Vẻ đẹp của sự không thể hiểu nổi
Thiên Chúa, sự dữ và những giới hạn của thần học (God, Evil and the Limits of Theology), bài điểm sách quyển sách đầy thách thức mới đây của tác giả Karen Kilby
Tượng Julian, Norwich tại Nhà thờ Thiên Chúa Ba ngôi không phân chia (Wikimedia Commons)
Karen Kilby là nhà báo đóng góp không thường xuyên cho trang Commonweal, bà là giáo sư thần học công giáo Đại học Durham. Là người gốc Mỹ nhưng bà sống và dạy học ở Anh. Bà theo học chuyên ngành toán và nghiên cứu tôn giáo khi học ở đại học Yale, nước Mỹ và có bằng tiến sĩ ở đây.
Khi còn là sinh viên tốt nghiệp, bà đã làm việc với nhà học thuật George Lindbeck, giáo phái Luther, tác giả quyển sách có ảnh hưởng Bản chất của Giáo điều: Tôn giáo và Thần học trong Thời đại Hậu tự do (The Nature of Doctrine: Religion and Theology in a Postliberal Age) và với bà Kathryn Tanner, tác giả quyển sách Chúa Kitô, Chìa khóa, (Christ the Key).
Bà Kilby cũng là tác giả quyển sách Karl Rahner: Giới thiệu ngắn gọn và Balthasar: Giới thiệu quan trọng (Rất), (Karl Rahner: A Brief Introduction et Balthasar: A (Very) Critical Introduction). Cả hai đều là hạng nhất.
Tôi là nhà báo, không phải là thần học gia, nhưng tôi đọc thần học hàn lâm và ngày xưa đã từng biên tập để độc giả bình dân có thể đọc được. Tôi nghĩ những bài viết hay về thần học như của bà Kilby, giúp kích thích khả năng đọc cũng như tư duy nhạy bén hơn về một loạt các câu hỏi không liên quan đến thần học.
Quyển sách mới của bà Thiên Chúa, sự dữ và những giới hạn của thần học (God, Evil and the Limits of Theology) là một tuyển tập các bài khảo luận được xuất bản lần đầu trên các tạp chí thần học, vừa thách thức, vừa bổ ích.
Kilby thảo luận các vấn đề thần học trừu tượng một cách rõ ràng và với một thông minh khiêm tốn.
Đây là một thần học ca tụng “vẻ đẹp sâu đậm ẩn chứa trong tác phẩm của Karl Rahner”, nhưng thẳng thắn với “những tác phẩm đôi khi như tra tấn” của ông. Bà chứng minh một cách thuyết phục, rằng Hans Urs von Balthasar giống nhà thần thoại hơn là những người bảo vệ bảo thủ của ông chịu chấp nhận.
Một cách tươi mới, bà cũng là một tín hữu nhận biết một “lý tưởng đẹp đẽ, trật tự” của chân lý và đời sống người tín hữu kitô cần “suy nghĩ về buồn chán, về những xung đột, những bất cập, những quy tắc bình thường đánh dấu rất nhiều trên kinh nghiệm của hầu hết tín hữu kitô, là tín hữu kitô ở trong cộng đồng với các tín hữu kitô khác.
Chào mừng thánh lễ chúa nhật.
Vấn đề mà tác giả Kilby đề cập trong quyển sách mới của bà là một trong những nghịch lý trọng tâm của thần học: “Làm thế nào để dấn thân trong một phương thức điều tra – một cuộc điều tra bao gồm lập luận, bất đồng và tranh luận – và nếu người ta đoán trước rằng ‘sự việc’ đang được thảo luận và phải giữ bí ẩn, vượt quá sự hiểu biết thì sao?” Để làm sáng tỏ bí ẩn này, bà Kilby đã có các bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi, cho các câu hỏi hóc búa về biện thần và ý nghĩa của đau khổ và sự dữ (hoặc sự vắng mặt của nó), và về mối quan hệ có thể bổ sung giữa “toán học thuần túy” và thần học.
