núi đá, là ơn cứu độ, là thành lũy chở che, tôi chẳng hề nao núng" (TV 62).

Tôi rất thích câu chuyện về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII mà Đức Ông Loris Capovilla kể lại, ngài là thư ký riêng của đức giáo hoàng. Hàng đêm, khoảng nửa khuya, trước khi đi ngủ, Đức Giáo Hoàng quỳ trước Thánh Thể. Ngài duyệt qua tất cả những khó khăn đã gặp trong ngày: một đức giám mục đến nói với ngài về việc các linh mục bị thảm sát và các nữ tu bị hãm hiếp ở Congo; một vị lãnh đạo quốc gia nói với ngài về cuộc chiến ở trong nước và xin ngài giúp đỡ; những người bệnh tật đến xin ngài chúc lành; những người tị nạn viết thư xin giúp đỡ; các cuộc bách hại mới xảy ra bên kia bức Màn Sắt. Khi ngài duyệt qua các khó khăn, kiểm điểm lại lương tâm xem ngài đã đáp ứng thế nào, và sau cùng, ngài hít một hơi thật dài và nói, "Lạy Chúa, con đã làm tất cả những gì con có thể... Đây là Giáo Hội của Chúa! Con đi ngủ. Tạm biệt Chúa."

Đó là một con người hy vọng! Thánh Gioan Vianney nói: "Khi bị cám dỗ mất đức cậy, tôi chỉ còn một cách duy nhất: phủ phục dưới chân nhà tạm như một con chó nhỏ dưới chân ông chủ."

"Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến. Người là núi đá, là ơn cứu độ, là thành lũy chở che, tôi chẳng hề nao núng" (TV 62).

Tôi xin đưa ra đây một vài nhận xét thực tế về đức cậy, hy vọng có thể giúp ích cho sự đào luyện linh mục.

1. Đức cậy có thể là một cố gắng đặc biệt cho các linh mục vì thường chúng ta không thấy được các kết quả nhãn tiền, ngay lập tức của công việc chúng ta làm. Một bác sĩ có thể thấy bệnh nhân mình lành bệnh, ngay cả người thợ ống nước cũng có thể thấy là nước không còn rò rỉ, nhưng ít khi chúng ta thấy các kết quả ngay lập tức, hiển nhiên của công việc một linh mục.

Có ai biết bài giảng của chúng ta có ảnh hưởng như thế nào?

Có ai biết lời khuyên nhủ của chúng ta trong toà giải tội có giúp ích gì không?

Có ai biết những hôn nhân mà chúng ta giúp chuẩn bị có tốt đẹp không?

Có ai biết những em mà chúng ta giúp Rước Lễ Lần Đầu, bây giờ có còn giữ đức tin không?

Bây giờ, đừng vội cho là tôi sai, cuộc đời linh mục là một cuộc đời đem lại nhiều phần thưởng, nhiều niềm vui, nhiều thoả mãn nhất. Nhưng có nhiều khi chúng ta băn khoăn không biết những gì chúng ta thi hành có đem lại ý nghĩa gì không, hay có tốt đẹp không, vì công việc của chúng ta là trong sự cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa, mà ơn sủng ấy tác động một cách âm thầm, vô hình, nhẹ nhàng, từ từ, và ít khi tạo nên những kết quả rực rỡ, màu mè.

Vậy, bạn phải làm gì sau khi bỏ nhiều thì giờ bóp đầu bóp trán để soạn bài nói chuyện cho giáo dân mà chẳng ai xuất hiện?

Bạn phải làm gì khi ngồi hàng giờ trong tòa giải tội và không ai đến, mà chỉ có một vài ông bà lão quen thuộc từng giặt giũ khăn thánh nhà xứ?

Bạn phải làm gì khi bỏ nhiều thời giờ chuẩn bị cho cha mẹ các em rước lễ lần đầu, và tất cả những gì họ muốn thảo luận là không biết con gái có nên đội voan và con trai có nên khoác áo vét?

Bạn phải làm gì khi hăng hái chuẩn bị cho đôi nam nữ bước vào đời sống hôn nhân, trong khi điều họ lưu tâm là lối lên cung thánh có đủ dài cho bản nhạc?

