02Thứ Ba Tuần II Mùa Chay
– Các bài đọc Lời Chúa: Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12.
ĐỪNG GIẢ HÌNH
Với cái nhìn của Chúa Giêsu, các luật sĩ và những người Pha-ri-sêu là những người chỉ sống theo vẻ bề ngoài: bề ngoài trên môi miệng, bề ngoài với việc làm, và bề ngoài trong tương quan với người khác. Ngang qua việc vạch rõ lối sống cụ thể của một nhóm người, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại chính bản thân mình, để nhận ra rằng, sống theo vẻ bề ngoài ở trong mọi lãnh vực, ở mọi nơi và ở mọi cấp độ, là một căn bệnh phổ biến và nan y của mọi người, trong đó có chính bản thân chúng ta.
Chúa Giêsu rất “nhạy cảm” với căn bệnh sống theo vẻ bề ngoài và đã nhiều lần nhắc nhở các môn đệ; và hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại tiếp tục cảnh báo “các môn đệ” và cả đám đông nữa về căn bệnh này ngang qua những con người cụ thể là luật sĩ và Pha-ri-sêu.
Thay vì phô trương, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hành các việc đạo đức một cách kín đáo. Không phải để thi thố sự khiêm nhường, nhưng để trở nên giống Cha của mình là Thiên Chúa, Đấng hiện diện nơi kín đáo và hành động một cách kín đáo. Trong những lời chúng ta vừa trích dẫn, Chúa Giêsu dùng tới sáu lần từ “kín đáo”, trong đó năm lần được dùng để nói về Thiên Chúa Cha: Cha của anh hiện diện nơi kín đáo; Cha của anh thấy trong kín đáo. Như thế, Thiên Chúa, Cha của Chúa Giêsu, là “Đấng kín đáo” và Ngài mời gọi chúng ta cũng trở nên “những người con kín đáo” như Cha của mình.
Và chúng ta cứ nghiệm lại mà xem: Thiên Chúa hiện diện và hành động kín đáo biết bao trong sáng tạo, trong lịch sử loài người, nơi cuộc đời chúng ta và nhất là nơi Thập Giá của Chúa Giêsu. Chúng ta phải có ngũ quan biết chiêm ngắm, mới có thể nhận ra Thiên Chúa hiện diện, lên tiếng và hành động.
Chúa Giêsu không chỉ chữa bệnh vẻ bề ngoài của loài người chúng ta bằng lời nói, nhưng bằng chính cách sống nữa; như Ngài nói về mình: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng sự sống của mình”. Và phương thuốc tận cùng của Ngài là Thập Giá, nơi đó, vẻ bề ngoài của Ngài không còn là gì nữa: thân xác, danh dự, sự nghiệp, sự sống… Nhưng chính lúc đó Căn Tính đích thật của Ngài lại rạng ngời nhất. Như con rắn đồng xưa, ai nhìn lên Đấng bị đâm thâu, thì sẽ được chữa lành (Ds 21, 4-9; Ga 3, 14-15).
Ta thấy, Lời Chúa Giêsu không phải chỉ lên án những thái độ, hành động, cử chỉ, tâm tính của người Pha-ri-sêu, mà còn là “Lời Hằng Sống” , bởi vì Lời Chúa không bị giới hạn theo không gian và thời gian, mà là Lời Chân Lý.
Tâm tính “pharisieu” không chỉ ở những người Biệt Phái, mà là ở con người nhân thế mọi thời đại. Kể cả người nghèo và người giàu, người lao động bình dân hay tri thức. Trong cá tính con người đều có tính “Biệt phái”, dù là Quốc Gia nào, dân tộc nào, chúng ta đừng tường chỉ có dân tộc Do Thái. Ngay cả người Kitô Hữu ngày nay vẫn có “tâm tính Pha-ri-sêu”.
Ta thấy rằng căn tính Kitô chỉ là một danh xưng mà không được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi sinh hoạt tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ, khi lòng đạo đức được thúc đẩy bởi khoe khoang, tự phụ, khi cuộc sống đạo không là lối sống về niềm tin, mà là trở ngại cho nhiều người đến với Chúa và Giáo Hội, phải chăng đó không là một cuộc sống giả hình?
Ví vậy, người bước theo Đức Kitô- Giêsu là người phải tự hạ, nghĩa là “loai bỏ” tâm tính Pha-ri-sêu"ra khỏi tính cánh của chúng ta. Như thế, chúng ta mời bước theo Đức Kitô trên mọi nẻo đường đời.
Phần thứ hai : Khiêm tốn tự hạ Thánh Martin de Poress, là vị thánh khiêm nhường, bởi vì câu Lời Chúa (Mt 23, 12) là câu Lời Cháu, mà thánh nhân đã sống triệt để. “Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên. Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống “.
Thánh Vịnh 130 là đoạn Thánh Vịnh ngắn nhất, nhưng nói về sự khiêm nhường cách đầy đủ nhất.
Vâng, tất cả mọi hình thức đều qua đi, nghĩa là đều giả trá, chỉ duy có một mình Thiên Chúa mới tựa “núi đá” vững bền cho chúng ta tựa nương.
Tin Mừng hôm nay, (Mt 23, 1 -12) Chúa Giêsu cho chúng ta chân lý đó.
Theo đó, Lời Chúa hôm nay có thể có hai ý chính:
Thứ nhất : Chúa Giêsu lên án những người biệt phái Pha-ri-sêu (câu 2 – 7)
Thứ hai : Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng theo cách giả hình của họ. ( câu 8 -12)
Chúng ta thấy, phần thứ nhất và phần thứ hai “tương phản” nhau rõ rệt, phần thứ nhất, Chúa Giêsu chỉ rõ những hành vi “tự đắc” của những “ráp-bi” Do Thái, họ thích khoe khoang, và mang tính cao ngạo, đức tính nầy hình như không chỉ riêng những” ráp -bi” Do Thái, mà dường như là nhân tính phàm nhân khi hấp thụ một “dạo đức” xã hội. Từ đó, chúng ta thấy con người nhân thế khi có của, có tiền, có địa vị xã hội, hoặc học thức thường xem thường đồng loại của mình.
Tin Mừng hôm nay không phải là một bản án trút xuống một vài thành phần nào đó trong Giáo Hội, mà phải là một lời mời gọi sám hối cho mọi người. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ kết án thái độ giả hình của những biệt phái, mà còn kêu gọi mọi người hãy đề phòng thái độ giả hình ấy. Giả hình là căn bệnh chung của tất cả những ai mang danh Kitô. Thật thế, nếu giả hình là tách biệt giữa niềm tin và cuộc sống, thì có ai trong chúng ta dám tự phụ mình không rơi vào một thái độ như thế? Giả hình vẫn là cơn cám dỗ cơ bản và triền miên trong cuộc sống người Kitô hữu.