Đây đôi khi là vấn đề khó, nhưng bà dẫn dắt người đọc bình dân thông qua lớp lý thuyết (bao gồm tính vô cực của các số nguyên tố và định lý về tính không đầy đủ của Godel) với một bàn tay nhẹ nhàng và vững vàng.
Đặc biệt nổi bật là cuộc thảo luận của bà Kilby về cách chúng ta có thể nghĩ về đau khổ và mất mát, khi tìm cách khôi phục lại sự hiểu biết theo truyền thống kitô giáo về sự dữ như một sự vô hiệu – như một vắng mặt của điều tốt chứ không phải là một thực tại bản thể của chính nó.
Cách đây ít lâu, tôi đã viết một bài cho trang Commonweal về Jean Donovan, một trong những phụ nữ truyền giáo bị một biệt đội tử thần Salvador hãm hiếp và giết chết năm 1980 (khi đó bà chỉ mới 27 tuổi). Thật ra tôi học trung học cùng với Donovan, nhưng tôi chỉ biết chuyện này hàng chục năm sau cái chết của bà. Lòng dũng cảm và sỉ nhục của bà thật đáng phục, việc giết người tàn bạo và phi lý này làm chúng ta phải đặt tất cả những câu hỏi quen thuộc về việc làm thế nào và tại sao một Thiên Chúa yêu thương và toàn năng có thể tạo ra một thế giới trong đó cái ác và đau khổ được phát triển.
Bà Kilby viết, rất nhiều tác giả biện thần công giáo đã cố gắng mang một ý nghĩa đến cho những đau khổ này, họ nhấn mạnh tầm quan trọng đau khổ của Chúa Kitô trên thập giá. Bà viết: “Có vẻ như khó để cưỡng lại kết luận, một tín hữu kitô phải tôn kính điều gì đó trong mất mát và cái chết – rằng những điều này là một cái gì tốt”.
Khi suy ngẫm về các tác phẩm của nhà thần nghiệm người Anh Julian of Norwich, bà Kilby gợi ý, cách tốt hơn để nghĩ về đau khổ và cái chết là loại ra ngoài ý tưởng cho rằng có một số “giá trị tối hậu của sự dữ được nhận thức một cách bí ẩn trong đau khổ và mất mát.”
Tác giả không nói chúng ta có thể thờ ơ với nỗi đau của người khác. Thay vào đó, bà cố gắng mang một ý nghĩa đến cho đức tin của nhà thần nghiệm Julian, rằng đau khổ của chúng ta dù sao cũng “giới hạn bởi thời gian” và trong thời gian tốt lành của Chúa “rồi tất cả sẽ tốt, và tất cả sẽ tốt, và tất cả mọi sự sẽ tốt đẹp”.
Là tín hữu kitô, sự hiểu biết và kiến thức của chúng ta bị thu ngắn.
Bà viết: “Mong muốn có một lời giải thích, vừa mang lại ý nghĩa cho tình yêu và đau khổ không đơn giản được đáp ứng. Đời sống đức tin là một đời sống với căng thẳng mà trước ngày cuối cùng, kể cả nhà thần nghiệm Julian, kể cả độc giả của bà, cũng không thể giải quyết được.”
Một trong những khía cạnh khó giải thích nhất trong quyết định của nhà truyền giáo Jean Donovan khi bà trở lại El Salvador mà theo nhiều bạn của bà dường như bà không quan tâm đến cái chết. Quyết định của bà trông có vẻ phi lý, thiếu chín chắn hoặc khó hiểu đối với những người van xin bà đừng trở lại nơi mà các nhà nhà truyền giáo đã bị giết chết.
Bà Kilby đưa ra một cách hiểu khác, mà thoạt nhìn thì giống như vòng ôm liều lĩnh với đau khổ. Những vụ tử đạo như vậy có làm chứng cho sự thật, mà trong truyền thống vắng mặt điều tốt, privatio boni, của thần học kitô giáo, vốn không cho sự dữ và tội lỗi một ý nghĩa nào sao?