Điều tôi muốn nói là nếu hạnh phúc của chúng ta khi làm linh mục, ý nghĩa chúng ta tìm thấy trong thừa tác vụ, được dựa trên việc nhìn thấy các kết quả hiển nhiên, ngay lập tức, thì chúng ta sẽ thất vọng khủng khiếp. Đó là khi đức cậy xuất hiện: chúng ta tin rằng trong một phương cách bí ẩn nào đó, Thiên Chúa sẽ hoạt động qua chúng ta, ngay cả khi chúng ta không thấy các hiệu quả.

Điều này đặc biệt đúng trong những năm đầu sau khi bạn chịu chức, khi bạn thật hăng say và lý tưởng, náo nức bắt đầu, và bỗng dưng phải đối diện với đời sống buồn tẻ của giáo xứ. Đó là khi bạn cần đến đức cậy--Thiên Chúa đang hoạt động cách mạnh mẽ trong chúng ta, qua chúng ta, bất kể con người chúng ta, ngay cả khi chúng ta không thể thấy được các kết quả.

Mùa Chay đầu tiên khi tôi ra giúp xứ, ông chủ tịch của Hội LMTT nói: "Thưa cha. Tối hôm ấy cha phải giúp chúng con hồi tưởng lại quá khứ khi bước vào mùa Chay." Lẽ ra tôi phải biết rằng vì ông này không hăng say lắm nên bãi đậu xe lúc nào cũng còn dư chỗ. Nhưng tôi dành thật nhiều giờ để chuẩn bị bài nói chuyện về các nhân vật trong các chặng Đàng Thánh Giá. Khi đến đêm quan trọng ấy--chỉ có hai ông xuất hiện! Dĩ nhiên tôi không cần đến "microphone". Chỉ có hai người! Thật não lòng. Tôi cũng không được an ủi gì nhiều khi trở về nhà xứ, gặp cha sở và ngài phán một câu, "ồ, phải chi tôi dặn cha là kiểu cách ấy không bao giờ hiệu quả."

Mười hai năm sau, tôi đến thăm một bà trong giáo xứ ấy bị bệnh Lou Gehrig (liệt tủy sống). Ông chồng thật dịu dàng, chăm sóc bà, không bao giờ rời bà. Khi ông tiễn tôi ra cửa, tôi bày tỏ sự thán phục về sự tận tụy của ông đối với bà. Ông nói, "Ô, thưa cha có gì đâu. Con chỉ cố gắng bắt chước ông Simon mà cha đã dạy." Tôi nhìn ông, bối rối. "Phải, cha có nhớ là đêm mùa Chay năm ấy khi cha nói với chúng con là cũng như ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa thì chúng ta cũng phải như vậy khi giúp người khác vác thập giá. Con chỉ cố gắng giúp nhà con vác thập giá của bà ấy mà thôi."

Thật xứng với sự chờ đợi... và đức cậy giúp chúng ta chờ đợi.

Điều đó cũng đúng với việc đào luyện trong đại chủng viện, vì nó đòi hỏi một đức cậy đích thực để tin tưởng rằng mọi việc mà các chủng sinh đang thi hành sẽ thực sự giúp ích cho họ sau này khi làm linh mục. Các môn học, các buổi huấn luyện, các trông đợi của thầy cô--thật dễ hiểu là lúc ấy họ có thể hỏi rằng, "Sao vậy? Điều này có ích gì cho tôi? Điều này giúp tôi trở nên một linh mục tốt lành như thế nào?" Nhưng, sự chờ đợi có giá trị, và đức cậy giúp chúng ta chờ đợi và kiên nhẫn tin tưởng rằng các hạt mầm được gieo bây giờ chắc chắc sẽ mang lại hoa quả sau này.