Bà viết: “Ở mức độ hành động đã chọn, sống cuộc sống dấn thân, chúng ta thực sự có một sự thờ ơ tối thượng, theo nghĩa là hành động được thực hiện chính xác như thể không có mối đe dọa về đau khổ hoặc mất mát.”
Suy nghĩ như thế về hành động của bà Jean Donovan không phải là điều dễ dàng nếu chúng ta khăng khăng hóa giải các định nghĩa mệnh đề về sự toàn năng tuyệt đối của Chúa với sự hiện hữu của sự dữ, nhưng điều này giúp mang lại một ý nghĩa tạo nên một sự xúc động mạnh mẽ về sự hy sinh của Chúa Kitô trên thập giá và chứng từ của những tín hữu kitô như bà Donovan.
Trong bài thảo luận về Chúa Ba Ngôi, bà Kilby cảnh báo về những nỗ lực của một số nhà thần học nhằm tìm kiếm trong công thức ba ngôi-trong-một của Chúa Ba Ngôi một mô hình xã hội hoặc chính trị về cách người tín hữu kitô nên hành động như thế nào với người khác. Kiểu “phóng chiếu” này có nguy cơ làm thuần hóa huyền nhiệm và sự không thể biết đến tối hậu về Chúa. Bà Kilby gợi ý: “Đó là một sai lầm khi cho rằng thần học Ba Ngôi có một lợi ích quá thực tế, về mặt chính trị xã hội hay một loại khác: thật sai lầm khi khăng khăng cho rằng giáo điều về Chúa Ba Ngôi phải được biện minh theo một cách hoặc một chức năng nào đó”.
Dĩ nhiên Chúa Ba Ngôi nói cho chúng ta biết một cái gì đó quan trọng về cách nói với và nói về Chúa. Bà Kiby viết, nhưng giáo điều nên được hiểu là “ngữ pháp, là quy tắc, hoặc có lẽ là một tập hợp các quy tắc để biết cách đọc các câu chuyện trong Kinh thánh, cách nói về một số nhân vật mà chúng ta gặp trong những câu chuyện này, làm thế nào để nói về kinh nghiệm cầu nguyện, cách triển khai ‘vốn từ vựng’ của kitô giáo một cách thích hợp.”
Tiểu luận kết luận của quyển sách “Nét đẹp và sự bí ẩn trong Toán học và Thần học,” là một điều mở mang tầm mắt cho những ai nghĩ rằng toán học chỉ là các phép tính, đo lường, thao tác và những kiểm soát chính xác.
Bà Kilby giải thích, lĩnh vực toán học “thuần túy” không mô tả thế giới tự nhiên, cũng không phải là ứng dụng thực tế đối với kỹ sư hay nhà khoa học. Đó là “nét đẹp”.
Theo nghĩa này – và trong việc khám phá khái niệm không nắm bắt được của vô tận – thì toán học tương tự như công việc của các nhà thần học, cũng cần được đánh giá cao vì nét đẹp của nó. Giống như Thiên Chúa, Đấng mạc khải nhưng vẫn ẩn giấu, toán học thuần túy không thể đưa ra một câu trả lời tối hậu nào.
Bà Kilby viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của một số điều hay nhất của toán học thuần túy – một thứ làm cho nó trở nên đẹp – là cách nó đối đầu với những gì vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta, cách nó mở ra cho chúng ta những điều vượt quá khả năng hiểu biết của chúng ta.”
Toán học thuần túy cho phép các nhà thực hành mô tả ngày càng rõ ràng và đẹp hơn những gì cuối cùng không thể tính được và không thể biết được về bản chất của các con số và vì thế đó là thực tế.
Về điểm này, tôi tin lời bà.
Tìm kiếm sự rõ ràng hơn, được hướng dẫn bởi lòng khiêm nhượng và ý thức kính sợ, cũng chính là cách hiểu thần học của Kibly. Nó là một phiên bản đầy lôi cuốn, một cái nhìn không quy phục sự dè dặt của thần học bí ngôn lẫn chủ nghĩa chính thống tự mãn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
381 09-05-2021