2. Trong những năm gần đây, một trong những hiểu biết sâu sắc về thừa tác vụ linh mục là chúng ta cần được xác nhận. Các linh mục cần sự xác nhận--từ anh em linh mục, từ giám mục, cha sở, giáo dân, gia đình và bạn hữu. Chắc chắn là chúng ta cần, và tạ ơn Chúa vì những phát triển trong đời sống Giáo Hội trong những năm gần đây đã đem lại sự xác nhận mà các linh mục cần. Tuy nhiên--và tôi không muốn bi thảm hóa--đừng trông mong vào điều đó! Khi điều đó xảy đến, tạ ơn Chúa, nhưng, hãy tin tôi đi, rất nhiều khi bạn không nghe những câu "cám ơn," không nghe ai khen "cha giảng hay quá," hoặc "giáo xứ này thật có phước khi cha về." Và nếu chúng ta lệ thuộc vào những xác nhận ấy, nếu chúng ta trông đợi vào sự ưa thích của quần chúng, tiếng hoan hô, và sự mãn nguyện bên ngoài, hãy coi chừng!

Tôi thường nghe từ các linh mục trẻ--"Cha sở của con không bao giờ nói rằng con làm việc được." "Khi con được nghe từ đức giám mục là khi ngài gửi thư dặn xin tiền lần thứ hai."

Trong một giáo xứ mà tôi đi giúp, cha sở nhờ tôi khởi sự một chương trình giáo lý cho thiếu niên. Ngài khuyến cáo rằng đã nhiều người khởi sự và đã thất bại. Tôi thực sự lo lắng cho một chương trình mà cứ hai tối Chúa Nhật một lần với những đôi vợ chồng trẻ giúp tôi giảng dạy giáo lý, sau đó là ăn pizza hoặc chơi thể thao. Đêm khai mạc có đến năm mươi tám phần trăm giới trẻ hiện diện. Tôi trở về nhà xứ và hồ hởi phúc trình sự thành công cho cha sở, ngài đang xem truyền hình và chỉ nói rằng: "Cha có nhớ tắt đèn trong 'gym' và khóa cửa không?"

Thật sự là các cha sở, các giám mục phải xác nhận công việc chúng ta, nhưng thường thì không. Đức cậy, dĩ nhiên, dạy chúng ta rằng sự xác nhận đích thực, sự xác nhận mà chúng ta khao khát và thực sự trông nhờ vào, chỉ đến từ Thiên Chúa. Nếu đến từ người khác, alleluia! Đừng trông chờ vào đó hay để sự hăng say của bạn tiếp tục lệ thuộc vào đó!

"Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn, ơn cứu độ tôi bởi Người mà đến. Người là núi đá, là ơn cứu độ, là thành lũy chở che, tôi chẳng hề nao núng" (TV 62).

3. Chúng ta bị cám dỗ đặt hy vọng vào nhiều thứ, và chúng bắt đầu tiêu hủy chúng ta. Một số là những điều tốt: chúng ta đặt tin tưởng vào bạn hữu, vào các giám mục, vào Tòa Thánh, vào tiếng tốt của chúng ta, và sự thoả mãn khi thi hành công việc tốt đẹp. Nhưng bạn phải biết, ngày ấy sẽ đến khi ngay cả những đối tượng tốt lành, chính đáng để tin tưởng cũng sẽ bỏ rơi chúng ta; do đó nếu chúng ta đặt hết tin tưởng vào những điều chính đáng ấy, một ngày kia chúng ta sẽ thất vọng.

Có ai buồn hơn là một linh mục đặt hết tin tưởng vào hy vọng được thăng quan tiến chức trong giáo hội nhưng lại kết thúc bằng những cay đắng và phẫn uất?

Nếu bạn biết về cuộc đời Đức Tổng Giám Mục John Ireland, một trong những nhân vật nổi tiếng của lịch sử Công Giáo Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy ngài chấm dứt một sự nghiệp sáng chói trong tuyệt vọng chỉ vì "mũ đỏ" (chức hồng y) không bao giờ đến.

Ngay cả các bạn hữu chúng ta cũng sẽ bị thuyên chuyển, hay lạc hướng, hay bỏ rơi chúng ta... chúng ta yêu thương họ và cần đến họ, nhưng chúng ta không thể đặt hy vọng nơi họ.

Trong cuộc đời linh mục, chúng ta không thể hy vọng được lương cao, được đức giám mục hậu đãi, được bài sai chỗ tốt, được đề bạt trong giáo hội, được mọi người hoan hô. Nếu có, chúng ta chấp nhận chúng với sự lãnh đạm, biết ơn theo kiểu của Thánh Y Nhã, nhưng chúng ta cũng có thể sống mà không có những thứ đó, vì "chúng ta không đặt hy vọng nơi các hoàng tử."

Tôi nói với các chủng sinh năm thứ nhất của North American College khi họ đến đây ngày đầu tiên, "Các bạn vừa từ bỏ gia đình, bạn hữu, sự an toàn, những dự đoán... Mọi sự đều thay đổi ngoại trừ một điều--đức tin của bạn và sự tương giao với Chúa Giêsu Kitô: Người không thay đổi dù hôm qua, hôm nay hay ngày mai! Và có lẽ việc học hỏi đích thực ở đây ngay tại Rôma, xa cách mọi thứ quen thuộc và xác thực, là để dạy chúng ta rằng Người, và chỉ có Người, là nguồn hy vọng đích thực của chúng ta--trông mong vào bất cứ gì hay bất cứ ai khác trong cuộc đời này sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng."

"Đừng đặt tin tưởng vào quyền lực, hay hy vọng hão huyền vào địa vị. Đừng để tâm đến người giầu sang, ngay cả khi họ đang thịnh vượng" (TV 62).

4. Một đức tính quan trọng phát sinh từ đức cậy, và đó là sự bền chí. "Hãy trung thành... luôn luôn trung thành!" Tôi nhớ Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói với lớp chúng tôi trong buổi lễ truyền chức sáu, "Khi một người chấp nhận đời sống linh mục, sự chấp nhận đó thì mãi mãi!" Để giữ được điều đó, không bị nhạt nhẽo, để tiếp tục chiến đấu can trường, để vẫn trung thành, để luôn bền chí, ngay cả khi hồ nghi, hoang mang, chán nản--tất cả là từ đức cậy.

"Xin Thiên Chúa là Đấng đã khởi sự công việc tốt lành nơi bạn, giờ đây sẽ hoàn tất điều ấy cách tuyệt hảo!" Giáo Hội đã cầu xin như thế trong ngày phong chức, và chúng ta hy vọng rằng lời cầu nguyện ấy được nhận lời hàng ngày trong đời sống linh mục chúng ta. Nguyên tắc cổ điển là Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải làm việc gì đó mà không ban những ơn cần thiết để hoàn thành việc ấy. Điều đó đem lại hy vọng; điều đó khích động chúng ta kiên trì trong ơn gọi linh mục.

5. Đức cậy thì đặc biệt cần thiết trong lời nguyện của chúng ta. Sự kiên nhẫn, bền bỉ, kiên trì mà Thầy căn dặn chúng ta, những điều đó là nhờ ở sự cầu nguyện hiệu quả được phát sinh từ đức cậy. Lỗi lầm lớn nhất mà chúng ta có thể phạm khi chúng ta gặp khó khăn trong việc cầu nguyện là bỏ cuộc, mất đức cậy. Đừng từ chối rằng cũng có khi sự cầu nguyện thì chán chường, không hữu ích, nhạt nhẽo, nhiều chia trí, và khô khan. Đây là những khi cần đến đức cậy:

  • để tin rằng Chúa đang lắng nghe ngay khi không thấy sự trả lời;
  • để hy vọng Người ở đó khi dường như Người bỏ rơi chúng ta;
  • để tin tưởng rằng các nỗ lực của chúng ta khi cầu nguyện đang sinh hoa trái dù các dấu hiệu thành công không thấy ở đó;
  • để hy vọng rằng "phí thời giờ với Chúa"--như Merton định nghĩa sự cầu nguyện--thì thực sự có kết quả hơn là thi hành các công việc thực tiễn.

Hãy nhớ đến Thánh Gioan Thánh Giá. Ngài có thói quen ghi lại những gì xảy ra trong sự cầu nguyện hàng ngày. Trong một giai đoạn dài của cuộc đời, có lẽ giai đoạn "đêm tối của một linh hồn," ngài ghi nhận một chữ: nada. Không có gì cả! Điều gì xảy ra trong lời cầu nguyện của tôi hôm nay? Nada! Không chỉ một ngày, mà nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, nada! Nhưng ngài giữ hy vọng, tin tưởng rằng điều gì đó sẽ xảy ra. Và chúng ta, dĩ nhiên, biết "câu chuyện kết thúc thế nào," ngài được coi là một trong rất ít người thực sự đạt được tầm mức của sự cầu nguyện thần bí.

Đồng thời, đức cậy giúp chúng ta chiến đấu với tội lỗi. Tất cả những gì có khuynh hướng xấu, chúng ta chống trả--thiếu kiên nhẫn, ngồi lê đôi mách, lười biếng, không trong sạch, nóng nẩy, thiên kiến, lời nói nham hiểm, bất cứ gì--chúng ta đạt được chút tiến bộ rồi lại thất bại, và có những lúc bị cám dỗ tuyệt vọng muốn từ bỏ hành trình tiến đến sự tuyệt hảo. Đừng bao giờ! Một cha giải tội khôn ngoan từng nói với tôi, "Sau cùng, điều đáng kể không phải là bao nhiêu lần chúng ta thành công hay thất bại, nhưng là chúng ta khởi sự thế nào sao khi thất bại." Điều đó cần đến đức cậy! Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen nhắc nhở chúng ta rằng trong đời sống tâm linh không có đồng bằng, mà chỉ có đồi núi và thung lũng, và chìa khóa để thăng tiến trong việc nên thánh là đừng mất hy vọng khi ở thung lũng.

6. Trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô, chúng ta đọc, "Hãy luôn sẵn sàng để giải thích cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng nơi anh chị em" (1 Phêrô 3:15).

Bạn thấy không, một đức cậy sống động thì hay lây và sẽ thu hút người khác. Kết quả của nó là bình thản, hân hoan, điềm tĩnh, hóm hỉnh, không bị lo lâu--và những đặc tính này rất lôi cuốn người khác. Như thế, dân chúng được thu hút đến Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người qua các linh mục đầy hy vọng. Nhưng đó không phải là loại lạc quan tếu, nông cạn, hồ hởi bên ngoài. Đó là một sự tín thác có thật, kiên quyết nơi Thiên Chúa dựa trên một đức tin sâu đậm, phát sinh từ cảm nghiệm, và được hỗ trợ bởi lý lẽ.

Đó là lý do mà Giáo Hội mong đợi bạn hiểu biết sâu xa về thần học, để bạn có thể, như Thánh Phêrô đã nói, "giải thích lý do cho niềm hy vọng của bạn."

Không vì thế mà chúng ta "phải biết tất cả." Dân chúng không mong đợi câu trả lời của chúng ta, mà chỉ muốn một đảm bảo là thực sự có câu trả lời, một lý lẽ mà ngày nào đó, một chỗ nào đó câu trả lời ấy sẽ tỏ hiện, ngay cả bây giờ còn giấu kín. Điều đó đem cho họ niềm hy vọng.

Tôi nhớ có lần tham dự tang lễ của một em bé mới một tuổi chết bất thình lình vì cảm cúm thường, em là con của hai người rất tích cực hoạt động và họ phải vất vả trên sáu năm thì mới mang thai em. Nhà thờ đầy chật người, các cha mẹ đều mủi lòng. Cha sở cũng xúc động đến độ phải mất một thời gian lâu sau Phúc Âm thì ngài mới giảng được, và sau cùng ngài nói, "Nếu tất cả quý ông bà anh chị em nghĩ rằng tôi sẽ giải thích lý do tại sao em từ trần, thì quý ông bà sẽ thất vọng. Thực sự tôi cũng không hiểu tại sao em chết. Ngay cả với niềm trông cậy nơi Thiên Chúa, điều đó dường như không có ý nghĩa lắm. Nhưng nếu không có sự trông cậy đó, cái chết của em thật sự vô nghĩa."

Cha mẹ em cho tôi biết, đó là những lời mang lại cho họ nhiều ý nghĩa nhất trong thời gian tăm tối.

"Kinh Tin Kính đẹp nhất là khi chúng ta tuyên xưng vào lúc tăm tối," Cha Padre Piô đã nói như thế.

7. Thiên đàng là nơi mà mọi hy vọng của chúng ta sẽ được no thoả, và chúng ta không bao giờ sợ hãi để nói về thiên đàng.

Khi tôi sống ở Hoa Thịnh Đốn, tôi thường đến giúp trung tâm "Gift of Peace" do các nữ tu dòng Bác ái Truyền Giáo trông coi những người đang chết vì bệnh AIDS. Thỉnh thoảng tôi rửa tội, xức dầu, cầu nguyện hay giải tội cho những người sắp chết. Các chị thì luôn luôn phấn khởi kể cho tôi biết khi có người từ trần mà họ đã tuyên xưng đức tin, ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ, vì các chị tin tưởng là họ sẽ lên thiên đàng. "Lý do tại sao chúng con thi hành công việc này," một chị giải thích rằng, "là để đưa các linh hồn lên thiên đàng."

Phải, họ lau chùi những người sắp chết trong tuyệt vọng, băng bó các vết thương của họ, thay tã cho họ, đút cho họ ăn, và chăm sóc những người mà không ai muốn để ý. Nhưng động lực của họ là giúp các linh hồn lên thiên đàng.

Chúng ta bối rối khi nói với dân chúng về thiên đàng, có lẽ chúng ta sợ người ta cho rằng chúng ta quá đạo đức, quá ở thế giới bên kia, hay không lo lắng gì đến những vấn đề đời này. Nhưng đôi khi gánh nặng cuộc đời này có thể nghiền nát dân chúng đến độ họ khao khát muốn nghe ai đó nói về một nơi chốn "mà mọi nước mắt sẽ được lau khô," và, nếu linh mục chúng ta không nói hay không thể thi hành điều đó, thì còn ai nữa?

Như chúng ta cầu xin trong bài tụng ca "Benedictus" trong ngày lễ kính Thánh Agnes: "Điều tôi mong ước, giờ tôi đã thấy; điều tôi hy vọng, giờ tôi đã được; nơi thiên đàng tôi được liên kết với Người mà nơi trần thế tôi hằng yêu mến với tất cả tâm hồn."

"Chúng ta không dám thốt nên lời cầu nguyện hay đem một lối thoát cho sự đau khổ của chúng ta! Điều gì đó đã chết trong mỗi người chúng ta, và điều đã chết đó là Hy Vọng," Oscar Wilde đã viết như thế, và dường như điều này mô tả đặc điểm của chúng ta ngày nay. Người Công Giáo nhìn đến các linh mục như những con người đầy hy vọng để hướng dẫn họ, theo như lời của Đức Thánh Cha, "đi qua ngưỡng cửa hy vọng."

Tôi nhớ có theo dõi cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y Law trên truyền hình ở bên ngoài Tòa Bạch ốc mà ngài vừa mới gặp Tổng Thống Bush nhằm ngăn cản một cuộc chiến có thể xảy ra với Iraq, một đặc phái viên hỏi: "Thưa Hồng Y, ngài có mất hy vọng không?"

Đức hồng y trả lời: "Tôi đang trong công tác hy vọng!"

Phải, chúng ta "đang trong công tác hy vọng." Chúng ta là những người mà, trong con thuyền sắp sửa chìm giữa cơn phong ba, vẫn tiếp tục tiến bước dù Chúa Giêsu dường như đang ngủ.

Chúng ta hãy cầu nguyện:

Lạy Thiên Chúa, tin tưởng vào lời hứa vô cùng của Ngài, con hy vọng sẽ được tha thứ mọi tội lỗi, được ơn sủng của Ngài trợ giúp, và được sự sống đời đời qua công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, là Chúa và là Đấng Cứu Độ của con. Amen.

Một số hình ảnh:

Cha Mt Văn gợi ý cầu nguyện về Đức Cậy

Cha Trưởng Ban Qưới Chức

Cha Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình

Cha Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ

Cha Trưởng Ban Giáo Lý

Cha Trưởng Ban Bác Ái Xã Hội

Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc

Cha Trưởng Ban Văn Hóa

Đức cha Tôma tóm kết mục vụ

1236    29-11-2012 21:09:17